Điện Kremlin: Mỹ tính lập trung tâm hậu cần ở Biển Đen để viện trợ vũ khí cho Ukraine
Trợ lý Tổng thống Nga Nikolai Patrushev cho biết Mỹ đang muốn lập các trung tâm hậu cần tại khu vực Biển Đen để đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và triển khai vũ khí tầm xa.
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Slava Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen Nga. Ảnh: Sputnik
“Tại các quốc gia trong khu vực Biển Đen, Mỹ có ý định thành lập các trung tâm hậu cần để đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, cũng như triển khai vũ khí tầm xa hiện đại”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Patrushev cho biết.
Vị quan chức này nói thêm rằng tại Hội nghị thượng đỉnh ở Washington, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã trình bày các kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự và đối đầu ở Biển Đen. Ông lưu ý không thể nói đến việc tàu của các nước phương Tây hỗ trợ Kiev đi qua các cảng của Biển Azov mà không bị cản trở.
Ông cho rằng với việc các nước phương Tây trực tiếp ủng hộ Kiev trong việc tiến hành các hoạt động quân sự và khủng bố chống lại Nga, bất cứ tàu thuyền nào của các quốc gia này muốn tự do đi lại đến các cảng Azov cũng là điều không thể.
Video đang HOT
Tháng trước, các quốc gia này đã ký tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh hoà bình về Ukraine do Thụy Sĩ tổ chức. Tuyên bố kêu gọi cung cấp quyền tiếp cận các cảng biển ở Biển Đen và Biển Azov để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Ông Patrushev nói thêm rằng số lượng các cuộc tập trận chung giữa Hải quân Nhật Bản, các nước NATO cùng các đồng minh quân sự khác của Washington vào năm 2024 đã tăng gấp 30 lần so với năm ngoái.
“Số lượng các cuộc tập trận song phương giữa Hải quân Nhật Bản và hải quân các nước NATO cùng các đồng minh quân sự khác của Mỹ vào năm 2024 đã tăng gấp 30 lần so với năm 2023″, ông cho biết.
Trước đó, hôm 18/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nêu rõ sự hiện diện tập trung của các tàu NATO, tính cả Bulgaria và Romania, đặt ra mối đe dọa bổ sung đối với Liên bang Nga. Ông cho biết Moskva sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của mình.
“Sự hiện diện tập trung của các tàu NATO, tính cả Bulgaria và Romania, các quốc gia ven biển là thành viên của liên minh… đặt ra mối đe dọa bổ sung đối với Liên bang Nga, đặc biệt là khi xét đến sự tham gia trực tiếp của các quốc gia NATO vào cuộc xung đột quanh Ukraine”, ông nói.
Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra sau Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố sắc lệnh mới nhất của về chiến lược an ninh hàng hải mới. Sắc lệnh vạch ra chiến lược của Ukraine nhằm đảm bảo an ninh ở Biển Đen và bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường lực lượng hải quân Ukraine, trong đó có cả sự hiện diện thường trực của lực lượng NATO ở Biển Đen.
New York Times: Ukraine sẽ không mở cuộc phản công mới trong năm nay
Hôm 12/7, tờ New York Times đưa tin các quan chức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không kỳ vọng Ukraine sẽ thực hiện nỗ lực phản công mới nhằm đẩy lùi quân đội Nga trong năm nay, bất chấp việc các quốc gia thành viên đã cam kết cung cấp vũ khí mới trị giá hàng tỷ USD cho Kiev.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington tuần này, Ukraine đã nhận được cam kết cung cấp thêm tên lửa, xe bọc thép và đạn dược từ Mỹ và các đồng minh. Các quốc gia này đồng thời cũng ký cam kết hỗ trợ lâu dài cho Kiev. Tuy nhiên, tờ New York Times cho biết sẽ mất nhiều tháng và nhiều năm để việc chuyển giao vũ khí hoàn tất vì một số trong đó vẫn chưa được sản xuất.
Phát biểu với điều kiện giấu tên, một quan chức cấp cao của NATO tiết lộ viện trợ sẽ đẩy Kiev vào con đường tiến tới một cuộc phản công mới vào năm 2025. Một người khác cho biết quân đội Ukraine sẽ tiếp tục ở thế phòng thủ trong ít nhất sáu tháng nữa.
Chính phủ Ukraine đã đổ lỗi cho việc cung cấp vũ khí không đủ của phương Tây là nguyên nhân gây ra thất bại cho lực lượng của họ trên chiến trường, bao gồm cả trong cuộc phản công hồi năm ngoái.
Đầu tháng này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phàn nàn về vấn đề tương tự. Ông tuyên bố rằng Kiev có quân đội sẵn sàng chờ được trang bị vũ khí.
"Chúng tôi có mong muốn phát động một cuộc phản công, nhưng các công cụ vẫn chưa đến. Tức là chúng tôi có các lữ đoàn mà không có vũ khí, chúng tôi có lực lượng dự bị, chúng tôi có 14 lữ đoàn vũ trang nhưng chưa có vũ khí phù hợp", ông Zelensky nói với hãng tin Bloomberg.
Giới chức phương Tây đã đổ lỗi một phần do chính Kiev. Theo đó, Tổng thống Zelensky được cho là đã nhiều lần vượt quyền giới lãnh đạo quân sự Ukraine để ưu tiên các mục tiêu chính trị. Chẳng hạn, đầu năm 2023, ông đã dồn lực để phòng thủ thành phố Bakhmut, từ chối lời kêu gọi của các quan chức quân đội Mỹ rút lui và bảo toàn quân đội để phản công.
Về phần mình, Moskva từng tuyên bố không có khoản viện trợ nước ngoài nào có thể thay đổi kết quả cuộc xung đột Ukraine. Theo Nga, sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ kéo dài tình trạng thù địch một cách không cần thiết. Các quan chức Nga cũng dự đoán vũ khí do phương Tây sản xuất sẽ "bị thiêu rụi" giống như các vũ khí của Ukraine.
Nga nã tên lửa Iskander hạ 7 tiêm kích Su-27 Ukraine Quân đội Nga xác nhận triển khai tên lửa Iskander-M tập kích sân bay quân sự của Ukraine cách xa tiền tuyến, phá hủy 5 tiêm kích Su-27 đối phương và làm hư hại 2 chiếc khác. RiaNovosti hôm (2/7) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã triển khai tên lửa dẫn đường Iskander-M tập kích sân bay quân...