Điện Kremlin lần đầu lên tiếng về ‘Kế hoạch Chiến thắng’ của tổng thống Ukraine
Ngày 23/9, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã đưa ra phản hồi đầu tiên về “ Kế hoạch Chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm chấm dứt chiến tranh với Liên bang Nga.
Trong bản tin phát tin vào chiều tối 23/9, hãng Reuters dẫn phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết nếu có thông tin chính thức về “Kế hoạch Chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thì Điện Kremlin sẽ nghiên cứu.
Ông Peskov nói: “”Chúng tôi tin rằng không thể tiến hành bất kỳ phân tích nào dựa trên các báo cáo của phương tiện truyền thông. Nếu một số thông tin xuất hiện từ các nguồn chính thức, tất nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu thông tin đó”.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Điện Kremlin, hiện nay có rất nhiều thông tin khác nhau, bao gồm thông tin trái ngược nhau, thông tin không đáng tin cậy về “Kế hoạch Chiến thắng” của Ukraine, cho nên, Điện Kremlin “rất thận trọng về vấn đề này”.
Trước đó vào ngày 22/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Mỹ, tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79.
Đây là chuyến đi Mỹ thứ 5 của ông Zelensky kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra và một nội dung quan trọng của chuyến thăm là ông Zelensky dự định trình bày với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden và hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hoà về “Kế hoạch Chiến thắng” của Kiev nhằm chấm dứt cuộc xung đột với Liên bang Nga, vốn đã kéo dài 2 năm rưỡi.
Video đang HOT
Chuyến thăm diễn ra sau các cuộc giao tranh dữ dội trong mùa hè. Trong những tuần gần đây, chính quyền Kiev đã gây sức ép với phương Tây nhằm “dỡ bỏ các rào cản” về vũ khí tầm xa. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa thu được kết quả.
Trong tuyên bố đưa ra trước chuyến thăm, ông Zelensky cho biết Mỹ và Anh chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do lo ngại xung đột leo thang, song ông sẽ không từ bỏ hy vọng. Do đó, nhiều khả năng trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, dự kiến vào ngày 26/9 tại Nhà Trắng, ông Zelensky sẽ nỗ lực thuyết phục “ông chủ” Nhà Trắng thay đổi quyết định.
Vẫn chưa có chi tiết nào về “Kế hoạch Chiến thắng” được công bố, nhưng ông Zelensky cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được xem “toàn bộ” kế hoạch này, sau đó kế hoạch sẽ được giới thiệu tới “tất cả các nhà lãnh đạo của những quốc gia đối tác”.
Theo tờ The Kyiv Post ngày 22/9, “Kế hoạch Chiến thắng” được kỳ vọng sẽ định hình hướng đi của cuộc chiến, nhằm kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện có lợi cho Ukraine.
Ukraine nhấn mạnh rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào nhằm đóng băng cuộc chiến hoặc kéo dài cuộc xung đột dưới hình thức khác. Kế hoạch của Tổng thống Zelensky bao gồm việc “khôi phục toàn bộ lãnh thổ Ukraine, đòi hỏi Nga phải rút quân khỏi các khu vực miền Đông Ukraine và chịu trách nhiệm về những hành động kể từ năm 2014″.
Cuộc thảo luận giữa Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tập trung vào việc Washington có ủng hộ kế hoạch trên hay không. Trong trường hợp Mỹ từ chối, Ukraine sẽ vẫn kiên định tiếp tục chiến đấu. Ông Zelensky đã khẳng định rằng Ukraine đã có “Kế hoạch B”, tức là tiếp tục tự vệ và tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi đạt được mục tiêu.
Ba vấn đề chính đáng chú ý trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Ukraine
Khi Tổng thống Ukraine thực hiện chuyến đi thứ 5 tới Mỹ để thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Joe Biden và những người kế nhiệm tiềm năng của ông, dự kiến sẽ có động thái về một số vấn đề quan trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington DC., ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Kyiv Post (Ukraine) ngày 22/9, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine tiếp diễn mà chưa có hồi kết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục thúc đẩy sự hỗ trợ từ các đồng minh. Lần này, Tổng thống Zelensky có chuyến thăm thứ 5 tới Mỹ kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.
Các cuộc họp song phương diễn ra cùng lúc với phiên họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. "Hai bên sẽ thảo luận về tình hình giao tranh giữa Nga và Ukraine, bao gồm kế hoạch chiến lược của Ukraine và sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine trong việc phòng thủ trước Nga", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố .
The Kyiv Post lưu ý cuộc gặp của ông Zelensky với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, và cựu Tổng thống Donald Trump mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Trong đó, ba vấn đề chính đáng chú ý bao gồm: "Kế hoạch chiến thắng" của Ukraine, quyền sử dụng vũ khí tầm xa và tiếp cận viện trợ quân sự, cụ thể:
Thứ nhất, hỗ trợ cho "Kế hoạch chiến thắng" của Ukraine: Một trong những trọng điểm trong chuyến thăm của Tổng thống Zelensky là công bố "Kế hoạch chiến thắng" của Ukraine, kế hoạch được kỳ vọng sẽ định hình hướng đi của cuộc chiến. Cho đến nay, các chi tiết cụ thể của kế hoạch này vẫn được giữ kín, nhưng ông Zelensky khẳng định rằng đây sẽ là một kế hoạch toàn diện nhằm kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện có lợi cho Ukraine.
Ukraine nhấn mạnh rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào nhằm đóng băng cuộc chiến hoặc kéo dài cuộc xung đột dưới hình thức khác. Kế hoạch của Tổng thống Zelensky bao gồm việc "khôi phục toàn bộ lãnh thổ Ukraine, đòi hỏi Nga phải rút quân khỏi các khu vực miền Đông Ukraine và chịu trách nhiệm về những hành động kể từ năm 2014".
Cuộc thảo luận giữa Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tập trung vào việc Washington có ủng hộ kế hoạch trên hay không. Trong trường hợp Mỹ từ chối, Ukraine sẽ vẫn kiên định tiếp tục chiến đấu. Ông Zelensky đã khẳng định rằng Ukraine đã có "Kế hoạch B", tức là tiếp tục tự vệ và tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi đạt được mục tiêu.
Thứ hai, quyền sử dụng tên lửa tầm xa: Vấn đề tiếp theo được quan tâm trong chuyến thăm của Tổng thống Zelensky là việc Ukraine muốn sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Từ khi cuộc chiến bắt đầu, Ukraine đã liên tục yêu cầu các đồng minh và đối tác cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, nhưng đến nay, các đối tác chủ chốt như Mỹ vẫn chưa đồng ý. Lý do chính là lo ngại rằng việc này có thể leo thang xung đột và dẫn đến những hậu quả khó lường, bao gồm cả nguy cơ Thế chiến thứ III.
Tuy nhiên, quan điểm này đang dần thay đổi. Một số nước châu Âu, trong đó có Tổng thư kí sắp mãn nhiệm của NATO Jens Stoltenberg, đã tuyên bố ủng hộ Ukraine sử dụng các loại vũ khí này. Quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay từng quốc gia, và Mỹ đang xem xét việc đó. Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, vấn đề quyền sử dụng vũ khí tầm xa chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề thảo luận quan trọng.
Việc cho phép Ukraine sử dụng các loại tên lửa như ATACMS và Storm Shadow sẽ giúp nước này mở rộng khả năng tấn công vào các mục tiêu quân sự quan trọng của Nga. Đây có thể là yếu tố thay đổi cục diện cuộc chiến, đặc biệt là trong bối cảnh Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào khu vực miền Đông và Nam Ukraine.
Thứ ba, tiếp cận hàng tỷ USD viện trợ quân sự: Vấn đề cốt lõi cuối cùng trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ukraine là việc gia hạn và tăng cường viện trợ quân sự từ Mỹ. Chính quyền Biden đã yêu cầu Quốc hội Mỹ gia hạn thời hạn sử dụng Quyền rút vốn của tổng thống (PDA), nhằm cho phép tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2025.
Từ khi cuộc chiến bắt đầu, Ukraine đã nhận được hàng tỷ USD viện trợ từ Mỹ, bao gồm cả vũ khí, thiết bị quân sự và hỗ trợ tài chính. Số tiền này đã giúp Ukraine chống chọi lại các cuộc tấn công của Nga, và giờ đây, nước này cần thêm viện trợ để duy trì năng lực chiến đấu trong bối cảnh cuộc xung đột tiếp tục kéo dài.
Việc gia hạn PDA sẽ cho phép Ukraine tiếp tục nhận khoảng 6 tỷ USD viện trợ quân sự, bao gồm các hệ thống tên lửa, vũ khí chống tăng, xe bọc thép và nhiều loại vũ khí khác. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn đang tranh luận về việc liệu có nên tiếp tục viện trợ ở mức cao như hiện tại hay không. Những quyết định sắp tới sẽ có tác động lớn đến khả năng chiến đấu của Ukraine.
Tóm lại, chuyến thăm của Tổng thống Zelensky tới Mỹ không chỉ là một sự kiện ngoại giao quan trọng, mà còn đánh dấu những bước ngoặt tiềm năng trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Các cuộc thảo luận về "Kế hoạch chiến thắng", quyền sử dụng vũ khí tầm xa, và việc tiếp cận viện trợ quân sự sẽ là những điểm nhấn chính.
The Times: Quyết định tấn công sâu vào lãnh thổ Nga khó có thể được đưa ra Tờ The Times cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden khó có thể công bố quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sau cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelensky vào ngày 26/9 tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc...