Điện Kremlin: Một lãnh đạo Triều Tiên sắp thăm Nga
Điện Kremlin thông báo một vị lãnh đạo của Triều Tiên sẽ đến Mátxcơva dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II. Tuy nhiên, thông báo này không nói rõ vị lãnh đạo này là ông Kim Jong-un hay một quan chức khác.
Lãnh đạo Kim Jong-un thăm một công trường xây dựng ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: IB Times)
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc hôm nay 28/1 dẫn một văn bản của điện Kremlin (Nga) cho hay 20 vị lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới, trong đó Triều Tiên đã xác nhận sẽ đến Mátxcơva vào tháng 5. Các vị khách sẽ tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II.
Văn phòng tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng danh sách quan khách tại sự kiện chưa hoàn thiện và quá trình xác nhận các khách mời vẫn đang diễn ra.
Yonhap cho hay điện Kremlin không đề cập cụ thể đến tên của ông Kim Jong-un, đồng nghĩa lãnh đạo được nhắc đến có thể là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam.
“Theo Hiến pháp Triều Tiên, ông Kim Yong-nam là người đại diện cho đất nước trong các quan hệ đối ngoại”, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng ông Kim Jong-un sẽ đến Nga và không loan báo rộng rãi trước khi đi, bởi cha ông là cố lãnh đạo Kim Jong-il, không bao giờ thông báo trước về những chuyến thăm nước ngoài hiếm hoi.
Trong một diễn biến khác, hãng tin Kyodo cho hay các phái đoàn của 3 nước Nhật-Mỹ-Hàn sáng 28/1 đã họp tại thủ đô Tokyo (Nhật) để thảo luận về cách phối hợp các chính sách của 3 nước này liên quan tới vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Video đang HOT
Phiên họp ba bên này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ và Triều Tiên xấu đi do Washington hồi đầu tháng bổ sung trừng phạt Bình Nhưỡng sau khi hãng phim Sony bị tấn công mạng. Triều Tiên đã phủ nhận cáo buộc nước này đứng sau vụ tấn công Sony do Mỹ đưa ra.
Ba chính phủ trên dự kiến thảo luận về đề xuất ngày 10/1 của Triều Tiên, theo đó Bình Nhưỡng tuyên bố sẵn sàng “tạm hoãn” thử hạt nhân nếu Mỹ đồng ý tạm thời dừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc mùa xuân năm nay. Bên cạnh đó, 3 nước cũng có khả năng thảo luận phương thức nối lại vòng đàm phán hạt nhân 6 bên đã bị đình trệ từ năm 2009.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Kỷ niệm 70 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz
Một số nguyên thủ quốc gia hôm qua đã tới Ba Lan dự sự kiện kỷ niệm 70 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz (27/1/1945). Những nạn nhân sống sót đã kêu gọi thế giới không để tội ác tương tự lặp lại với người Do Thái.
Hình ảnh của những đứa trẻ sống sót sau khi trại tập trung Auschwitz được Hồng quân Liên Xô giải phóng. (Ảnh: BBC)
Các nghi thức kỷ niệm được tiến hành tại Auschwitz, trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã, nằm cách thủ đô Vácsava của Ba Lan 286km. Buổi lễ có sự hiện diện của các quan khách nước ngoài, như Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Đức Joachim Gauck cùng lãnh đạo của một số nước đồng minh thời chiến.
Auschwits là cái tên gợi lên những ký ức kinh hoàng trong thế chiến II. Trước khi Hồng quân Liên Xô giải phóng trại này vào ngày 27/1/1945, khoảng 1,1 triệu người đã bị Đức Quốc xã sát hại, trong đó phần lớn là người Do Thái.
Hơn 300 nạn nhân của trại Auschwitz và các quan khách dự lễ kỷ niệm ngày 27/1.(Ảnh: AFP)
Hôm qua 27/1, nhà chức trách Ba Lan đã dựng nên một lều trại lớn để đón tiếp hơn 300 nạn nhân của trại Auschwitz trở về dự lễ kỷ niệm và tưởng nhớ những người đã khuất. Buổi lễ hôm qua có lẽ là dịp đánh dấu số lượng lớn nhất những người sống sót tham dự sự kiện này.
Ông Yuda Widawski, 96 tuổi, là một trong số những người sống sót trong trại tập trung Auschwitz có mặt tại buổi lễ kỷ niệm hôm qua. (Ảnh: Getty)
Buổi lễ kỷ niệm bắt đầu bằng một buổi hòa nhạc cổ điển, sau đó những người còn sống sót tại trại Auschwitz được chào đón. Nạn nhân còn sống Roman Kent (86 tuổi) phát biểu tại lễ tưởng niệm: "Chúng tôi, những người sống sót không muốn quá khứ đau thương lặp lại với con em mình trong tương lai".
Chủ tịch Hội đồng Do Thái Thế giới Ronald S Lauder phát biểu trong buổi lễ: "Hiện những người Do Thái đang nằm trong vòng nguy hiểm, bị nhắm đến chỉ vì họ là người Do Thái". "Một lần nữa, những cậu bé Do Thái lại không dám đội mũ truyền thống trên đường phố Paris, Budapest, London hay thậm chí là Berlin", ông nói.
Buổi lễ hôm qua 27/1 có lẽ là dịp đánh dấu số lượng lớn nhất những người sống sót tham dự sự kiện kỷ niệm này. (Ảnh: AFP)
Theo BBC, số các hành vi chống Do Thái ở Pháp đã tăng gấp đôi trong năm 2014 lên hơn 850 trường hợp. Hồi đầu tháng này, một siêu thị Do Thái đã trở thành mục tiêu trong các cuộc tấn công khủng bố làm rung chuyển thủ đô nước Pháp.
Trước khi rời Paris đến dự lễ kỷ niệm tại Ba Lan, Tổng thống Hollande lên án việc chống Do Thái tại Pháp và khẳng định trước đông đảo người Do Thái tại một đài tưởng niệm ở Holocaust rằng "Pháp là quê hương của các bạn".
Trước lễ kỷ niệm ngày 27/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã phát biểu rằng: "Thật ô nhục khi người Do Thái phải đối mặt với những lời lăng mạ, đe dọa và bạo lực". Bà Merkel khẳng định: "Chính quyền Đức đã chiến đấu phản đối việc chống Do Thái và tất cả các hành động phân biệt chủng tộc ngay từ đầu".
Tổng thống Nga Vladimir Putin(trái) ngày 27/1 tham dự một lễ tưởng niệm tại Bảo tàng Do Thái ở Mátxcơva. (Ảnh: AFP)
Trong ngày kỷ niệm trọng thể tại Ba Lan, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự một lễ tưởng niệm tại Bảo tàng Do Thái ở Mátxcơva cùng với Trưởng giáo sỹ Do Thái Nga, Berel Lazar. Dù Hồng quân Liên Xô đã giải phóng trại Auschwitz năm 1945, nhưng nhà lãnh đạo Nga đã quyết định không tham dự lễ kỷ niệm tại Ba Lan sau những rạn nứt giữa Mátxcơva và Vácsava xoay quanh vấn đề Ukraine.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Hàn Quốc phản đối quy định bắt giữ doanh nhân của Triều Tiên AFP đưa tin, ngày 27/1, Hàn Quốc cho biết nước này đã tìm cách ngăn Triều Tiên ra quy định cho phép bắt giữ các doanh nhân miền Nam làm việc tại Khu công nghiệp chung Kaesong trong trường hợp hai miền xảy ra đối đầu. Xe ôtô của Hàn Quốc qua thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi tới khu công nghiệp chung Kaesong...