Điện hạt nhân sẽ thay thế các nguồn năng lượng truyền thống?
Dự án điện hạt nhân có tính cạnh tranh cao so với giá điện bình quân của các loại nguồn điện khác.
Để đối phó với nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống hiện nay, Việt Nam lựa chọn điện hạt nhân và nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch điện mới. Trong đó, tập trung phát triển điện hạt nhân thay thế cho các phương thức sản xuất điện cũ, phát thải nhiều khí nhà kính.
Theo Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, điện hạt nhân là sự lựa chọn thích hợp, góp phần thay thế các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt Nam sử dụng công nghệ nhà máy điện hạt nhân từ các nước tiên tiến sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa phát triển.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ)
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện công tác thăm dò địa chất, thủy văn, môi trường… và quy hoạch địa điểm xây dựng hai Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận đã cơ bản hoàn thành. Công tác đào tạo nhân lực liên quan đến xây dựng, vận hành, bảo đảm an toàn phóng xạ… đối với nhà máy điện hạt nhân đang triển khai tích cực.
“Phát triển điện hạt nhân là một trong những nhiệm vụ lớn trong Chiến lược phát triển năng lượng nguyên tử. Cục Năng lượng nguyên tử đã triển khai thăm dò, khai thác tài nguyên Urani của Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện sau này khai thác thương mại Urani kỹ thuật cũng như nghiên cứu về các loại nhiên liệu. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu lựa chọn công nghệ, đánh giá an toàn cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng theo hướng dẫn của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chuẩn bị vững chắc cho khai thác an toàn, hiệu quả và an ninh điện hạt nhân trong tương lai”, ông Tuấn cho biết.
Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), “vòng đời” của dự án nhà máy điện hạt nhân kéo dài tới 60 năm, cao hơn nhiều các loại dự án nguồn điện khác (thủy điện công suất lớn chỉ 40 năm, nhiệt điện than 30 năm, tuabin khí chu trình hỗn hợp 25-30 năm…). Do vậy, giá điện bình quân cả đời dự án nhà máy điện hạt nhân là có tính cạnh tranh cao so với giá điện bình quân của các loại nguồn điện khác./.
Video đang HOT
Vân Anh
Theo_VOV
Những chuyến tàu từ Hoàng Sa, Trường Sa chở "lộc biển" về đất liền
Hiện nay có hơn 1.000 tàu thuyền của ngư dân Bình Định đang tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa... Với ngư dân, đó không chỉ đơn thuần là chuyện mưu sinh thường nhật mà còn là tình yêu, ý thức giữ vững chủ quyền biển đảo dân tộc và bảo vệ "lộc" trời của biển cả.
Ngư dân tại Bình Định quan niệm rằng cá ngừ đại dương chính là "lộc biển" mà Hoàng Sa, Trường Sa ban tặng cho họ. Đặc biệt là ở nơi còn nhiều khốn khó như mảnh đất ven biển miền Trung. Vào mùa này, hàng ngàn tàu cá lại hối hả, nối đuôi nhau ra khơi, thả câu đánh bắt ngừ đại dương. Chưa kịp vui mừng vì chuyến chuyên chở "lộc biển" về đất liền được giá, ngư dân lại vội vã chào tạm biệt gia đình, người thân để mang theo thức ăn, nước uống... lên tàu ra khơi, ăn Tết trên biển.
Cá ngừ đại dương được đưa lên thành tàu nhờ vào sợi dây thừng được kéo bằng ròng rọc.
Tại cảng cá Quy Nhơn (TP.Quy Nhơn, Bình Định), hàng chục chiếc tàu có công suất lớn đã cập cảng và bắt đầu bán cá ngừ đại dương cho thương lái. Nhiều ngư dân nhanh chóng nhảy xuống hầm chứa cá, chẳng ngại cái lạnh buốt từ hơi hầm đá bốc lên ngùn ngụt. Họ bới tung những phiến đá lớn rồi cột dây thừng vào đuôi cá, dùng ròng rọc để kéo lên. Trên tàu, 2 đến 3 ngư dân chờ khiêng cá lên bờ để thương lái cân trọng lượng rồi đưa vào xe tải, vận chuyển đi tiêu thụ. Mọi công đoạn kiểm tra, trả giá... cứ diễn ra dồn dập khiến cho không khí tại cảng cá thêm phần hối hả, khẩn trương.
Cá ngừ được đưa lên khỏi hầm đá.
Ông Trần Văn Phúc - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, cho biết: "Hiện nay, đội tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định đang dốc toàn lực khai thác chính vụ với hơn 1.170 chiếc. Giá hiện tại ổn định khoảng 98.000 đồng/kg cá ngừ đại dương, nên đa phần ngư dân có lãi lớn. Hằng năm, ngư dân Bình Định khai thác được khoảng 9.000 tấn cá ngừ đại dương tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa".
Theo nhiều ngư dân, lâu nay phương thức đánh bắt cá ngừ đại dương truyền thống vẫn là câu tay kết hợp ánh sáng và sử dụng ngư cụ câu vàng. Hiện nay, đã xuất hiện công nghệ khai thác cá ngừ đại dương từ thiết bị bộ câu hiện đại đến từ Nhật Bản. Tuy nhiên công nghệ này chưa được áp dụng rộng rãi đối với tàu câu cá ngừ đại dương của Bình Định.
May mắn là 1 trong 25 tàu cá tại Bình Định được trang bị miễn phí bộ câu cá ngừ đến từ nước Nhật, ngư dân Nguyễn Văn Việt (chủ tàu cá BĐ 97244, 400CV), cho hay, nhờ nhận được thiết bị từ nước Nhật nên việc đánh bắt cá của ngư dân hiệu quả hơn rất nhiều và chúng tôi đặt niềm tin vào tương lai cá ngừ sẽ thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản và thế giới.
Mới đây, trao đổi với báo chí, ông Hồ Quốc Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: "Bình Định tiếp tục đưa con cá ngừ đại dương vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, để bảo đảm, chúng tôi đã tiếp nhận một chuyên gia của Nhật Bản là giáo sư hàng đầu về công nghệ câu cá ngừ, tình nguyện sang Bình Định. Toàn bộ JICA (Nhật Bản) tài trợ cho mình, chủ yếu mình ở đây bố trí ăn, ở thôi. Hiện tại, giáo sư đã đến đây rồi và sẽ tiến hành cầm tay chỉ việc giúp cho ngư dân Bình Định, quyết tâm đưa nhiều con cá ngừ đại dương đạt chất lượng sang Nhật Bản".
Cẩn thận trong từng công đoạn.
Dùng thiết bị để xác định chất lượng ban đầu của thịt cá ngừ.
Lấy đá ra khỏi mang cá.
Con cá ngừ đại dương nặng gần 80 kg.
Không khí tại cảng cá nhộn nhịp, khẩn trương.
Theo_Dân việt
Mưa phùn, gió rét không làm vắng vườn đào Nhật Tân Mưa liên tục, gió rét thổi cắt da cắt thịt, cả cánh đồng hoa đào Nhật Tân chìm trong giá lạnh. Song cái lạnh se sắt của thời tiết không ngăn được người trồng hoa và người chơi hoa. Người trồng hoa vẫn thoăn thoắt chăm cây trên luống đào ngập nước, người chơi hoa đội mưa đi chọn đào, không khí ngày...