Điên đầu vì vợ keo kiệt và không biết điều
Bố mẹ tôi phải nấu cơm hàng ngày, trong khi đó nếu cô ấy về mà thấy mẹ tôi cặm cụi làm cơm thì cũng chưa bao giờ cô ấy nói để cô ấy làm mà cứ để tự nhiên như vậy, chưa bao giờ cầm lấy cái chổi quét nhà.
ảnh minh họa
Tôi yêu và lấy người con gái là vợ tôi bây giờ, quê cô ấy ở Tuyên Quang. Nếu nói rằng tôi vụ lợi thì không phải, cô ấy xinh thì cũng không? Chúng tôi đến với nhau khi tôi kiên trì theo đuổi cô ấy. Là một người sắp bảo vệ luận án Thạc sĩ, lại làm công việc tốt trong một công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn, vào những ngày 15 hay mùng 1 âm lịch, cô ấy thường xuyên đi lễ chùa để cầu may mắn. Rõ ràng, nếu chỉ nhìn vào từng đó thôi, ai cũng có thể thấy cô ấy tuyệt vời đến mức nào. Nhưng khi lấy nhau rồi, thì phát sinh từ đây.
Bố mẹ tôi sống tình cảm và rất yêu quý con dâu, nhưng cách cô ấy ứng xử trong cuộc sống khiến tôi ngộp thở. Tôi đứng giữa, bênh vợ thì ko được mà cãi bố mẹ thì lại càng không thể vì tôi biết vợ tôi sai hoàn toàn. Bố mẹ tôi ko bao giờ chì chiết con dâu mà chỉ dạy cách sống sao cho phù hợp với môi trường.
Bạn thử nghĩ xem. Bố mẹ tôi phải nấu cơm hàng ngày, trong khi đó nếu cô ấy về mà thấy mẹ tôi cặm cụi làm cơm thì cũng chưa bao giờ cô ấy nói để cô ấy làm mà cứ để tự nhiên như vậy, chưa bao giờ cầm lấy cái chổi quét nhà. Nhà tôi thuận tiện ở chỗ các cửa hàng ăn sáng chỉ cần bước qua đường là xong mà món nào cũng có nhưng tuỵệt nhiên chưa bao giờ thấy cô ấy mua để mời bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi muốn khuyên răn cô ấy, chưa nói 1 câu thì đã cãi xong 10 câu rồi… Điều đó khiến tôi có bình tĩnh cũng không thể được.
Video đang HOT
Tôi đi làm được bao nhiêu tiền thì đưa hết cả cho cô ấy, không giữ 1 đồng nào cho mình vì tôi ít khi tiêu tiền lắm. chỉ đổ xăng xe vì cơm thì tôi ăn ở công ty. Tôi bảo là cuối tháng vợ chồng gửi ông bà 2 triệu còn lại thì giữ để giành cho kế hoạch tương lai. Vậy mà sau lưng tôi, cô ấy chỉ đưa bố mẹ có 1,5 triệu trong khi cái gì cũng tăng giá ấm ầm.
Ngày còn yêu nhau, tôi có vay mượn cô ấy 1 triệu vậy mà cô ấy còn vô tư đi kể với bố mẹ cô ấy khi chỉ ngày kia là chúng tôi cưới nhau. Thậm chí khi cưới nhau rồi, tôi vì tính đàn ông nên gửi trả cô ấy, vậy mà cô ấy vẫn cầm lấy như là không có gì vậy. Đến ngày hôm qua, khi giỗ ông nội, tôi gọi điện bảo cô ấy về sớm giúp mẹ và mua ít đồ thắp hương. Khi tôi về thì mẹ kể rằng: Nó chỉ mua đựoc 1 gói kẹo. Lúc đó tôi đã rất tức giận và đó như là ngọn lửa khiến tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi lập tức viết đơn ly hôn thì mẹ tôi lại bảo là cứ khuyên bảo thêm nữa.
Các bạn hãy xem, bố mẹ và tôi đã đối xử với cô ấy thế nào. Tôi muốn ra tết, chúng tôi sẽ dọn ở riêng vì tôi không muốn nhìn thấy nỗi buồn và khổ tâm từ bố mẹ tôi và tôi cũng muốn xem và nhìn nhận lại khả năng cô ấy làm vợ đảm đang như thế nào để có quyết định chính xác cho mình.
Tôi làm vậy có đúng không, các bạn cho lời khuyên với. Cảm ơn rất nhiều.
Theo VNE
Dễ cưới cũng dễ bỏ
Khi kết hôn sớm, các bạn trẻ chưa đủ lớn về tâm sinh lý, chưa bảo đảm được kinh tế dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân.
"Thời xưa, cuộc sống khó khăn, đám cưới tổ chức đơn sơ nhưng gia đình êm ấm, ít người ly hôn. Ngày nay, cuộc sống sung túc hơn, nhiều cặp tổ chức đám cưới rình rang, đãi cả trăm bàn, đi tận nước ngoài hưởng tuần trăng mật nhưng lại ly hôn nhanh đến chóng mặt". Bà Trần Ngọc Hòa - cán bộ hưu trí tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP HCM - nhận xét như vậy.
Bỏ nhau chớp nhoáng
Bà Hòa đã từng chứng kiến nhiều cuộc ly hôn nhanh chóng. Song, có lẽ cặp đôi H. và N., con của một người bạn đồng hương, làm bà ấn tượng nhất bởi ly hôn "chớp nhoáng" chỉ sau 1 tuần kết hôn.Bà Hòa kể H. (23 tuổi) và N. (21 tuổi) quen nhau qua mạng, yêu nhau gần 1 năm thì tổ chức cưới. Gia đình 2 bên không khá giả mấy nên chỉ hỗ trợ một ít, còn lại mọi khoản chi cho đám cưới đều do H. vay nóng của bạn bè. Không hiểu tính toán thế nào mà sau đám cưới, số tiền H. nợ lên đến 60 triệu đồng. H. bàn với vợ bán hết nữ trang cưới mà gia đình và họ hàng cho để trả nợ nhưng N. cương quyết không chịu.
Áp lực trả nợ khiến những cuộc cãi vã giữa vợ chồng họ xảy ra liên tục. Trong lúc cãi vã, H. tức giận buột miệng đòi ly hôn. Không ngờ, N. xách vali về nhà bố mẹ đẻ. Được thể, H. tuyên bố bỏ vợ vì 2 bên chưa kịp đăng ký kết hôn. Sau khi chia tay, H. phải rao bán từng món đồ mới sắm như giường, tủ, bếp gas, tivi... để trả nợ.
Trong một lần đến TAND quận Tân Bình, TP HCM, tôi thấy một phụ nữ trẻ mang bầu thập thò trước cửa. Hỏi thăm, tôi mới biết cô đến tòa tìm hiểu thủ tục ly hôn.Người phụ nữ trẻ tên P., 20 tuổi.
Giới trẻ đang trở nên dễ dãi hơn với khái niệm kết hôn, gia đình (Ảnh minh họa)
Chưa đầy 1 năm trước, P. quen và kết hôn với một chàng trai cùng quê Thanh Hóa. Cùng là người làng với nhau, biết rõ hoàn cảnh gia đình nên từ khi họ yêu đến lúc kết hôn chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Ngay sau khi kết hôn, P. cấn bầu. Trước khi kết hôn, thấy người yêu hay tụ tập bạn bè, P. nghĩ chắc cưới rồi sẽ thay đổi. Tuy nhiên, khi cưới rồi, chồng P. vẫn suốt ngày mải chơi, không chịu làm ăn, trong khi cô ngày ngày tối mặt tối mũi làm việc để kiếm tiền ăn, tiền tiêu, tiền thuê nhà. Thế là "chiến tranh" diễn ra triền miên. "Em hết chịu nổi rồi, phải ly dị thôi" - P. buồn bã.
Giá trị gia đình bị xem nhẹ?
Nói về nguyên nhân ly hôn ở giới trẻ gia tăng, bà Tô Thị Hiền, chuyên viên tư vấn tâm lý tổng đài 1088, cho rằng khi kết hôn sớm, các bạn trẻ chưa đủ lớn về tâm sinh lý, chưa bảo đảm được kinh tế, dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân. Trong 1-2 năm đầu hôn nhân thường dễ xảy ra tình trạng ly hôn nhất bởi 2 con người rất khác biệt, khi về chung sống chắc chắn không tránh khỏi những va chạm, bất đồng.
Mặt khác, so với các thế hệ trước, sự nhẫn nhịn, cam chịu của nhiều phụ nữ trẻ bây giờ đã giảm khá nhiều. Hơn nữa, họ tự chủ về kinh tế và ý thức được quyền cá nhân nên khi mọi thứ vượt qua sức chịu đựng thì sẵn sàng ly hôn. Một lý do khác khá quan trọng là ý thức xây dựng gia đình của các bạn trẻ khá hời hợt, không còn coi trọng mái ấm gia đình như ngày xưa.Theo bà Nguyễn Bích Thủy - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 110, phường 12, quận Gò Vấp, TP HCM - một nguyên nhân khác dẫn đến ly hôn trong giới trẻ tăng là tuy xã hội thay đổi nhưng tính gia trưởng ở nam giới vẫn còn. Vì thế, sự chia sẻ công việc gia đình ở nam giới chưa đáp ứng kỳ vọng của chị em. Ngày trước, ít ai nghĩ đến chuyện ly hôn vì sợ mang tiếng nhưng quan niệm bây giờ thoáng hơn nên sau ly hôn, cả 2 người đều dễ dàng tìm được bến đỗ mới.
Theo VNE
Đi cửa sau vì "ăn cơm trước kẻng" Ba mẹ chồng tương lai ra điều kiện hoặc là theo không hoặc là đám cưới nhưng không rước dâu. Chúng em lỡ "ăn cơm trước kẻng", giờ em có thai 3 tháng. Ba mẹ chồng tương lai của em ra điều kiện hoặc là theo không hoặc là đám cưới nhưng không rước dâu, em phải về nhà chồng bằng cửa sau....