Điện Kremlin nhắc lại lời hứa của ông Trump về vấn đề hoà bình ở Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các nhà lãnh đạo Liên bang Nga vẫn nhớ những lời hứa của ông Donald Trump về việc cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong một phát biểu tại Sochi ngày 7/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “(Chúng tôi nhớ lời hứa của ông Trump) về việc sẽ đề xuất một điều gì đó để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine ngay cả trước khi ông ấy nhậm chức”.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, “có một chút cường điệu khi nghĩ rằng ông Trump có thể làm được điều đó (chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine) trong một đêm”. Vì rõ ràng là không thể giải quyết vấn đề này chỉ sau một đêm.
Tuy vậy, ông Peskov cho rằng ít nhất, nếu chính quyền mới ở Mỹ tìm kiếm hòa bình thay vì tiếp tục chiến tranh thì sẽ “tốt hơn”.
Trước đó vào ngày 6/11, sau khi ông Trump tuyên bố giành chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông không biết về bất kỳ kế hoạch nào của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin để chúc mừng ông Trump, người đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
“Đừng quên rằng chúng ta đang nói về một quốc gia không thân thiện, quốc gia này đang tham gia trực tiếp và gián tiếp vào một cuộc chiến chống lại nhà nước của chúng ta,” ông Peskov nói.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu này của người phát ngôn Điện Kremlin dường như ám chỉ sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.
Khi được hỏi liệu quan hệ Nga – Mỹ có trở nên tồi tệ hơn nếu Tổng thống Putin không chúc mừng ông Trump hay không, người phát ngôn Điện Kremlin trả lời: “Nó (quan hệ Nga – Mỹ) gần như không thể tồi tệ hơn nữa, quan hệ hiện đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Những gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào chính quyền Mỹ sắp tới”.
Video đang HOT
Ông Peskov cho biết thêm: “Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng ông ấy sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng trên cơ sở công bằng và bình đẳng, cũng như sẵn sàng xem xét những mối quan tâm của nhau…”
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Điện Kremlin, hiện tại, chính quyền Mỹ đang đối lập hoàn toàn và cần chờ xem những gì sẽ xảy ra vào tháng 1/2025 (thời điểm ông Trump nhậm chức).
Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergey Lavrov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Về phần mình, trả lời phỏng vấn báo chí hôm 5/11, Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergey Lavrov cho rằng chính sách chống Liên bang Nga và thù địch với Liêng bang Nga của Mỹ là một phần của sự đồng thuận chính trị nội bộ và mang tính lưỡng đảng. Theo ông Lavrov, Ukraine được coi là một yếu tố then chốt trong cuộc chiến hỗn hợp chống lại Liên bang Nga.
Ngoại trưởng Liên bang Nga lưu ý: “Tôi không nghĩ chúng ta nên coi trọng bất cứ điều gì mà các ứng cử viên (tổng thống Mỹ) có thể nói trong suốt chiến dịch bầu cử”, và cho biết thêm: “Quan điểm của chúng tôi đã được Tổng thống Putin đưa ra và được biết đến rộng rãi: chúng tôi mở cửa đối thoại bình đẳng nếu và khi phía Mỹ thể hiện cam kết nghiêm túc về việc tổ chức các cuộc đàm phán trung thực dựa trên sự công nhận các lợi ích quốc gia của Nga và nguyên tắc đối đẳng”.
Ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thức rõ rằng hai quốc gia (Nga, Mỹ), với tư cách là các cường quốc hạt nhân lớn, có trách nhiệm đặc biệt đối với tương lai của thế giới, điều này làm cho các tiếp xúc ngoại giao và sự vận hành đúng đắn của các đại sứ quán tại Moskva và Washington là không thể thiếu”.
Theo ông Lavrov, mặc dù mối quan hệ của giữa Liên bang Nga và Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhưng Washington vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn quan hệ.
Thành Nam/Báo Tin tức
Trung Quốc lên tiếng về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chiến dịch tái tranh cử
Ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã lên tiếng về quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng cuộc đua với đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh phát biểu về duyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng cuộc đua với đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 22/7/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh nhấn mạnh: ""Bầu cử tổng thống Mỹ là vấn đề nội bộ của nước Mỹ và tôi không bình luận về vấn đề này".
Trước đó vào chiều 21/7 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (rạng sáng 22/7 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống, bà Kamala Harris thay ông gánh vác trọng trách làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump.
Nội dung bức thư của Tổng thống Biden đăng trên mạng xã hội X bày tỏ: "Thưa các thành viên đảng Dân chủ, tôi đã quyết định không chấp nhận đề cử và tập trung toàn bộ năng lượng vào nhiệm vụ của mình trên cương vị tổng thống trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Quyết định đầu tiên của tôi với tư cách là ứng cử viên của đảng vào năm 2020 là chọn bà Kamala Harris làm phó tổng thống. Đó là quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng đưa ra. Hôm nay, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và xác nhận hoàn toàn dành cho bà Kamala để bà trở thành ứng cử viên của đảng trong năm nay".
Sau khi ông chủ thứ 46 của Nhà Trắng tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới, các nhà lãnh đạo thế giới đán.h giá cao những đóng góp của Tổng thống Joe Biden đối với nước Mỹ cũng như quan hệ quốc tế.
Từ châu Âu, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết ông tôn trọng quyết định của Tổng thống Biden, nhấn mạnh ông Biden đã trải qua một sự nghiệp chính trị đầy ý nghĩa.
Ông Starmer cũng khẳng định mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với ông Biden trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống của ông, đồng thời cho rằng quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra dựa trên những gì ông ấy tin là vì lợi ích tốt nhất của người dân nước này.
Cùng bày tỏ sự tôn trọng đối với quyết định của ông Biden, viết trên mạng xã hội X, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ca ngợi thành tựu mà ông Biden đã đạt được, đem lại lợi ích cho nước Mỹ, cho châu Âu cũng như thế giới.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đán.h giá Tổng thống Biden đã đưa ra "nhiều quyết định khó khăn" giúp đảm bảo an toàn và an ninh cho Ba Lan, Mỹ và thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng gửi lời cảm ơn đối với những bước đi mạnh mẽ nhằm ủng hộ Ukraine.
Về phía Liên bang Nga, Điện Kremlin cho biết đang theo dõi các diễn biến sau khi Tổng thống Biden tuyên bố rút khỏi cuộc đua, đồng thời nhận định "rất nhiều thứ có thể thay đổi" trong giai đoạn hiện nay.
Chia sẻ với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn còn 4 tháng ở phía trước. Đó là một chặng đường dài, trong đó, rất nhiều thứ có thể thay đổi. Chúng tôi cần chú ý, theo dõi những gì sẽ diễn ra và ảnh hưởng tới công việc của chúng tôi".
Ở châu Mỹ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh ông Biden là một đối tác và một người bạn thực sự đối với người dân Canada, đồng thời đán.h giá cao thời gian phụng sự đất nước của ông Biden.
Từ châu Đại dương, Thủ tướng Australia Anthony Albanese khẳng định Tổng thống Biden đã giúp liên minh Mỹ-Australia mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với cam kết chung về an ninh quốc tế, thịnh vượng và hành động khí hậu vì thế hệ hiện nay và mai sau.
Tại Trung Đông, Tổng thống Israel Isaac Herzog cảm ơn người đồng cấp Biden vì "tình bạn và sự ủng hộ kiên định đối với người dân Israel". Nhà lãnh đạo miêu tả ông Biden là "đồng minh thực sự của người Do Thái" trong một bài đăng trên mạng xã hội X.
Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump tuyên bố đắc cử tổng thống Mỹ Điện Kremlin cho biết quan hệ với Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, nhưng Moskva sẵn sàng đối thoại và sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Ngày 6/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông không biết về bất kỳ kế hoạch nào của Tổng thống...