Điện Kremlin nói trợ lý của Navalny loại bỏ vật chứng
Nga chỉ trích việc trợ lý của Navalny đưa bằng chứng ra nước ngoài và cho biết khả năng điều tra nghi vấn đầu độc rất “hạn chế”.
Các trợ lý của Alexei Navalny ngày 17/9 cho biết các chuyên gia Đức tìm thấy Novichok, một chất độc thần kinh do Liên Xô sản xuất, trong chai nước được lấy từ phòng khách sạn nơi thủ lĩnh đối lập ở trước khi bị bất tỉnh hồi tháng 8. Chai nước được cho là bằng chứng cho thấy Navalny bị đầu độc bằng chất độc hóa học bị cấm.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trong cuộc họp báo hôm nay nói Nga “bị hạn chế” vì Đức chưa chia sẻ các phát hiện mới, đồng thời cáo buộc trợ lý của Navalny đã loại bỏ vật chứng tiềm năng.
“Không may là khả năng mở một cuộc điều tra của chúng tôi khá hạn chế”, Peskov nói. “Cái chai, nếu tồn tại, đã được mang đi đâu đó, tới Đức hoặc một số nơi khác. Những thứ có thể trở thành bằng bằng chứng chứng minh cho vụ đầu độc đã bị đưa ra ngoài. Và câu hỏi khác là tại sao”.
Peskov bày tỏ nghi ngờ về phát hiện của Đức, cho biết không thể mang một cái chai có dấu vết của chất động thần kinh ra khỏi Nga vì không có thời gian để làm điều này do độc tính của Novichok.
Video đang HOT
Chai nước được cho là chứa chất Novichok đầu độc Alexei Navalny. Ảnh: Reuters.
Các trợ lý của Navalny thu chai nước và các vật dụng từ căn phòng sau khi biết tin thủ lãnh đối lập phải nhập viện hôm 20/8. Họ nói rằng giới chức Nga sẽ không quan tâm tới việc tổ chức một cuộc điều tra phù hợp.
Nga bác bỏ “những tuyên bố vô căn cứ” và cho biết các bác sĩ nước này không tìm thấy dấu vết chất độc. Navalny đang được điều trị tại một bệnh viện ở Berlin, Đức. Lãnh đạo đối lập ngày 15/9 cho biết đã tử thở mà không cần hỗ trợ y tế.
lexei Navalny, 44 tuổi, hôn mê khi đang trên chuyến bay từ thành phố Tomsk về Moskva hôm 20/8. Máy bay chở Navalny phải hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk, để lãnh đạo phe đối lập được đưa vào phòng điều trị tích cực. Navalny ngày 22/8 được chuyển sang Đức để điều trị.
Navalny từng bị bỏng vùng mắt hồi năm 2017 vì bị ném chất màu xanh vào mặt ngay bên ngoài văn phòng. Lãnh đạo phe đối lập bị bắt hồi tháng 9/2017 và phải ngồi tù 20 ngày do vi phạm luật về tổ chức các cuộc gặp nơi công cộng.
Navalny tuyên bố tranh cử tổng thống Nga vào tháng 3/2018 và đã tổ chức các sự kiện vận động tại nhiều thành phố để thu hút người ủng hộ. Tuy nhiên, đảng Nước Nga tương lai của Navalny không giành bất cứ ghế nào trong Duma Quốc gia Nga (hạ viện) lẫn chính quyền địa phương.
Nghị viện châu Âu kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ Navalny
Nghị viện châu Âu ngày 17/9 kêu gọi trừng phạt Nga liên quan đến vụ lãnh đạo đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc.
Trong một nghị quyết không ràng buộc, các thành viên của Nghị viện châu Âu cho biết vụ đầu độc Navalny bằng chất độc thần kinh Novichok là một phần trong "nỗ lực có hệ thống" của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm dập tắt phe đối lập.
Nghị viện nhấn mạnh rằng chất độc thần kinh Novichok "chỉ dành cho các tổ chức quân sự và cơ quan mật vụ ở Nga".
Alexei Navalny tại Moskva, Nga, tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
Novichok là chất độc thần kinh mà tình báo Nga từng bị cáo buộc sử dụng để ám sát cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ở Anh hồi năm 2018, song Moskva bác bỏ.
Nghị quyết kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) "lập một danh sách các biện pháp hạn chế, đồng thời tăng cường các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Nga". Nghị viện châu Âu không có quyền khởi xướng những biện pháp này.
Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình.
Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay. Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Nga trong khi đó phủ nhận, cho rằng các cáo buộc đều "vô căn cứ".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay bất kỳ động thái nào nhằm lợi dụng vụ Navalny để áp đặt trừng phạt lên Nga đều là hành động "chống Nga một cách rõ ràng". Bà cho rằng phương Tây thực tế không muốn tìm hiểu sự thật về những gì đã xảy ra với Navalny.
Đức dọa trừng phạt Nga về vụ Navalny Mỹ quan ngại vụ lãnh đạo đối lập Nga nghi bị đầu độc Nhận định trái ngược của cứu thương Nga khi cấp cứu Navalny EU dọa trừng phạt Nga về vụ Navalny
Quan điểm của Áo, một đối tác của dự án Nord Stream 2, về vụ đầu độc Navalny Theo chính quyền Áo, đường ống dẫn khí Nord Stream 2 không thể trở thành con tin trong vụ đầu độc nhà đối lập chính trị người Nga Alexe Navalny. Áo không tính đến khả năng đóng băng dự án này để trừng phạt Điện Kremlin, bất chấp áp lực của Mỹ. Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen (phải) và người đồng...