Điện Kremlin lên tiếng việc chuyên cơ của ông Putin đi đường vòng tới hội nghị G20
Chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đi đường vòng dài hơn 500km để tới hội nghị G20 ở Đức, thay vì qua không phận các nước vùng Baltic. Động thái này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh minh họa: Sputnik)
Điện Kremlin lên tiếng
Reuters dẫn dữ liệu từ trang mạng FlightRadar24, cho biết hôm 6/7, một máy bay Ilyushin của chính phủ Nga xuất phát từ Moscow tới Hamburg đã chuyển hướng bay, thay vì bay thẳng qua không phận Belarus và Ba Lan như thông thường.
Chiếc máy bay Ilyushin chở Tổng thống Putin này đã bay qua vùng biển Baltic, ngang qua không phận của 2 quốc gia trung lập là Phần Lan và Thụy Điển trước khi đi vào không phận Đan Mạch và Đức.
Trước những đồn đoán về động thái “lạ” này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối tiết lộ lý do cụ thể khiến chuyên cơ của Tổng thống Putin phải đi đường vòng xa hơn 500km. Ông Peskov nói: “Tôi sẽ không trả lời câu hỏi này, bởi vì tất cả các vấn đề liên quan đến việc di chuyển của Tổng thống đều liên quan đến an ninh cho ngài. Tất cả các biện pháp thích hợp nhất đã được thực hiện”.
Chuyên cơ chở Tổng thống Putin từng nhiều lần bay qua không phận của các quốc gia thành viên NATO. Ông Putin nhiều lần bay qua không phận Ba Lan, trong đó có chuyến thăm châu Âu hồi tháng 5, và bay qua Lithuania hồi tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, không rõ tại sao lần này chuyên cơ của ông chọn đường bay dài hơn, tránh không phận các quốc gia Baltic như Ba Lan.
Lý giải của chuyên gia
NATO nói gì về vụ áp sát máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga?
Việc chuyên cơ của Tổng thống Putin bất ngờ chọn đường vòng thay vì đường thẳng, trong khi Điện Kremlin từ chối giải thích, đã kéo theo nhiều đồn đoán, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông phương Tây.
Một số nhà quan sát cho rằng, lý do an ninh đưa ra là Nga muốn tránh lặp lại sự việc hồi cuối tháng 5 khi máy bay chiến đấu F-16 của Ba Lan tiếp cận “nguy hiểm” máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, buộc một trong các máy bay Su-27 của Nga phải xua đuổi.
Video đang HOT
Theo các nhà quan sát, nhóm an ninh của ông Putin muốn tránh lặp lại sự việc tương tự, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Nga-Ba Lan căng thẳng sau vụ chuyên cơ của Tổng thống Ba Lan rơi ở Smolensk, Nga năm 2010.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Svobodnaya Pressa của Nga, chuyên gia về các vấn đề quốc tế Alexei Martynov nói rằng, ông tin tưởng vào những chiến lược khác nhau của đội ngũ an ninh nhằm đảm bảo sự an toàn của Tổng thống Putin.
Alexander Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích quân sự và chính trị tại Moscow, quyết định đi đường vòng, tránh không phận Ba Lan là một động thái sáng suốt trong bối cảnh hiện tại.
Minh Phương
Theo Sputnik
Những vấn đề 'nảy lửa' chờ ông Trump tại G20
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gặp nhau ngày mai tại Hội nghị G20 ở Hamburg, Đức. Họ sẽ tranh luận về nhiều chủ đề khác nhau, và bầu không khí được đánh giá là sẽ khá nóng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố bà muốn hội nghị tập trung vào các vấn đề quốc tế then chốt như biến đổi khí hậu, tự do thương mại và tự do báo chí.
Hàng loạt vấn đề sẽ được bàn tại G20.
CNN nêu ra một số vấn đề chính có thể được thảo luận tại hội nghị, và cách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các lãnh đạo khác của G20 sẽ "đụng độ" với nhau.
Biến đổi khí hậu
Phần lớn các nước đã ký Thỏa thuận Paris -văn bản mang tính bước ngoặt yêu cầu các nước cắt giảm khí thải nhà kính. Hồi tháng 6, ông Trump rút khỏi thỏa thuận, gia nhập hàng ngũ phản đối cùng Syria và Nicaragua.
Trong bài phát biểu tuần trước, Thủ tướng Merkel nhắc đến thế giới quan của Donald Trump dù không nêu cụ thể tên ông. "Chúng ta không thể chờ đợi cho đến người cuối cùng trên Trái Đất này tin vào bằng chứng khoa học", bà nói.
Nhiều lãnh đạo G20 đã không ngần ngại lên tiếng bất bình với quyết định của ông Trump, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.
Thương mại
Tổng thống Mỹ thể hiện rõ sự thờ ơ với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), cho rằng thỏa thuận thương mại này cướp đi công việc của người Mỹ một cách không công bằng.
Trong tháng 4, ông Trump tuyên bố sẽ vẫn ở trong thỏa thuận nhưng sẽ đàm phán các điều khoản sau khi trò chuyện với những người đồng cấp ở Canada và Mexico.
Ông Trump cũng rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước đạt được dưới thời Tổng thống Barack Obama.
NATO
Tổng thống Trump liên tục mô tả khối quân sự này là lỗi thời, và ông chỉ trích các thành viên không chi đủ 2% GDP cho quốc phòng như quy định.
Tuy vậy, hồi tháng 6, ông dường như đã thay đổi khi chính thức tái khẳng định cam kết của Mỹ trước nguyên tắc tấn công vào một thành viên là tấn công vào cả khối.
Nhập cư
Nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm ngăn chặn người từ các nước đông dân Hồi giáo vào Mỹ đã vấp phải sự phản đối của nhiều nhà lãnh đạo G20.
Thủ tướng Anh Theresa May gọi lệnh cấm là "không đúng và gây chia rẽ".
Ông chủ Nhà Trắng còn khiến dư luận chú ý khi cam kết xây tường ngăn với Mexico và tuyên bố quốc gia láng giềng phải thanh toán chi phí. Mexico phản đối điều này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có nhiều quan điểm khác với các lãnh đạo G20. (Ảnh: CNN)
Triều Tiên
Tổng thống Trump từng nói với hãng tin Bloomberg News rằng, nếu thích hợp, ông "vinh dự" gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra thất vọng khi căng thẳng leo thang vì tham vọng hạt nhân của Triều Tiên và cái chết của sinh viên Mỹ bị Bình Nhưỡng phạt tù.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc không hành động đủ để gây áp lực với Triều Tiên .
Washington và Bắc Kinh hiện nay đang bất hòa về kế hoạch triển khai hệ thống bắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Nga cũng phản đối hệ thống này.
Washington và Moscow thông báo các lực lượng của hai nước đang có mặt ở Syria để chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Nhưng người Nga đứng về phía chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, còn Mỹ hợp tác với các nhóm chống Assad và IS.
Căng thẳng Nga - Mỹ tăng cao sau khi tàu Mỹ phóng tên lửa vào Syria với cáo buộc chính quyền Assad thực hiện một vụ tấn công hóa học.
Tháng trước, Mỹ còn bắn hạ một chiến đấu cơ của Syria, khiến Nga đóng cửa một kênh liên lạc giữa hai nước.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Người Việt ở châu Âu kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G20 Chiều 29/6, tại thủ đô Berlin của Đức, cộng đồng người Việt tại châu Âu đã tổ chức lễ ký kiến nghị thư gửi Thủ tướng Đức Angela Merkel, đề nghị đưa nội dung về tình hình Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới...