Điện Kremlin bình luận về khả năng Nga rời khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 6/10 nhấn mạnh khả năng Nga rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) không đồng nghĩa với việc Moskva có ý định tiến hành các vụ thử hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi, Nga, ngày 5/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên toàn thể của Hội nghị Thường niên Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai lần thứ 20 diễn ra ở Sochi hôm 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moskva có thể rút lại việc phê chuẩn hiệp ước từ Hạ viện.
Trong khi đó, Chủ tịch quốc hội Nga Vyacheslav Volodin ngày 6/10 cho biết Hạ viện sẽ xem xét rút lại việc phê chuẩn văn kiện này trong phiên họp sớm nhất.
Video đang HOT
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: “Trước hết, ngài Tổng thống muốn nói đến tính cần thiết phải đưa tình hình thực tế về một mẫu số chung. Bởi vì cách đây rất lâu chúng ta đã ký và phê chuẩn hiệp ước nhưng người Mỹ lại không. Và để đưa nó về mẫu số chung, Tổng thống đã cho phép khả năng rút lại phê chuẩn. Chủ tịch quốc hội Volodin tuyên bố sẵn sàng làm điều này. Nhưng nó không phải là một tuyên bố về ý định tiến hành thử hạt nhân”.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng nói rõ rằng phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về thử nghiệm tên lửa hành trình Burevestnik có năng lực hạt nhân có nghĩa là Nga sẽ tiếp tục phát triển chúng. Trước đó, Tổng thống Putin ngày 5/10 cho biết Nga đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm cuối cùng đối với tên lửa hành trình Burevestnik.
Người phát ngôn Điện Kremlin đồng thời thông báo Tổng thống Putin dự kiến có cuộc họp với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani tại Moskva từ 10-11/10.
Kể từ năm 2014, các cuộc họp của Câu lạc bộ Valdai đã được tổ chức ở Sochi. Hội nghị năm nay có sự tham gia của 140 chuyên gia, chính trị gia, nhà ngoại giao và kinh tế đến từ 42 quốc gia trên thế giới.
CTBT được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9/1996. Đã có 183 quốc gia ký kết và 178 quốc gia phê chuẩn CTBT.
Tổng thống Vladimir Putin nêu các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế của Nga
Ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tất cả các nước tuân thủ 6 nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, trong đó có bình đẳng, duy trì sự đa dạng và nỗ lực tạo ra một thế giới hoà nhập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là tuyên bố của người đứng đầu nước Nga khi phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị thường niên Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai lần thứ 20 diễn ra ở Sochi.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, nguyên tắc đầu tiên mà Tổng thống Putin nêu là tạo ra một môi trường thân thiện và một thế giới toàn diện, nơi không có những rào cản nhân tạo đối với giao tiếp giữa con người, khả năng hiện thực hoá sáng tạo và sự thịnh vượng của con người. Thứ hai, sự đa dạng của thế giới không chỉ được bảo tồn mà còn phải là nền tảng cho sự phát triển toàn cầu.
Thứ ba, thế giới của tương lai là thế giới của những quyết định tập thể, không phải của cá nhân. Thứ tư, an ninh toàn cầu và hoà bình lâu dài được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của mọi người. Tổng thống Nga khẳng định tính không thể chia cắt của an ninh, theo đó không thể đảm bảo an ninh cho một số người bằng cách gây tổn hại đến an ninh của những người khác. Thứ năm, công lý dành cho tất cả mọi người và tất cả phải được tiếp cận những lợi ích của sự phát triển hiện đại. Thứ sáu, bình đẳng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tổng thống Putin có truyền thống gặp gỡ những người tham gia Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai kể từ khi câu lạc bộ được thành lập vào năm 2004 (hội nghị đầu tiên được tổ chức ở Veliky Novgorod gần Hồ Valdai, nơi lấy tên của diễn đàn). Kể từ năm 2014, các cuộc họp của Câu lạc bộ Valdai đã được tổ chức ở Sochi. Năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến sự kiện này phải tổ chức ở Moskva và Tổng thống Putin tham dự qua cầu truyền hình. Hội nghị năm nay có sự tham gia của 140 chuyên gia, chính trị gia, nhà ngoại giao và kinh tế đến từ 42 quốc gia trên thế giới với chủ đề "Đa cực công bằng: Làm thế nào để đảm bảo an ninh và phát triển cho tất cả mọi người".
'Khoảng trống Suwalki': Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao? NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Máy bay chiến đấu Romania và Bồ Đào Nha tham gia sứ mệnh kiểm soát không phận Baltic của NATO trên Biển Baltic, không phận Litva,...