Điện Hòn Chén Huế – di tích nằm lặng lẽ bên dòng Hương Giang với nhiều lễ hội độc đáo
Điện Hòn Chén Huế là một di tích lịch sử nằm bên dòng sông Hương có kiến trúc cổ kính, là nơi diễn ra nhiều lễ hội quan trọng hàng năm.
Về xứ Huế cố đô, nhớ đi thăm điện Hòn Chén
Cố đô Huế xinh đẹp và mộng mơ có rất nhiều địa điểm du lịch thu hút du khách. Đó là hệ thống kinh thành, lăng tẩm, thắng cảnh mà tạo hóa và lịch sử để lại. Đến Huế, bạn không lo hết chỗ đi chơi vì từ nội ô đến ngoại ô đều có rất nhiều địa điểm ấn tượng.
Xứ Huế mộng mơ hấp dẫn du khách bởi nhiều điểm đến đẹp. Ảnh:misoa
Bên cạnh những địa danh đã quá nổi tiếng, ở Huế còn có Điện Hòn Chén – một di tích lịch sử gắn liền với nhiều giai thoại bí ẩn. Ngày nay, nơi này trở thành địa điểm tổ chức những lễ hội tâm linh, là điểm đến được du khách gần xa thường xuyên viếng thăm khi du lịch cố đô Huế.
Điện Hòn Chén thuộc quần thể di sản cố đô Huế. Ảnh:minhtong.ig
Điện Hòn Chén tọa lạc tại làng Hải Cát, Thị xã Hương Trà, nằm tĩnh lặng bên dòng sông Hương. Điểm đến này thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Du khách thường ghé đây để cầu bình an, tài lộc và thưởng lãm khung cảnh bình yên, trữ tình của điện.
Điện Hòn Chén nằm lặng lẽ bên dòng sông Hương. Ảnh:binsammon
Đặc biệt, Điện Hòn Chén Huế còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội với sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Nét đẹp của văn hóa tâm linh và lễ hội hòa quyện cùng nhau, tạo nên một điểm nhấn về văn hóa cho du lịch Huế.
Từ trung tâm thành phố Huế đến đây khoảng 8 km. Ảnh:il_cavaliere_errante
Từ trung tâm thành phố, du khách đến đây chỉ khoảng 8 km. Bạn chỉ cần đi về phía Tây Nam sẽ thấy một ngôi đền nằm ẩn mình giữa núi rừng ở đỉnh Ngọc Trản. Trước mặt điện Hòn Chén là dòng sông Hương êm đềm lửng lờ trôi, vẽ nên một khung cảnh trầm tư, tĩnh mịch.
Sự tích của Điện Hòn Chén
Video đang HOT
Theo lịch sử ghi chép lại, Điện Hòn Chén Huế được xây dựng từ thời vua Gia Long. Vào năm 1832, công trình này được tu sửa và đổi tên thành Huệ Nam. Tên gọi này có ý nghĩa là “mang lại ân huệ cho người nước Nam”.
Nơi đây có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ thế kỷ 19. Ảnh:chuon_chuon_gio
Quần thể điện gồm 10 công trình kiến trúc khác nhau, được bố trí hợp lý ở núi Ngọc Trản. Trong đó, điện Minh Kính Đài là điện lớn nhất, là nơi thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm.
Ngày nay, khi khám phá điện, du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành và những giai thoại gắn liền với Điện Hòn Chén. Một trong số đó là giai thoại huyền bí liên quan đến vua Minh Mạng. Tương truyền, một lần dạo sông Hương, nhà vua làm rơi chiếc chén ngọc xuống lòng sông và được một con rùa ngậm chén ngọc ngoi lên trả lại.
Điện Hòn Chén diễn ra nhiều nghi thức lễ hội quan trọng. Ảnh:Thanh Niên
Ngoài giai thoại này, một vài câu chuyện huyền bí khác liên quan đến vua Thiệu Trị hay nữ thần Po Nagar cũng được truyền lại. Vì thế, khi đến thăm công trình này, du khách sẽ được tìm hiểu sâu hơn về những điều bí ẩn liên quan đến điện.
Vẻ đẹp cổ kính của Điện Hòn Chén bên dòng sông Hương
Ngày nay, Điện Hòn Chén là điểm đến đẹp ở Huế thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách gần xa. Ngoài sự bí ẩn của các giai thoại và lễ hội thì vẻ đẹp kiến trúc của công trình này cũng là điều mà du khách yêu thích khi đến đây.
Công trình mang vẻ đẹp cổ kính, được xây dựng theo phong cách kiến trúc mỹ thuật độc đáo. Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Công trình này sở hữu lối kiến trúc độc đáo, toát lên nghệ thuật trang trí mỹ thuật đặc trưng của thế kỷ XIX. Với 10 công trình riêng biệt, mỗi công trình toát lên một dấu ấn riêng, được thiết kế và chăm chút cẩn thận.
Quần thể Điện Hòn Chén gồm 10 công trình lớn nhỏ. Ảnh:agirlwhotravels
Đến đây, du khách nhất định phải đi thăm Minh Kính Đài nằm ở vị trí chính giữa. Bên trái điện có Bàn Thơ Quan, Am, Dinh Ngũ Hành Và Ông Hổ. Bên phải là Nhà Quan Cư, Chùa Thánh Và Trinh Cát Viện. Minh Kính Đài cũng nơi tổ chức các hoạt động hành hương, tế lễ diễn ra vào tháng 3, tháng 7 âm lịch hàng năm.
Vẻ đẹp nhuốm màu thời gian của công trình Điện Hòn Chén Huế. Ảnh: Wikipedia
Điện Minh Kính Đài được xây dựng 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp, cụ thể có Đệ Nhất, Đệ Nhị và Đệ Tam cung. Lần lượt từng khu sẽ là nơi thờ, để đồ cúng bái và dâng hương. Kiến trúc của Minh Kính Đài được thực hiện theo với phong cách nghệ thuật khảm sành sứ, tạo nên sự khác biệt so với các công trình còn lại.
Kinh nghiệm tham gia lễ hội ở điện Hòn Chén
Theo kinh nghiệm khám phá Huế mộng mơ mà nhiều du khách chia sẻ lại, bạn nên đến đây vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm mà Điện Hòn Chén diễn ra nhiều nghi thức lễ hội quan trọng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
Lễ hội Hòn Chén gồm 2 phần chính là lễ nghinh thần (rước các vị thần về đền) và lễ chánh tế.
Từ Điện Hòn Chén, bạn có thể ngắm cảnh đẹp dòng sông Hương. Ảnh: frozenery
Trong đó, lễ nghinh thần tổ chức trên sông Hương, sử dụng thuyền rồng kết đôi để rước nữ thần Thiên Y A Na từ Điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Dẫn đầu là thuyền rồng là long kiệu đặt vật phẩm vua ban cho Thánh Mẫu. Lệ nghinh thần được nghinh bởi các trinh nữ hòa cũng tiếng hát ngân nga của cô đồng, hát văn, phường bát.
Điện Hòn Chén là nơi tổ chức nhiều nghi thức lễ hội tín ngưỡng dân gian. Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Khi đón Thánh Mẫu và các vị thần về điện sẽ diễn ra lễ chánh tế. Nghi lễ này cũng được tổ chức với nhiều hoạt động như: nghinh Thánh Mẫu, phóng sanh, thả đèn hoa đăng, tế làng Cát Hải,… Mỗi nghi lễ đều được xây dựng dựa trên hình thức tín ngưỡng văn hóa dân gian vô cùng độc đáo, thú vị.
Những nghi lễ được tổ chức long trọng, khang trang. Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Du khách tham gia lễ hội ở Điện Hòn Chén Huế vừa được mở mang thêm về kiến thức văn hóa tâm linh, vừa được hòa mình vào không khí nhộn nhịp sôi động. Đây là một trải nghiệm quý giá mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp du lịch xứ Huế mộng mơ.
Du lịch Huế, bạn nhớ khám phá Điện Hòn Chén. Ảnh:huegrit
Huế bao giờ cũng dịu dàng, mơ mộng và đầy sức hút với rất nhiều địa điểm du lịch đẹp thuộc quần thể di sản cố đô. Một trong số đó là Điện Hòn Chén với nét kiến trúc cổ kính nằm bình yên bên dòng sông Hương. Có dịp đi Huế, bạn hãy đến thăm điện để cảm nhận một vẻ đẹp trầm tư của một di tích gắn liền với nhiều giai thoại huyền bí.
Thác Đỗ Quyên cao hơn 300 m nằm ở đâu?
Một vườn quốc gia nổi tiếng ở khu vực miền Trung có thác Đỗ Quyên cao hơn 300 m, thu hút du khách khám phá.
Thác Đỗ Quyên là cảnh đẹp nổi tiếng tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Theo trang thông tin giới thiệu vườn, ngọn thác hùng vĩ này cao hơn 300 m, là đầu nguồn của một trong những nhánh chính hợp thành sông Hương thơ mộng ở xứ Huế. Vào mùa xuân, hoa đỗ quyên ven thác rực rỡ bung nở khoe sắc.
Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập vào năm 1991, đến nay vừa tròn 30 năm. Đây là nơi bảo vệ hệ sinh thái giao thoa giữa 2 luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam, bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm... đồng thời là điểm du lịch thu hút du khách yêu thiên nhiên.
Theo quyết định mở rộng diện tích Vườn quốc gia Bạch Mã của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2008, tổng diện tích tự nhiên của vườn gần 37.500 ha, trong đó phần lớn thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế (gần 34.400 ha), phần còn lại thuộc tỉnh Quảng Nam (hơn 3.100 ha). Trụ sở của vườn đặt tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.
Về động vật, vườn quốc gia Bạch Mã có các loài đặc hữu, quý hiếm như voọc ngũ sắc, gà lôi lam mào trắng, trĩ sao, sao la... Về thực vật, nơi đây có các loài đáng chú ý như tùng Bạch Mã, côm Bạch Mã, trầm hương, kiền kiền...
Hải Vọng Đài là điểm ngắm cảnh lý tưởng tại Vườn quốc gia Bạch Mã, ở độ cao hơn 1.400 m. Nhiều du khách đến đây không thể bỏ qua hành trình chinh phục con đường lát đá granite khoảng 800 m để đến Hải Vọng Đài săn mây, ngắm hoàng hôn, hóng gió...
Khám phá cung đường mòn Ngũ Hồ là trải nghiệm du khách không thể bỏ qua tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Theo thông tin giới thiệu điểm đến, với chừng 30 phút chinh phục quãng đường 2 km, bạn sẽ check-in loạt thác nước, hồ nước trong xanh ở đây.
Hồ Truồi mang vẻ đẹp thơ mộng với những dãy núi nhấp nhô ôm quanh vùng nước trong xanh, thoáng đãng. Theo trang thông tin Vườn quốc gia Bạch Mã, hồ có diện tích khoảng 400 ha, được xây dựng để phục vụ tưới tiêu đồng ruộng của địa phương. Soi bóng bên hồ Truồi là Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nổi tiếng.
Chiêm ngưỡng di tích đá, tượng gỗ độc đáo trong chùa cổ 700 tuổi ở xứ Đông Tọa lạc tại thôn Đông Cao (Đông Xuyên, Ninh Giang, Hải Dương), chùa Sùng Ân có tuổi đời trên 700 năm. Đây được xem là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm với hệ thống tượng Phật cổ kính, lạ mắt. Chùa Sùng Ân (thôn Đông Cao, Ninh Giang, Hải Dương) có diện tích gần 5.000 m2, gồm Tam Bảo xây dựng kiểu...