Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021 diễn ra trực tuyến
Trong hai ngày 25-26/11/2021, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, với chủ đề “Phát huy trí thức trẻ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”.
Diễn đàn sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến do tác động của dịch COVID-19.
Diễn đàn nhằm tiếp tục củng cố mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Đồng thời, định hướng công cuộc chuyển giao tri thức, công nghệ của đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu theo các mục tiêu đổi mới và phát triển đất nước; góp phần tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham gia thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Các tri thức trẻ tham gia diễn đàn năm 2020. Ảnh: TN.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với đầu cầu chính tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 177 đại biểu chính thức tham dự Diễn đàn có độ tuổi không quá 35, có quốc tịch Việt Nam (hoặc gốc Việt Nam) đến từ Việt Nam và 16 quốc gia, vùng lãnh thổ, có các nghiên cứu, các giải pháp, sáng kiến hoặc kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với các nội dung của Diễn đàn. Trong đó, có 136 đại biểu trong nước và 41 đại biểu từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tại Diễn đàn, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp vào 4 nội dung chính gồm: Khơi nguồn Sáng tạo; ứng dụng và chuyển giao; kết nối trí thức trẻ phát triển nền kinh tế số, nhân lực số quốc gia và phát triển; thương mại hoá các giải pháp chuyển đổi số.
Kết thúc Diễn đàn, các đại biểu sẽ thông qua Báo cáo đề xuất, khuyến nghị góp phần đổi mới và phát triển đất nước; tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học trực thuộc Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu; công bố các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học của các nhóm nghiên cứu được đặt hàng bởi các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp…
Diễn đàn là nơi để các trí thức trẻ người Việt trong và ngoài nước thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh đóng góp cho công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, đây là nơi định hướng, chuyển giao tri thức, công nghệ cho những dự án liên kết, liên ngành ứng dụng nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ mới; thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng một Việt Nam hiện đại, thịnh vượng.
Giáo viên kể chuyện 20/11 năm nay: Hát chúc nhau online, không hoa, không quà, không gặp mặt
Ngày 20/11 năm nay thật đặc biệt với tất cả các thầy cô giáo khắp cả nước.
Ký ức 20/11 trong bạn là gì?
20/11 vẫn luôn là dịp gì đó rất quan trọng trong năm. Với tụi học sinh, hiệu ứng 20/11 còn âm ỉ suốt cả tuần lễ, từ việc chuẩn bị tiết mục văn nghệ để thi thố, cho đến tạo bất ngờ quà tặng cho giáo viên thế nào.
Video đang HOT
Còn đối với những học trò đã ra trường, đây là dịp hiếm hoi trong năm "có cớ" để rủ nhau về ngồi họp lớp, trò chuyện lại với giáo viên.
Nói chung 20/11 vẫn luôn là một ngày rất đặc biệt - với những ai đã và đang trải qua thời đi học.
20/11 năm nay thiếu đi những tiết mục văn nghệ của các bạn học sinh...
Tuy nhiên với tình hình dịch Covid-19 năm nay, ngày lễ này đã trở nên bớt trọn vẹn hơn khi không được gặp mặt nhau trực tiếp. Mọi thứ trở nên đơn giản hơn, thay vào đó nhiều trường lại tiến hành bằng việc tổ chức online, diễn văn nghệ... qua hình thức trực tuyến.
20/11 năm nay diễn ra trong bối cảnh khác quá, cùng nghe những tâm sự của giáo viên về ngày đặc biệt này nhé!
Nhiều trường tổ chức 20/11 qua hình thức trực tuyến
20/11 diễn ra trong một năm học đặc biệt: Học trực tuyến
"Học trực tuyến" là từ được nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Việc dạy trực tuyến khiến cho thầy cô đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó, có sự thay đổi trong cách dạy học đến mọi thứ trong cuộc sống.
Nói về sự thay đổi khi dạy online, cô Trần Thanh Nga - giáo viên Vật Lý trường THPT Đào Duy Từ chia sẻ: "Mình không thể cầm tay chỉ việc và giải thích chi tiết như việc học trên trường. Bình thường học sinh đã rất ngại hỏi khi học bài, đến khi học online còn dễ bị xao nhãng hơn. Nhìn máy tính quá lâu cũng khiến học sinh mệt, đôi khi mất tín hiệu, bị out nick ra liên tục.
Ngoài ra, việc dạy trực tuyến khiến các giáo viên vất vả hơn nhiều cách học truyền thống vì cần phải chuẩn bị bài giảng theo kiểu hoàn toàn khác. Và buồn nhất là năm nay mình dạy khối 10 là chính, nhưng đến giờ vẫn chưa biết mặt mũi các em thế nào".
Song cô cũng lạc quan về cách dạy này: "Mình nghĩ rằng không chỉ riêng mình, mà việc dạy trực tuyến là 1 cơ hội cũng như thử thách rất lớn đối với tất cả các giáo viên, nhưng may mắn hơn là mình còn trẻ nên mình có thể sử dụng công nghệ được tốt hơn và trực quan hơn phần nào. Đặc biệt, khi học online sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc đi lại và di chuyển".
Trong khi đó với cô Phạm Thị Tuyết (trường Tiểu học Tân An 1 thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), học trực tuyến là những ngày tháng đi vận động các bậc phụ huynh cho con em học online: "Đặc điểm học sinh quê tôi nhiều em thuộc gia đình khó khăn. Phần đông ba mẹ mải chuyện mưu sinh nên ít có thời gian chăm con.
Có em ba mẹ đi làm suốt ngày không có điện thoại học, có gia đình chỉ có 1 cái mà 3 con học chung. Có nhà ở tận rẫy không có điện thoại thông minh, cũng không có mạng. Có em ba mẹ làm xa, ở với bà ngoại già yếu. Có em thì cha mẹ li dị, con ở với cha dượng nên thiếu sự quan tâm".
Cô cũng cho hay để cả lớp đều được học online là sự nỗ lực rất lớn của các giáo viên: "Cả lớp cố gắng lắm cũng chỉ huy động được 2/3 học sinh tham gia. Với phương châm không bỏ sót học sinh nào nên với các em còn lại, giáo viên phải dạy bằng các hình thức khác nhau như học trên truyền hình, in bài, gửi qua Zalo, nhắn mail...
Tôi dạy thêm 1 tiếng vào buổi tối khi ba mẹ các em đi làm về thì sẽ có điện thoại. Nhưng bất cập ở chỗ, giờ tối thì các ông bố hay say xỉn, trong khi mẹ đi làm về mệt nên cũng gặp nhiều khó khăn trong kết nối. Nói chung giáo viên chúng tôi không sợ khổ, chỉ sợ phụ huynh không chịu hợp tác chung thôi".
Học online thời gian dài nên mới sinh ra tình cảnh "dở khóc dở cười": Giáo viên đến giờ vẫn chưa được gặp mặt hết các em học sinh. Cũng vì thế ngày 20/11 trở nên đặc biệt hơn khi chỉ gặp nhau qua màn hình máy tính.
20/11 online trong các thầy cô là...
20/11 năm nay tổ chức trực tuyến, không quà và cũng không nờm nợp hoa như mọi năm. Song ngày nhà giáo trong các giáo viên vẫn luôn có vị trí quan trọng, như một lời nhắc về ngày của riêng mình, ngày để tri ân công lao dạy dỗ suốt thời gian qua.
Theo chủ trương, nhiều trường tổ chức 20/11 dưới hình thức trực tuyến. Nếu làm trực tiếp thì cũng chỉ đơn giản, gói gọn trong các khối lớp. Nhà trường cũng khuyến khích cả học sinh lẫn phụ huynh hạn chế tặng quà để tránh tụ tập nơi đông người không cần thiết.
Ở trường Marie Curie (Hà Nội), thầy Nguyễn Xuân Khang đề nghị phụ huynh không gặp gỡ và tặng hoa giáo viên. Thay vào đó, nhà trường khuyến khích phụ huynh gửi tin nhắn với những lời chúc ngọt ngào, động viên thầy cô cùng học sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Thầy Khang mong thầy cô vui vẻ chấp nhận điều này. Với thầy Khang, 20/11 năm nay không được tổ chức lễ kỉ niệm, không có học sinh nhưng nỗi buồn đó không thấm vào đâu so với nỗi lo học sinh không được đi học trực tiếp. Một năm học mà ngành giáo dục có nhiều ngổn ngang, xáo trộn bởi việc đi học hay không; kiểm tra trực tuyến thế nào; chất lượng học trực tuyến ra sao...
Thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie) đề nghị phụ huynh không gặp gỡ và tặng hoa giáo viên
Với cô Tuyết, bình thường mọi năm cô sẽ gửi tin nhắn vào nhóm Zalo mong học sinh không tặng quà, tặng hoa hay phong bì.
Cô tâm sự về ngày 20/11 của mình: "Mọi năm, trước ngày 20/11, tôi sẽ dặn trước không nhận quà. Vì tôi không thích học sinh thấy cảnh cô giáo và học sinh đưa đẩy quà trước mặt. Tôi không thích cảnh những em học trò cầm hộp quà chạy khắp trường nhưng không thấy cô đâu, cũng không thích cảnh phụ huynh chở riêng con đến nhà tặng quà".
Còn với cô Thanh Nga, mọi năm nhà trường sẽ tổ chức hoạt động 20/11 nhưng năm nay mọi thứ đều diễn biến qua hình thức online. "Thật sự siêu buồn ấy, nhớ ngày này năm ngoái, mình nhận được nhiều điều bất ngờ của học sinh từ quà tặng, ăn uống rồi văn nghệ... Năm nay chuyển sang hình thức online hết. Thiệp online, chúc online và cả hát qua online nữa. Tuy mạng hơi giật nhưng vẫn rất hay và đáng yêu".
Dù 20/11 năm nay không ồn ào, chỉ được gặp mặt bạn bè qua màn hình máy tính nhưng... không sao cả!
Các thầy cô vẫn rất lạc quan với công việc dạy học của mình. Qua thiết bị trực tuyến, học sinh vẫn được gặp giáo viên, được bày tỏ tình cảm và gửi những lời chúc. Cũng thật may là vẫn có rất nhiều buổi lễ online diễn ra để chúng ta nhớ đến thầy cô giáo của mình.
Hi vọng một ngày nào đó, sẽ sớm thôi, cả giáo viên lẫn học sinh sẽ sớm được đến trường, gặp lại nhau trong năm học này. Và cuối cùng là xin được gởi chúc đến các thầy cô giáo trong ngày kỷ niệm 20/11 đặc biệt này!
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10 Ôtô chưa đóng phạt "nguội" được đăng kiểm tạm 15 ngày, đào tạo thạc sĩ trực tuyến, quân nhân có thêm ngày nghỉ phép..., là các chính sách có hiệu lực từ tháng 10. Đăng kiểm tạm cho ôtô chưa đóng "phạt nguội" Theo thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông Vận tải (thay Thông tư 70/2015), từ 1/10, các xe cơ giới...