Diên hi công lược phiên bản bệnh viện
Nếu “ Diên hi công lược” diễn ra ở bệnh viện thì câu chuyện sẽ phát triển như thế nào?
Làm việc trong một bệnh viện lớn hàng đầu luôn là mong muốn của mọi sinh viên y khoa. Mỗi mùa tốt nghiệp đến, những sinh viên mới ra trường đều cố gắng hết sức mình để được làm việc ở đây.
Lần đầu tiên đến bệnh viện, nhìn thấy gì cũng ngạc nhiên.
Nữ chính xuất hiện – Nguỵ Anh Lạc
Bác sỹ thực tập cần được đào tạo bài bản.
Gần 1 năm, các bác sỹ thực tập ngày đêm tiếp bệnh nhân, khám bệnh, ghi bệnh án, kê thuốc,…
Thời gian thực tập kết thúc, cuối cùng cũng trở thành bác sỹ nội trú.
Các bác sỹ cấp trên đều rất nghiêm khắc đối với bác sỹ nội trú.
Giờ ăn trưa ngắn ngủi cùng các lãnh đạo của bệnh viện.
Còn có bộ phận hành chính luôn xuất quỷ nhập thần với đủ các loại kiểm tra ngẫu nhiên.
Điều đáng sợ nhất là – rắc rối y tế.
Và những khiếu nại từ gia đình bệnh nhân.
Những lúc đau khổ, chỉ có thể tự ôm mình.
Cố gắng vài năm, bác sỹ nội trú cuối cùng cũng trở thành bác sỹ chính thức.
Tất nhiên, nhiều lần, bác sĩ vẫn không thể kiểm soát cảm xúc của mình.
Vẫn phải đối phó với các kiểm tra của lãnh đạo.
Lãnh đạo đến, chúng ta không thể nào không chuẩn bị.
May mắn thay, không lâu sau đó, tôi được thăng chức làm phó khoa.
Đây là bácsỹ mà tôi ngưỡng mộ nhất – Nhàn phó khoa.
Tôi luôn ghi nhớ lời chia sẻ của cô ấy trong một hội nghị thường kỳ đa ngành. Cô ấy đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bác sỹ cần nắm chắc các kiến thức y học.
Trưởng khoa cũng giúp đỡ tôi rất nhiều.
Làm phó khoa áp lực rất lớn. Không chỉ luôn luôn quan tâm đến bệnh nhân mà còn có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá.Vừa vất vả vừa mệt mỏi nhưng khi thấy người bệnh khoẻ mạnh ra viện, tôi cảm thấy rất vui.
Vì có nhiều thành tích tốt, tôi nhận được sự đánh giá cao của viện trưởng.
Nhiều năm vất vả cuối cùng cũng thành công.
Khi làm trưởng khoa: tham gia nhiều cuộc họp nhiều hơn, dự nhiều hội nghị.
Quy trình làm việc cồng kềnh và thường yêu cầu nhiều chữ ký của các bộ phận.
Dĩ nhiên là vẫn có nhiều mặt tốt.
Ví dụ như các trưởng khoa luôn giúp đỡ lẫn nhau.
Lãnh đạo rất quan tâm cấp dưới.
Sau nhiều năm vất vả, cố gắng hết mình, tôi cũng trở thành viện trưởng mới của bệnh viện.
Hãy nghe các đồng nghiệp đánh giá về tôi.
Nguồn: Sohu.com
Theo Ohay TV
Nữ chính trị gia New Zealand đạp xe tới viện sinh con
Bộ trưởng Phụ nữ New Zealand đạp xe tới bệnh viện để sinh con đầu lòng ở tuần 42.
Bộ trưởng Genter và bạn đời. Ảnh: Instagram.
Bộ trưởng Julie Genter hôm 19/8 đăng ảnh mình và bạn đời tận hưởng "sáng chủ nhật đẹp trời" lên mạng xã hội Instagram. Genter, 38 tuổi, kiêm nhiệm Bộ trưởng Giao thông New Zealand, là người thẳng thắn và luôn ủng hộ xe đạp, theo BBC.
"Hãy chúc chúng tôi may mắn nào!" bà viết. "Bạn đời và tôi đạp xe vì ôtô của tôi không đủ chỗ cho đội đi theo cổ vũ, nhưng việc đạp xe cũng mang lại tâm trạng tốt nhất cho tôi".
Chuyến đi bằng xe đạp điện "chủ yếu là xuống dốc", Genter nói. "Có lẽ chúng ta nên đạp xe nhiều hơn trong vài tuần cuối để sinh nở dễ hơn. Chúng tôi sắp phải lắp thêm ghế ngồi mới trên xe đạp".
Genter sẽ nghỉ thai sản ba tháng và gia nhập đội ngũ chính trị gia sinh con khi đang tại nhiệm. Hồi tháng 6, Thủ tướng New Zealand trở thành lãnh đạo thứ hai trên thế giới sinh con khi tại nhiệm. Cả bà và Genter đều sinh ở bệnh viện công thành phố Auckland. Thành viên quốc hội đầu tiên của New Zealand sinh con năm 1970 , một chính trị gia khác cũng cho con bú khi đang tại nhiệm năm 1983.
Hồng Hạnh
Theo Vnexpress
Kẻ giết người "ngờ nghệch" Ai là người đã bắn vợ ông Clark? Tình huống: Thám tử đang nói chuyện với một bác sĩ trong phòng chờ của bệnh viện thì bỗng nhiên có một người đàn ông lao vào và hoảng sợ hét lớn: " Có người bắn vợ tôi!". Thám tử yêu cầu người đàn ông kể lại đầu đuôi sự việc. Người đàn ông có...