Điên đầu vì chồng cứ hở ra là đòi về nhà bố mẹ vợ
Sáng hôm đó, Linh đang say giấc nồng thì đã bị mẹ gọi dậy ầm ĩ. Đưa tay sang bên cạnh, Linh định kêu Hoàng dậy mở cửa thì tá hỏa khi không thấy Hoàng đâu.
Mới chạm mặt con rể tương lai, bố mẹ Linh đã thể hiện thái độ không bằng lòng ra mặt. Ai bảo tướng tá của Hoàng lại như thế cơ chứ. Cao 1m80 mà chỉ nặng có gần 65 kg, Hoàng giống như nhân viên PG cho hãng tăm tre hơn là một anh chàng về ra mắt nhà vợ tương lai. Nhưng bố mẹ Linh có không đồng ý thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì vì Linh đã quyết tâm lấy Hoàng, không những thế, Linh còn cũng Hoàng đi đăng ký kết hôn rồi nữa. Bây giờ thì Linh đã là vợ Hoàng, được pháp luật công nhận, chỉ còn đợi một đám cưới để ra mắt họ hàng nữa thôi. Mẹ Linh giận dỗi con gái, bỏ cả ăn. Bố Linh thì chỉ chẹp miệng:
- Khổ thì đừng có về đây mà kêu ca đấy, không ai thương đâu?
Sau khi kết hôn, hai bên gia đình cùng góp công sức mua cho vợ chồng Linh một ngôi nhà trên phố để tiện cho công việc. Chỗ ở mới cũng gần cả nhà nội lẫn nhà ngoại, thuận tiện việc thăm nom, đi lại nên Linh cũng mừng. Thế này thì tha hồ về làm nũng bố mẹ rồi. Linh đã phân công rõ rệt, cuối tuần hai vợ chồng được nghỉ thì sẽ về nhà ngoại hai tuần, nhà nội hai tuần. Thế là sự thể lại đi quá sức tưởng tượng của Linh.
Về nhà nội được tuần đầu, sáng sớm, Linh đã phải dậy thực hiện vai trò con dâu đảm. Dù gì thì Linh cũng là dâu trưởng, không ở cùng bố mẹ chồng đã là chiếu cố lắm rồi thì bây giờ phải thể hiện một chút để bố mẹ chồng vui lòng chứ. Linh cũng phải là người hay thể hiện, sĩ diện gì, Linh làm thế này chỉ là để phiền phức không tìm đến với mình mà thôi. Tuần thứ hai qua đi nhanh chóng, cuối cùng thì Linh cũng được về với bố mẹ rồi.
Sáng hôm đó, Linh đang say giấc nồng thì đã bị mẹ gọi dậy ầm ĩ. Đưa tay sang bên cạnh, Linh định kêu Hoàng dậy mở cửa thì tá hỏa khi không thấy Hoàng đâu. Mắt nhắm mắt mở đi ra thì mẹ Linh kéo tay Linh lại, thì thầm:
Video đang HOT
- Xuống ngay đi, dưới nhà có chuyện lạ lắm con ơi.
Hoàng hớn hở: “Anh muốn báo hiếu bố mẹ vợ thôi mà, có gì lạ đâu chứ”. (Ảnh minh họa)
Nhìn nét mắt có phần hốt hoảng của mẹ càng khiến Linh tò mò. Bước chân xuống cầu thang, Linh sững sờ khi thấy Hoàng người đeo tạp dề và đang lau nhà. Không những thế, trên bàn ăn, bữa sáng còn được chuẩn bị sẵn sàng rồi nữa chứ. Sau lần ấy, bố mẹ Linh cũng có con mắt nhìn khác về Hoàng. Còn Linh, hỏi lý do thì Hoàng hớn hở:
- Anh muốn báo hiếu bố mẹ vợ thôi mà, có gì lạ đâu chứ.
Sau lần đó, tuần nào Hoàng cũng đòi về nhà ngoại. Có tuần Linh mệt, không muốn đi, Hoàng còn nói Linh không về thì Hoàng sẽ tự về thăm bố mẹ vợ một mình. Hoàng bảo, về nhà Linh thấy thoải mái, nhẹ nhõm và yên bình. Thế ý Hoàng là về nhà bố mẹ đẻ thì không như thế hay sao ? Mà cũng đúng nhà Hoàng mọi người cư xử với nhau rất kiểu cách, câu lệ, chứ đâu có thân thiện như nhà Linh.
Giờ mỗi lần đi công tác hay có ai biếu đồ gì tốt là Hoàng lại mang ngay về cho bố mẹ vợ. Về nhà Linh, Hoàng càng lúc càng giống người trong nhà chứ không phải là khách như cách người ta vẫn nói “dâu là con, rể là khách”. Nhiều lúc Linh cũng thấy ái ngại vì Hoàng dường như, chẳng để ý gì tới nhà nội. Mà Linh cũng đã bị mẹ chồng mắng không ít lần rồi đấy chứ. Mẹ chồng Linh thậm chí còn gọi điện cho Linh, nói bóng gió:
- Giờ tôi cũng không nhớ mặt con trai mình trông thế nào nữa. Hôm nào rảnh, tôi nấu cơm, mời anh chị về ăn để tôi có dịp được gặp mặt con trai tôi.
Linh biết bố mẹ chồng Linh không có ác ý, chỉ là lâu không thấy con trai về thăm nên tủi thân mà thôi. Linh cũng đã nhắc nhở Hoàng rồi đấy chứ nhưng Hoàng lần nào cũng chỉ đòi về ngoại, khó khăn lắm mới đồng ý về nhà nội, Linh biết phải làm sao đây?
Theo Một Thế Giới
Câu nói cay nghiệt của mẹ vợ, khiến tôi tủi nhục muốn dọn ra khỏi nhà
Tôi đã đau đầu vì chuyện tiền nong, hàng hóa vậy mà hôm nay, mẹ vợ tôi lại khiến tôi muốn dọn ra khỏi nhà, chẳng muốn sống trong ngôi nhà ấy nữa. Nếu không phải là ngày cận tết có lẽ tôi đã dọn đi nhanh trong vòng nốt nhạc, chẳng để mẹ phải thách, phải nói quá lâu như vậy.
Tôi năm nay 32 tuổi là chủ một cửa hàng bán đồ điện tử. Vợ tôi 29 tuổi là nhân viên văn phòng ở một cơ quan nhà nước. Công việc của hai vợ chồng tôi tuy không mang lại quá nhiều tiền nhưng cũng đủ để cho chúng tôi một cuộc sống tương đối ổn định. Mấy năm trước đây, do tôi cẩn trọng và chắc chắn trong làm ăn nên gần như cuối năm nào quyết toán cửa hàng, vợ chồng tôi cũng có để ra được chút tiền ăn tết và gửi tiết kiệm. Năm nay, do tôi mạo hiểm đầu tư vào chuyến hàng quyết định cuối năm thất bại nên chúng tôi chẳng những thua lỗ hết số tiền tích cóp được mà còn mắc nợ một số tiền lớn. Giá như năm nay suôn sẻ có lẽ vợ chồng tôi có thể mua nhà riêng, mở rộng của hàng và có số vốn tương đối để làm ăn. Quả thực do số tôi đen đủi chứ chẳng phải tôi ham hố điều gì to tát. Toàn bộ hàng của tôi bị giữ lại biên giới, đương nhiên nó chẳng mất trắng nhưng giải quyết được cũng mất một số thời gian. Tôi đã đau đầu vì chuyện tiền nong, hàng hóa vậy mà hôm nay, mẹ vợ tôi lại khiến tôi muốn dọn ra khỏi nhà, chẳng muốn sống trong ngôi nhà ấy nữa. Nếu không phải là ngày cận tết có lẽ tôi đã dọn đi nhanh trong vòng nốt nhạc, chẳng để mẹ phải thách, phải nói quá lâu như vậy.
Mẹ nói tôi đang ở nhờ nhà mẹ, sống bằng tiền lương của con gái mẹ
Vợ tôi là con một của một gia đình buôn bán nên sau khi kết hôn, tôi sống cùng nhà vợ. Cuộc sống cũng chẳng có gì phức tạp khi phần nhiều thời gian tôi ở cửa hàng của mình hơn nữa, tôi cũng làm ra tiền, đủ để nuôi vợ con nên mẹ vợ quý tôi lắm. Mấy năm trước là vậy nhưng năm nay vận hạn của tôi thay đổi nên có vẻ tình cảm của bà đối với tôi cũng vơi nhạt đi nhiều. Khi vợ chồng tôi nói sẽ dốc hết vốn để đánh hàng điện tử về bán tết thì bố mẹ tôi ủng hộ lắm, ca ngợi khắp nơi là tôi tu chí làm ăn, chí lớn, đầu óc này nọ nhưng đến khi biết hàng của tôi bị giữ hết trên biên giới thì mẹ vợ tôi hỏi "có mất hết không con?" tôi chỉ buồn mà trả lời chưa biết và không nói thêm gì. Có lẽ nhìn thái độ của tôi không được vui nên ông bà đoán già đoán non sự việc nên thay đổi thái độ. Ban đầu cũng chỉ buồn vu vơ nhưng sau đó mãi chẳng thấy tin vui gì từ tôi thành ra cũng chán nản. Một tuần sau khi nhận tin hàng của tôi bị giữ, gia đình có nhiều tiếng thở dài, ngao ngán. Rồi đến những tiếng than thở "mất hết rồi" "không vớt vát được gì sao" hay "đã bảo rồi, tham thì thâm"... Thực lòng tiền là mồ hôi nước mắt của hai vợ chồng nên chúng tôi mới là những người tiếc và đau lòng nhiều nhất. Bố mẹ vợ đã chẳng động viên để chúng tôi đỡ buồn còn nói nọ nói kia, vợ tôi buồn và khóc rất nhiều, còn tôi trong lòng tiếc lắm, lại lực bất tòng tâm nhưng chẳng dám ca thán gì. Thực lòng mà nói, hàng bị giữ thì nó vẫn ở đó, trước sau gì cũng lấy lại được thôi bởi tôi có đủ giấy tờ, hóa đơn, nhưng chỉ lo vì ngoài tiền nhà chúng tôi còn vay nóng một số người, dự định sau khi hàng về bán sẽ trả. Giờ sự việc vậy, tiền cũng chẳng có, tôi lo lắng hơn cả là về số nợ kia. Và đúng như tôi lo sợ, chủ nợ đòi rất nhiều, tôi đã khất được một số người, còn vài người còn lại không chịu, nhất quyết bắt phải trả trước tết. Quả thực, với tôi số tiền vài ba trăm triệu bây giờ là rất lớn, đã chạy vạy, xoay xở nhiều nơi nhưng chẳng thể đủ được. Bố mẹ vợ cũng biết chuyện, đã không giúp tôi thì thôi lại còn xem tôi như kẻ tội đồ, gậy nợ cho vợ cho con.
Mấy ngày vừa rồi, có nhiều chủ nợ đến tận nhà đòi, khiến tôi và ông bà cũng ngại với hàng xóm. Tôi biết điều đó và đã nói khó để ông bà thông cảm, nhưng có lẽ mọi lời nói của tôi chẳng lọt tai mẹ vợ. Bà đi vào cằn nhằn, đi ra la lối tôi làm phiền nhà bà, khiến gia đình bà mang tiếng. Vợ tôi cũng khóc xin lỗi bố mẹ rất nhiều nhưng sự việc cũng chẳng tiến bộ là bao. Tôi cũng không giám trách gì bố mẹ bởi chính tôi là người không tỉnh táo, thiếu may mắn để gia đình phải lâm vào nợ nần. Tôi nghe lời vợ, bỏ ngoài tai những lời của mẹ, hàng ngày ra cửa hàng để khuất mắt trông coi, mong thư thả đầu óc.
Như mọi năm, tết tôi thường biếu bố mẹ 5 triệu còn lại vợ chồng tôi mua sắm mọi thứ, từ đồ trang trí đến đồ ăn, thức uống trong nhà. Năm nay, chúng tôi chỉ biếu bố mẹ được 3 triệu mà chẳng có tiền mua sắm gì. Ông bà không phải thiếu tiền nhưng cũng buồn rõ rệt. Mẹ vợ tôi phải mua sắm mọi thứ, mẹ luôn ca cẩm tốn kém, lãng phí nọ kia. Hôm qua, mẹ mua về một cây đào, thực lòng chỉ bằng phân nửa cây mọi năm tôi mua, hoa lá chẳng có chỉ trơ cành. Chẳng đẹp chút nào. Đi làm về, tôi nhìn thấy có nói, "sao mẹ không bảo vợ con đi chọn cho, cô ấy có thẩm mĩ, năm nào cũng chọn được cây rất đẹp". Như chỉ đợi tôi nói thế, mẹ vợ lồng lộn lên "tôi không có tiền, chỉ thế thôi. Đã không một xu dính túi còn sĩ. Tôi tức nghẹn cổ, cảm giác như bị tát cháy má vậy, mặt tôi nóng ran, chẳng tự chủ nổi. Tôi nói lại mẹ "con nói thế có gì sai mà mẹ xúc phạm con. Việc làm ăn thiếu may mắn chứ con có phải loại ăn tàn phá hại đâu, mẹ đừng nặng lời thế". Mặc cho tôi là người bị xúc phạm vẫn điềm đạm, nhỏ nhẹ còn mẹ thì nói như hét vào mặt tôi "anh hết thời rồi, đừng có dạy khôn tôi. Nếu anh khôn đã không làm khuynh gia bại sản như vậy. Giỏi thì anh bước ra khỏi nhà tôi đi. Anh đang sống nhờ nhà tôi, ăn bằng tiền lương con gái tôi đấy". Bao nhiêu yêu thương quý trọng của tôi với mẹ vợ chẳng còn gì nữa, hóa ra từ trước tới giờ, mẹ tôn trọng và quý tôi chỉ vì tiền tôi làm ra nhiều. Giờ tôi làm mất tiền, lâm nợ, mẹ khinh tôi ra mặt. Tôi chỉ vừa nói vừa gật đầu chua chát "con hiểu rồi, con sẽ không làm phiền mẹ và gia đình nữa". Tôi toan đi khỏi nhà thì cũng là lúc bố vợ và vợ tôi về. Hai người họ giữ tôi lại, xin lỗi tôi và phân tích cho mẹ vợ. Cuối cùng dưới sức ép của hai người bà cũng phải xin lỗi tôi nhưng tôi hiểu, bà vẫn ghét tôi lắm. Vợ tôi khóc, mong tôi bỏ qua để sống ở nhà vui vẻ. Nhìn em và nhìn bố vợ khó xử tôi thấy thương vô cùng, đành miễn cưỡng ở lại. Nhưng thực lòng, tình cảm của tôi với mẹ vợ chẳng còn như trước. Không hiểu việc ở lại nhà vợ của tôi có phải sai lầm không, nhưng lòng tôi chẳng thể vui nổi, chỉ là gượng gạo miễn cưỡng thôi. Đi cũng không nỡ nhưng ở lại cũng chẳng vui, tôi sợ một hành động gì đó của tôi vô tình sẽ làm hỏng không khí tết của gia đình.
Theo Công Luận
Sau 4 năm chung sống, chàng rể đã làm một việc khiến cả bố mẹ vợ và vợ bất ngờ Chẳng biết mẹ vợ anh để đồ trang sức ở đâu rồi quên không nhớ nhưng họ lại nghi ngờ cho anh lấy và đưa cho mẹ mình cầm về quê. Hưng không thể chịu nhục hơn được nữa... Ngày bố mẹ vợ tương lai yêu cầu phải ở rể sau cưới Hưng đã mất cả đêm suy nghĩ. Nhưng ngẫm nhà mình...