Điện Kremlin tuyên bố cứng rắn sau khi có tin Ukraine đã nhận lô F-16 đầu tiên
Điện Kremlin cho biết các lực lượng của Liên bang Nga đã sẵn sàng bắn những chiếc máy bay chiến phản lực F-16 đầu tiên của Ukraine và đây không phải là “thuốc chữa bách bệnh” cho Kiev.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Theo hãng tin Reuters, ngày 31/7, các quan chức Litva và Mỹ xác nhận rằng Ukraine đã nhận được lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên mà nước này mong đợi từ lâu và những chiếc F-16 này được trang bị pháo 20mm, có thể mang bom, rocket và tên lửa.
Phản ứng trước thông tin trên, trong phát biểu đưa ra ngày 1/8, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng các lực lượng của Liên bang Nga sẽ bắn hạ và phá huỷ những chiếc F-16 mà Ukraine nhận được, khiến số lượng của chúng giảm dần.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, những nguồn cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine “sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của các sự kiện trên chiến trường”.
Ông Peskov nói thêm: “Nếu tôi không nhầm thì phần thưởng tài chính (cho việc bắn hạ máy bay chiến đấu F-16) đã được đề xuất. Đó là điều đầu tiên. Điều thứ hai là không có viên thuốc kỳ diệu hay viên đạn bạc nào cả”.
Video đang HOT
Tới nay, Ukraine vẫn chưa bình luận về việc nước này nhận được lô máy máy chiến đấu F-16 đầu tiên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine, Diana Davityan, cũng từ chối bình luận về vấn đề phi công lái F-16 khi được hãng tin Bloomberg liên hệ.
Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Kiev sẽ cần ít nhất 128 chiếc F-16 để tạo sự khác biệt trên bầu trời, vì Không quân Nga vượt trội hơn rất nhiều so với Không quân của Ukraine.
Liên quan tới việc Ukraine nhận được lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên, hãng Bloomberg dẫn các nguồn tin cho biết, những chiếc máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất và các thành viên NATO cung cấp đã đến Ukraine.
Bloomberg cũng dẫn các nguồn tin nói rằng không rõ liệu các phi công Ukraine được phương Tây huấn luyện lái máy bay F-16 có thể sử dụng lô máy bay này ngay lập tức hay không hay quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Theo các nguồn tin được Bloomberg trích dẫn, thời hạn giao hàng ấn định vào cuối tháng 7 “đã được tôn trọng”. Đầu tháng 7, chính phủ sắp mãn nhiệm ở Hà Lan cho biết mọi công tác chuẩn bị cho việc giao F-16 đã hoàn tất và việc chuyển giao sẽ diễn ra “sớm”. Hôm 10/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cho biết lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Ukraine vào mùa hè.
Binh sĩ Không quân Mỹ trang bị vũ khí cho máy bay chiến đấu F-16 hồi tháng 3/2011 tại Bagram, Afghanistan. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Về trang bị vũ khí của F-16, tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức cấp cao đưa tin các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cung cấp cho Ukraine sẽ được trang bị tên lửa hiện đại.
Washington sẽ cung cấp cho Kiev tên lửa HARM, AMRAAM và Sidewinder, cùng với các bộ dẫn đường. Tất cả những trang thiết bị này đang được quân đội Mỹ sử dụng.
“Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ có thể cung cấp tất cả các loại vũ khí đó, ít nhất là khối lượng quan trọng mà họ cần”, một quan chức cấp cao giấu tên nói với tờ Wall Street Journal hôm 30/7.
Ukraine thừa nhận thách thức khi vận hành chiến đấu cơ F-16
Không quân Ukraine thừa nhận sẽ gặp khó khăn trong việc vận hành cả máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu thời Liên Xô.
Máy bay chiến đấu F-16 của Đan Mạch tại Căn cứ Không quân Fighter Wing Skrydstrup gần Vojens, Đan Mạch tháng 5/2023. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc bảo trì và vận hành các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến giao cho nước này vào cuối năm nay.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia ngày 13/1, ông Yury Ignat cho biết ông đảm bảo cuối cùng Kiev sẽ chuyển hoàn toàn từ các phương tiện thời Liên Xô sang máy bay chiến đấu của phương Tây, bao gồm F-16 của Mỹ và Gripen của Thụy Điển. Trước đó, Stockholm thông báo nước này có thể giao máy bay cho Ukraine nhưng trước tiên phải được NATO thông qua.
Tuy nhiên, cho đến khi quân đội Ukraine chuyển sang sử dụng máy bay mới, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng do cơ sở hạ tầng cho máy bay NATO phải được chuẩn hóa.
"Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có 4 loại máy bay thời Liên Xô. Chúng tôi muốn tiếp nhận thêm những chiếc F-16 và các loại máy bay khác của phương Tây. Việc bảo trì và vận hành các loại máy bay khác nhau sẽ vô cùng khó khăn", người phát ngôn Ignat lý giải.
Các nước phương Tây đã tuyên bố thành lập một liên minh để giúp Ukraine mua máy bay chiến đấu F-16 và đào tạo phi công lái những máy bay chiến đấu tiên tiến đó vào năm ngoái. Các quan chức Kiev dự kiến đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2024. Hà Lan và Đan Mạch là hai nước dẫn đầu nỗ lực này, cam kết sẽ chuyển giao 61 chiếc.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng, báo Berlingske của Đan Mạch đưa tin việc bàn giao F-16 của Copenhagen sẽ bị trì hoãn tới 6 tháng. Vào thời điểm đó, ông Ignat kêu gọi công chúng tin tưởng vào các tuyên bố chính thức, phớt lờ những tin đồn trên phương tiện truyền thông.
Nhiều lần lên án các đợt bàn giao vũ khí của phương Tây tới Ukraine, Nga cảnh báo việc cung cấp F-16 sẽ không giúp Kiev thay đổi tình hình ở tiền tuyến, đồng thời tuyên bố sẽ tiêu diệt F-16 cùng các thiết bị khác do nước ngoài cung cấp.
Hồi tháng 7/2023, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gọi đợt giao máy bay sắp tới là diễn biến nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh rằng một số sửa đổi của F-16 có thể khiến phương tiện này mang theo vũ khí hạt nhân.
Mỹ viện trợ lớn cho Ukraine, chuyển khí tài hạng nặng củng cố sườn phía Đông của NATO Trong khi tiến hành viện trợ quân sự lớn cho Ukraine, Mỹ cũng thực thi kế hoạch củng cố sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các binh sỹ thuộ lữ đoàn Kara-Dag của quân đội Ukraine. Ảnh Bộ Quốc phòng Ukraine/X Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản...