Điện Kremlin ‘nổi cơn thịnh nộ’ với phương Tây, thề đáp trả thích đáng
Điện Kremlin cáo buộc phương Tây hành xử như “những tên cướp” và tuyên bố thế giới “quá rộng lớn” nên Mỹ và châu Âu không thể cô lập một quốc gia lớn như Nga.
Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine ngày 24/2, khiến nước hành phải hứng chịu hàng loạt các biện pháp trừng phạt nặng nề và bị cô lập hơn nữa. Ảnh AP
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 5/3 cho biết phương Tây đã hành xử như “những tên cướp kinh tế” chống lại Nga và Moscow sẽ đáp trả thích đáng.
Ông Peskov không nói rõ Nga sẽ có phản ứng cụ thể thế nào nhưng nhấn mạnh rằng các biện pháp đáp trả sẽ phù hợp với lợi ích của Nga.
Ông cũng nhấn mạnh, Nga không bị cô lập bởi các nỗ lực trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
“Thế giới quá rộng lớn nên châu Âu và Mỹ không thể cô lập một quốc gia, thậm chí còn là một quốc gia lớn như Nga. Còn nhiều quốc gia nữa trên thế giới”, ông Peskov nói.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga thì điều đó sẽ tạo ra một cú sốc đáng kể cho các thị trường năng lượng.
Các chuyên gia trước đó đã cảnh báo, làn sóng trừng phạt toàn cầu đối với Nga sau khi nước này có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc đối với các nhà nhập khẩu ngũ cốc và năng lượng.
Nga là nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu và là nhà cung cấp chính dầu thô, kim loại, gỗ và nhựa.
Nhiều công ty đang ngừng hoạt động tại Nga, bao gồm Apple, Mercedes-Benz, BP, Volkswagen, nhà bán lẻ quần áo H&M và cửa hàng đồ nội thất IKEA.
Teatro Real của Tây Ban Nha, một trong những nhà hát opera lớn của châu Âu xác nhận sẽ hủy bỏ một số buổi biểu diễn sắp tới tại Nga.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt dường như không có tác dụng ngăn chặn các lực lượng Nga khi giao tranh tiếp tục leo thang ở các thành phố phía bắc Ukraine.
Thành phố Mariupol ở phía đông bắc nước này đã phải đối mặt với những ngày “tấn công không ngừng”, khiến người dân bị bỏ lại mà không có điện và nước do tên lửa của Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng.
Hiện thành phố vẫn nằm trong tay Ukraine, nhưng tình báo Anh cho biết “rất có thể” Mariupol đang bị quân Nga bao vây.
Tổng thống Putin: cấm vận chính là chiến tranh
Ngày 5.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các lệnh cấm vận của phương Tây đồng nghĩa với chiến tranh giữa bối cảnh quân đội Nga tiếp tục chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Trong ngày thứ 10 của xung đột, các hoạt động sơ tán người dân bị hoãn khi Nga và Ukraine lên án lẫn nhau sau khi không mở được hành lang nhân đạo an toàn cho người sơ tán khỏi hai thành phố Mariupol và Volnovakha.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã mở các hành lang gần 2 thành phố đang bị bao vây. Tuy nhiên, hội đồng thành phố Mariupol cáo buộc Nga không ngừng bắn.
Theo hãng tin RIA, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc những người theo "chủ nghĩa dân tộc" ở Ukraine không cho dân thường di tản. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho hay các cuộc sơ tán khỏi 2 thành phố trên đã không diễn ra.
Nga, Ukraine đồng ý tạo hành lang nhân đạo, tạm ngừng bắn để sơ tán dân thường
Các cơ quan cứu trợ đã cảnh báo thảm họa nhân đạo khắp Ukraine vì thiếu hụt thực phẩm, nước uống và nguồn cung y tế.
"Sự hỗ trợ của các quốc gia khác thực sự rất quan trọng với chúng tôi. Thật tốt. Nhưng chúng tôi thực sự muốn NATO lập vùng cấm bay ở Ukraine", Anastasia Lukashenko (18 tuổi), một người dân Ukraine, cho biết.
Các đồng minh NATO đã từ chối yêu cầu lập vùng cấm bay tại Ukraine, khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ nhưng nếu trực tiếp tham gia sẽ khiến tình hình ngày càng tệ hơn.
Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine từ ngày 24.2. Hôm 5.3, ông Putin nói muốn có một Ukraine trung lập đã được "phi quân sự hóa" và "xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa phát xít".
Các quan chức Ukraine nói đã có hàng ngàn dân thường thiệt mạng và bị thương. Nga bác bỏ cáo buộc đã nhắm vào dân thường trong chiến dịch này.
Nhiều quốc gia siết chặt lệnh cấm vận đối với Nga. Cùng ngày 5.3, Điện Kremlin lên án phương Tây là "kẻ cướp kinh tế" và đe dọa sẽ trả đũa dù không nói rõ chi tiết.
Cũng trong hôm 5.3, Ngoại trưởng Nga tiếp tục kêu gọi các quốc gia EU và NATO ngừng "bơm vũ khí" cho Ukraine vì Moscow đặc biệt lo ngại các tên lửa vác vai Stinger có thể rơi vào tay lực lượng khủng bố, đe dọa ngành hàng không.
Mỹ lần đầu chuyển trực tiếp tên lửa Stinger cho Ukraine
Điện Kremlin nói Nga và Mỹ vẫn duy trì đối thoại qua một số kênh Điện Kremlin cho biết Moskva, Washington vẫn duy trì một số kênh đối thoại nhất định bất chấp những căng thẳng địa chính trị hiện tại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS/TTXVN Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thực trạng quan hệ Nga-Mỹ sau những diễn biến tại Ukraine cùng với việc phương Tây tăng...