Điện Kremlin nói lệnh trừng phạt của phương Tây có lợi cho hệ thống tài chính Nga
Điện Kremlin cho rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang giúp hệ thống tài chính của Nga tránh được ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ.
Theo RT, trong ngày 14/3 (giờ địa phương), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nhờ có các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, hệ thống tài chính của Nga đang “miễn nhiễm” với các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ.
“Các biện pháp trừng phạt đã trở thành một sự may mắn. Việc một số ngân hàng của Mỹ đóng cửa gây ra tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính toàn cầu, nhưng không ảnh hưởng tới Nga. Hệ thống ngân hàng của chúng ta có một số mối liên hệ nhất định với hệ thống tài chính quốc tế, nhưng phần lớn đã bị hạn chế bởi phương Tây”, ông Peskov nói.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
Video đang HOT
Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt rất nhiều lệnh trừng phạt lên hệ thống tài chính của Moscow.
Trong năm 2022, 10 ngân hàng lớn nhất của Nga đã bị loại khỏi hệ thống tài chính liên ngân hàng SWIFT – hệ thống chịu trách nhiệm chính cho các giao dịch ngân hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, 9 trong số 10 ngân hàng này cũng bị cấm giao dịch và hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế. Riêng ngân hàng Sberbank ( ngân hàng nhà nước lớn nhất của Nga) bị Washington đình chỉ toàn bộ các khoản thanh toán thông qua hệ thống tài chính của Mỹ.
Theo RT, việc không thể sử dụng SWIFT đã giúp cho hệ thống giao dịch tài chính riêng của Nga (SPFS) phát triển. Bên cạnh việc thay thế cho SWIFT trong các giao dịch trong nước, SPFS đang mở rộng quy mô của mình thông qua việc liên kết với nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn trên thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng sau vụ sụp đổ ngân hàng SVB
Sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB), Tổng thống Joe Biden khuyên người dân và các doanh nghiệp Mỹ nên tiếp tục tin tưởng vào hệ thống tài chính, đồng thời khẳng định những người liên quan đến "mớ hỗn độn" hiện nay sẽ phải chịu trách nhiệm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden
"Người dân Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ có thể tin tưởng rằng tiền gửi ngân hàng của họ vẫn ở đó khi họ cần", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố.
"Tôi cam kết chắc chắn rằng những người chịu trách nhiệm về mớ hỗn độn này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, cũng như tiếp tục nỗ lực tăng cường giám sát và điều chỉnh các ngân hàng lớn hơn để chúng ta không rơi vào tình trạng này một lần nữa", ông Biden nhấn mạnh.
Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ có bài phát biểu trong ngày 13-3, để phác thảo các biện pháp mà chính quyền Mỹ đang thực hiện để củng cổ hệ thống ngân hàng.
Trong một tuyên bố chung, các cơ quan quản lý tài chính Mỹ cho biết những người gửi tiền vào SVB "sẽ có quyền tiếp cận số tiền của họ bắt đầu từ ngày 13-3".
Tuyên bố trên được đưa ra khi Ngân hàng Signature đã bị các cơ quan quản lý đóng cửa vào ngày 12-3. Những người gửi tiền trong ngân hàng này cũng sẽ được hoàn trả đầy đủ, tuyên bố cho biết.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 12-3 cho biết, chính phủ nước này mong muốn tránh những tác động tài chính từ việc đóng cửa SVB và sẽ cân nhắc việc bảo vệ toàn bộ tiền gửi nhưng bác bỏ khả năng cứu trợ ngân hàng này.
Sự sụp đổ của SVB với tài sản trị giá 212 tỷ USD, vốn chủ yếu cho các công ty khởi nghiệp công nghệ vay, đã khiến các nhà đầu tư lo lắng, và làm rung chuyển lĩnh vực công nghệ đang gặp khó khăn với làn sóng sa thải nhân viên chưa từng có.
Tổng thống Mỹ cam kết làm 'mọi thứ cần thiết' cho hệ thống ngân hàng Cổ phiếu ngân hàng trên toàn thế giới đã có một phiên chao đảo ngày 13/3, kể cả khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ hành động để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng Mỹ sau sự sụp đổ bất ngờ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature Bank. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát...