Điện Kremlin: Bài phát biểu của ông Putin tại WEF không có ý định gây đối đầu
Người phát ngôn Dmitry Peskov đã bác bỏ ý kiến của một số nhà khoa học chính trị cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Nga là một lời cảnh cáo liên quan đến sức ép đối với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2021 (WEF) ngày 27/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 31/1, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khẳng định bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị trực tuyến Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2021 (WEF) hôm 27/1 không nhằm mục đích gây đối đầu với các quốc gia khác hoặc cảnh cáo những nước này, mà là một nỗ lực nhằm đạt được nhận thức chung giữa các chính trị gia.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1, người phát ngôn Dmitry Peskov đã bác bỏ ý kiến của một số nhà khoa học chính trị cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Putin là một lời cảnh cáo liên quan đến sức ép đối với Nga. Ông Peskov đã dẫn chứng về bài phát biểu của Tổng thống Putin tại hội nghị an ninh Munich, vốn cũng gặp phải “cách tiếp thu mang tính thù địch và được coi là một tuyên bố mang tính đối đầu”. Ông Peskov nhấn mạnh: “Sự thật là Không. Trong thời điểm hiện nay, không có bất cứ sự đối đầu và cảnh cáo nào. Đây chỉ là một nỗ lực nhằm đạt được nhận thức chung giữa các chính trị gia”.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, trong bài phát biểu tại tuần lễ Davos, Tổng thống Nga đã nêu ra hàng loạt vấn đề mà các quốc gia đang phải đối mặt “một cách hết sức rõ ràng và có thể là lần đầu tiên theo cách thức toàn diện như vậy”.
Nga, Mỹ gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân
Nga và Mỹ đạt thỏa thuận gia hạn hiệp ước kiểm soát hạt nhân New START trong cuộc điện đàm giữa Putin và Biden, theo Điện Kremlin.
"Hai tổng thống bày tỏ hài lòng sau cuộc trao đổi tài liệu ngoại giao về thỏa thuận gia hạn Hiệp ước Giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược Mới (New START). Trong vài ngày tới, các bên sẽ hoàn tất quy trình để thúc đẩy hoạt động của cơ chế quốc tế quan trọng nhằm kiểm soát kho vũ khí hạt nhân này", Điện Kremlin cho biết trong thông cáo về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden hôm 26/1.
Hai tổng thống cũng thảo luận về vấn đề Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, tình hình Ukraine và đề xuất của Nga nhằm tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh giữa các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, theo thông cáo.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được Mỹ phóng thử năm 2019. Ảnh: USAF .
Nhà Trắng chưa xác nhận thông tin của Nga, nhưng cho biết Biden và Putin đã thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc điện đàm và thống nhất hai bên sẽ gấp rút làm việc để hoàn thành gia hạn New START trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 5/2.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 21/1 cho biết Tổng thống Biden muốn gia hạn New START thêm 5 năm, mức tối đa trong thỏa thuận.
New START là hiệp ước kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa Nga và Mỹ, cho phép mỗi nước triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Hai nước cũng bị giới hạn về số lượng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tàu ngầm, cũng như oanh tạc cơ mang bom và tên lửa hành trình hạt nhân.
Cựu tổng thống Donald Trump không muốn gia hạn New START vì cho rằng hiệp ước không liệt kê đầy đủ các loại vũ khí hạt nhân của Nga, đồng thời muốn đưa Trung Quốc vào khuôn khổ kiểm soát vũ khí rộng hơn. Nhiều nghị sĩ Mỹ và chuyên gia coi đề xuất này là biện pháp phá hủy New START và chấm dứt giới hạn kiểm soát kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ, do Trung Quốc đã bác bỏ hoàn toàn ý tưởng trên.
Nga sẵn sàng đối thoại với chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden Ngày 24/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ hưởng ứng nếu chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ sẵn sàng đối thoại, bởi Nga cho rằng Moskva và Washington có thể thiết lập đối thoại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Sputnik/TTXVN Hãng thông tấn Nga TASS dẫn...