Điện Kremlin nổi giận vì quân đội Mỹ bành trướng ở châu Âu, châu Á
Điện Kremlin thề sẽ đáp trả sự bành trướng quân sự của Mỹ ở châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoygu
Moscow sẽ thực hiện các biện pháp đối xứng để đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (IMF) trong bối cảnh quân đội Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa mới ở châu Âu và châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoygu nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Russia 24 TV channel.
Đồng thời, Đại tướng Shoygu cũng nhấn mạnh thêm rằng Moscow sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Washington về vấn đề tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
“Chúng tôi không chỉ đề nghị, chúng tôi đã mở một số cánh cửa bằng nhiều cách, rồi sau đó mở tiếp những cánh cửa khác. Chúng tôi đã thể hiện sự cởi mở và minh bạch trong tất cả các bước và hành động của mình”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định.
Video đang HOT
Theo ông Shoygu, Mỹ chỉ đơn giản là tìm kiếm một lý do để rút khỏi IMF. Ông cũng cáo buộc Mỹ đã cấp vốn để phát triển các tên lửa mới ngay cả trước khi Washington rút khỏi INF.
Theo Danviet
Úc bác tin cho Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ
Thủ tướng Úc Scott Morrison khẳng định Mỹ chưa từng đề nghị bố trí tên lửa tầm trung tại nước này và ngay cả khi có yêu cầu như vậy, Úc cũng sẽ từ chối.
Thủ tướng Úc Scott Morrison.
"Chúng tôi không được yêu cầu về vấn đề này và cũng không cân nhắc tới. Tôi nghĩ tôi có thể kết thúc vấn đề ở đây", ông Morrison trả lời các phóng viên tại Brisbane, bang Queensland ngày hôm nay (5/8).
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds đã bác bỏ thông tin Mỹ đang triển khai tên lửa tầm trung tại Úc để đối phó Trung Quốc, và cho biết chưa nhận đề nghị nào từ Washington.
Đồn đoán được đưa ra sau cuộc gặp giữa quan chức cấp cao hai nước vào ngày 4/8 tại Sydney, Úc.
Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, ông Mark Esper nói hiện Mỹ có thể tự do triển khai các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500km tại các căn cứ mặt đất. Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tại châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương hoặc tại những khu vực khác nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn xung đột sau khi tham vấn ý kiến của các đồng minh và đối tác.
Trước đó, trong bài trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ trước khi tới Australia, ông Esper tuyên bố Mỹ có ý định triển khai các đầu đạn thông thường tầm trung đến châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không đưa ra địa điểm cụ thể.
Các phát biểu của ông Esper về vấn đề này đã làm dấy lên dư luận đồn đoán có thể Mỹ sẽ đề nghị điều động tên lửa tới Úc.
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà nước này ký với Liên Xô vào ngày 2/8 vừa qua, Mỹ có thể tự do nghiên cứu, phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung tại các căn cứ quân sự của mình ở khắp nơi trên thế giới.
Đáng chú ý, ngày 30/7 vừa qua, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết, Mỹ có kế hoạch chi hơn 200 triệu USD để mở rộng cơ sở hạ tầng căn cứ hải quân Mỹ ở Darwi (Úc), nơi đồn trú của 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ.
Dù bà Payne không nói rõ Mỹ sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng gì nhưng đài ABC mới đây loan tin Washington có kế hoạch xây quân cảng gần thành phố Darwin, thủ phủ của Lãnh thổ phương Bắc.
Nếu Mỹ triển khai các tên lửa đến miền Bắc Australia, các căn cứ quân sự của Trung Quốc nằm ở phía Nam nước này sẽ nằm trong tầm bắn của các tên lửa Mỹ.
Khoảng cách từ Darwin đến Thượng Hải chỉ khoảng 5.000 km, trong khi khoảng cách từ địa điểm này đến các cơ sở quân sự của Trung Quốc bố trí trên các thực thể tranh chấp ở Biển Đông chỉ là 3.000 km.
Minh Đăng
Theo vietnamfinance
Reuters: EU ký với Việt Nam thỏa thuận mang tính bước ngoặt Thỏa thuận đồng ý cắt 99% thuế quan lần đầu tiên được EU ký với một quốc gia đang phát triển ở châu Á, nhanh chóng theo sau bằng thỏa thuận với khối Nam Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) đã ký một thỏa thuận thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Việt Nam, theo Reuters. Đây là lần đầu tiên...