Điện Kremlin: Diễn biến trên thị trường dầu mỏ không nằm trong lợi ích của Nga và Mỹ
Hôm 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc điện đàm liên quan đến nhiều vấn đề trên thế giới.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RIA.
RIA đưa tin, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tin rằng diễn biến trên thị trường dầu mỏ hiện tại không nằm trong lợi ích của hai nước.
Theo đó, cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo hai nước đã diễn ra vào hôm thứ Ba (31/3) theo sáng kiến của phía Mỹ. Các tổng thống đã thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có tình hình trên thị trường dầu mỏ và các bên thống nhất sẽ thảo luận về chủ đề này ở cấp độ bộ trưởng năng lượng.
Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đồng ý rằng tình hình hiện tại trên thị trường dầu mỏ không nằm trong lợi ích của hai nước. Đồng thời, đại diện Kremlin từ chối bình luận về việc Moscow và Washington sẽ có hành động chung nào trong tình hình hiện tại hay không.
“Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý sẽ giao phó các cuộc tham vấn như vậy ở cấp độ bộ trưởng”, ông Peskov nói và từ chối đưa ra ngày cụ thể của cuộc điện đàm tiếp theo.
Đồng thời, trong cuộc điện đàm hai nhà lãnh đạo bày tỏ lo ngại về mức độ lây lan của dịch Covid-19 và sẽ thông báo cho nhau về các biện pháp được thực hiện nhằm chống mối đe dọa này.
Video đang HOT
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Hoa Kỳ, Nga và Saudi Arabia sẽ thảo luận về việc tăng giá dầu thế giới để hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ.
“Tất cả chúng tôi có kế hoạch họp lại để đánh giá xem chúng tôi có thể làm gì với thị trương dầu mỏ hiện tại. Bởi vì không ai muốn mất đi ngành công nghiệp dầu mỏ. Đó là nơi tạo ra rất nhiều việc làm”, ông Trump cho biết trong cuộc họp báo.
Ngoài ra, ông Trump cũng thừa nhận rằng giá dầu thấp một mặt đang giúp cho các công ty hàng không Mỹ, tuy nhiên mặt khác lại đang gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ và thế giới.
Thanh Bình
Bất đồng Nga-Ukraine: Ai hưởng lợi?
Có một số quốc gia thấy rằng sự đoàn kết giữa Nga- Ukraine khiến họ không thể cạnh tranh được. Đó là ai?
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 21/2 lưu ý rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Ukraine không có lợi cho một số quốc gia nhất định. Tuy nhiên, ông đã từ chối nêu tên các quốc gia này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng có những quốc gia muốn Nga- Ukraine không đoàn kết. Ảnh minh họa: TASS
"Rõ ràng Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn ám chỉ đến việc một số quốc gia liên tục có những nỗ lực khiến cho mối quan hệ giữa Nga và Ukraine trong tình trạng như hiện tại" - phát ngôn viên Điện Kremlin nói với các phóng viên.
Thông tấn TASS dẫn lời ông Peskov nói: "Tôi nghĩ không nên nêu tên bất kỳ quốc gia nào".
Nhận xét của ông Peskov được đưa ra sau bài trả lời phỏng vấn của ông Putin với TASS, khi ông nói rằng hợp tác giữa Nga và Ukraine không có lợi cho các quốc gia khác nhau, vì nó tạo ra đối thủ cạnh tranh toàn cầu cho các quốc gia đó.
Trả lời phỏng vấn, ông Putin cho biết: "Bất kỳ sự hợp nhất nào giữa Nga và Ukraine, cùng với năng lực và lợi thế cạnh tranh sẽ trở thành một đối thủ toàn cầu cho cả châu Âu và thế giới. Không ai muốn điều này. Đó là lý do vì sao họ sẽ làm bất cứ điều gì để phá vỡ chúng tôi".
Tổng thống Nga cũng không đề cập đến đích danh quốc gia nào mong muốn quan hệ Nga- Ukraine trở nên căng thẳng hơn.
Thực tế trong quan hệ kinh tế, Ukraine vẫn có sự hợp tác khá gần gũi với Nga và đang muốn đa dạng hóa các đối tác của mình. Các quốc gia láng giềng là điều kiện tốt nhất để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh châu Âu và NATO "Đông tiến", Ukraine là một đối tác phù hợp mà châu Âu có thể sử dụng các lợi ích kinh tế để thúc đẩy những lợi ích quân sự nhằm mục tiêu đối đầu với Nga.
Ukraine đã đặt mục tiêu "Tây tiến" khi đề cao việc tiến gần hơn tới những giá trị và lợi ích châu Âu trong những năm gần đây. Các cuộc cách mạng màu đã đưa nước này vào những cuộc thử nghiệm. Ukraine muốn tách biệt kinh tế với Nga nhưng chưa thể, muốn gia nhập những giá trị châu Âu, cũng vẫn chưa làm được. Cả EU và NATO đều e ngại về "lằn ranh đỏ" Ukraine trong quan hệ với Nga.
Cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko - thủ lĩnh đảng đối lập Batkivshchyna (Đất Mẹ) theo đường lối dân tộc chủ nghĩa hồi cuối tháng 1 đã tuyên bố rằng đất nước Ukraine đang bị "thanh lý" bởi lực lượng nước ngoài.
Bà Tymoshenko cho rằng, Ukraine vẫn đang chịu sự điều khiển của nước ngoài dù đã giành được độc lập.
Theo lời nữ cựu Thủ tướng, Ukraine đã rơi vào sự "giám sát" của bên ngoài, bị mất "tính chất chủ thể" và biến thành một đối tượng để "người ở bên ngoài sử dụng như ý họ muốn".
"Cần tỉnh táo và đặt lợi ích của mình lên trên thay cho những lời huấn thị từ bên ngoài" - bà Tymoshenko tuyên bố.
Tuyên bố của bà Tymoshenko khi đó hướng tới một dự luật về mua bán đất nông nghiệp đang được Quốc hội Ukraine xem xét: bất cứ người nào, gồm công dân Ukraine hay người nước ngoài cũng đều có thể mua được đất nông nghiệp. Sự sở hữu như vậy có thể dẫn tới những mối nguy hiểm khi người nước ngoài có thể sở hữu lãnh thổ của Ukraine.
Chính quyền Tổng thống Volodymir Zelensky đã ủng hộ dự luật này. Các quan chức và chuyên gia Ukraine cũng tích cực ủng hộ việc đưa Mỹ hiện diện quân sự ở lãnh thổ nhằm "đòi lại vùng lãnh thổ đã mất" là bán đảo Crimea và ổn định hòa bình ở miền Đông đất nước.
Sự chia rẽ Nga- Ukraine được quyết định bởi những người đứng đầu đất nước và một bộ phận không nhỏ người dân Ukraine mong muốn tiến gần hơn với những giá trị tiên tiến của phương Tây. Ukraine vẫn đang đi trên con đường đầy chông gai.
Hải Lâm
Theo Datviet
SAA chiếm nhiều vị trí Nam Aleppo dưới làn đạn Thổ Quân đội Ả Rập Syria (SAA) vừa đạt được bước tiến lớn khi chiếm được một số vị trí tại Nam Aleppo sau màn tấn công đêm 13/2. Bất chấp sự ngăn cản của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách dùng pháo phản lực T-122 Sakarya tấn công vào vị trí của SAA, nhưng với sự hỗ trợ bởi lực lượng Liwaa...