Diễn đàn trực tuyến các chuyên gia toàn cầu kêu gọi tăng cường hợp tác chống COVID-19
Diễn đàn trực tuyến các chuyên gia toàn cầu về Hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/6, đã kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế nhằm đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tham gia diễn đàn có hơn 160 chuyên gia; các đại diện truyền thông của 48 quốc gia trên thế giới cùng với một số tổ chức quốc tế. Tuyên bố chung đưa ra sau diễn đàn nhấn mạnh đại dịch là kẻ thù chung của nhân loại và chỉ có đoàn kết và hợp tác, cộng đồng quốc tế mới có thể đẩy lùi được đại dịch.
Theo tuyên bố chung, COVID-19 đã phơi bày những điểm yếu cả ở hệ thống y tế công của nhiều quốc gia và vấn đề quản trị toàn cầu, cũng như nguy cơ dẫn đến gia tăng bất bình đẳng trên thế giới. Để đối phó với đại dịch, cộng đồng quốc tế nên tăng cường đoàn kết, chung tay hành động để xây dựng một cộng đồng y tế toàn cầu cho mọi người, đồng thời cùng giải quyết những thách thức một cách khoa học và hợp lý. Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu sự hợp tác quốc tế chống COVID-19″.
Tuyên bố cũng hối thúc cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin về phòng ngừa dịch bệnh, phương pháp điều trị bệnh nhân và các nghiên cứu liên quan, đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi người cũng như sức khỏe cho tất cả các quốc gia, nhóm xã hội và sắc tộc. Tuyên bố kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm nhân lực, vật lực cho các nước đang phát triển để cải thiện khả năng đối phó dịch bệnh của ngành y tế công, thúc đẩy phục hồi kinh tế, phản đối sự phân biệt đối xử và kỳ thị ở mọi hình thức.
Video đang HOT
Theo tuyên bố, cộng đồng quốc tế nên tăng cường phối hợp về nghiên cứu, phát triển, sản xuất đại trà và phân phát công bằng vaccine ngừa COVID-19. Các nước cần cùng nỗ lực giảm tác động của đại dịch đối với kinh tế thế giới, tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế và duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuối cùng, tuyên bố bày tỏ hy vọng các nhóm chuyên gia toàn cầu sẽ đóng vai trò tích cực để thúc đẩy hợp tác quốc tế chống COVID-19 và các dịch bệnh tương tự trong tương lai.
"Chợ Vũ Hán không phải nơi bắt nguồn mà là nơi siêu lây lan Covid-19"
Dù chưa xác định nguồn gốc Covid-19 song giới nghiên cứu cho rằng chợ hải sản Vũ Hán không phải nơi bắt nguồn mà chỉ là nơi xảy ra siêu lây lan.
Các chuyên gia vẫn chưa biết về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Các bằng chứng về gen đều cho thấy virus này bắt nguồn từ loài dơi ở Trung Quốc trước khi lây nhiễm sang con người qua một vật chủ trung gian. Tuy nhiên, từ nơi nào và bằng cách nào sự lây nhiễm này diễn ra hiện vẫn là chủ đề đang được thảo luận trong giới khoa học.
Chợ Hải sản ở Vũ Hán ngày 21/1/2020. Ảnh: AP
Ban đầu, các nhà chức trách ở Vũ Hán, Trung Quốc cho biết các ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Tuy nhiên, sau cuộc điều tra về các loài động vật được buôn bán ở đây, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc nhận định trong tuần này rằng địa điểm trên không phải là nơi bắt nguồn của dịch bệnh.
Theo Wall Street Journal, Giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu nhận định: "Khu chợ này chỉ là một trong các nạn nhân" của đại dịch Covid-19.
Các mẫu nghiên cứu được thu thập từ các loài động vật trong khu chợ này đều âm tính với virus SARS-CoV-2. Điều đó cho thấy chúng không có khả năng lây bệnh cho những người bán hàng.
Các nhà chức trách ở Vũ Hán lần đầu tiên thông báo về các ca bệnh gây viêm phổi cấp bí ẩn mà sau này xác định là do virus corona chủng mới gây nên vào ngày 31/12.
Sau khi dịch SARS bùng phát năm 2002 và 2003 bắt nguồn từ một địa điểm tương tự ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khu chợ ở Vũ Hán này được cho là nơi bắt nguồn của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, không có loài động vật nào trong khu chợ này dương tính với virus SARS-CoV-2, Colin Carlson, một nhà động vật học tại Đại học Georgetown nhận định với Live Science. Nếu chúng chưa từng bị nhiễm bệnh, chúng không thể là vật chủ trung gian gây ra sự lây nhiễm từ dơi sang người được.
Ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu ủng hộ kết luận của CDC Trung Quốc rằng, địa điểm dịch bệnh bùng phát ban đầu không liên quan đến chợ hải sản ở Vũ Hán. Virus SARS-CoV-2 dường như đã quanh quẩn ở Vũ Hán trước khi 41 ca mắc đầu tiên được ghi nhận. Nghiên cứu công bố hồi tháng 1 cho thấy người đầu tiên dương tính với SARS-Cov-2 có thể đã mắc bệnh từ ngày 1/12 và sau đó xuất hiện các triệu chứng vào ngày 8/12. Các nhà khoa học trong nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng 13 trong số 41 ca mắc đầu tiên không có liên hệ với chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Chuyên gia Carlson nhận định với Live Science rằng chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán có thể đơn giản chỉ là địa điểm mà một sự kiện siêu lây lan virus SARS-CoV-2 đầu tiên đã diễn ra.
Trên thực tế, các sự kiện siêu lây lan khác trên thế giới cũng tạo nên những ổ lây nhiễm chỉ sau 1 đêm. Tại Daegu, Hàn Quốc, một tín đồ nhà thờ mắc bệnh đã lây nhiễm cho ít nhất 43 người.
Câu hỏi về nguồn gốc dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều giả thuyết chưa được kiểm chứng về đại dịch này, mà một trong những giả thuyết được lan truyền rộng rãi là virus SARS-CoV-2 vô tình bị rò rỉ ra ngoài từ một phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán. Tuy nhiên, cả các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đều khẳng định không có bằng chứng nào chứng minh cho giả thuyết này. Phòng thí nghiệm này cũng cho biết họ không có hồ sơ về bộ gen của virus SARS-CoV-2 và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn.
Hàn Quốc không ghi nhận ca mắc Covid-19 nội địa mới Ngày 4/5, Hàn Quốc không có ca nhiễm Covid-19 nội địa mới trong bối cảnh nước này sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Ngày 4/5, Hàn Quốc ghi nhận thêm 8 ca nhiễm SARS-CoV-2, các ca lây nhiễm mới đều là các trường hợp đến từ nước ngoài. Hàn Quốc sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn...