Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu 2 được kỳ vọng nâng tầm chất lượng khoa học
Tiến sĩ Duy Tâm đã có một năm rất bận rộn với dự án nghiên cứu mới hợp tác với Israel về cửa sổ thông minh sử dụng vật liệu điện sắc và vật liệu gốc graphene cấu trúc nano, được Hội đồng thẩm định đánh giá là một trong những dự án tốt nhất.
233 đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên đang học tập, sinh sống và làm việc ở trong và ngoài nước sẽ thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh, vai trò và khả năng đóng góp của đội ngũ trí thức trẻ người Việt trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam với khu vực và toàn cầu.
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 năm 2019 có chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước” sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 26 đến ngày 28/11.
Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM Lê Quốc Phong cùng với 233 đại biểu có 106 đại biểu đang sinh sống, làm việc ở 23 quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài nước; 127 đại biểu còn lại là trí thức trẻ Việt Nam đang sinh sống, làm việc trong nước. Có 42 đại biểu là Phó Giáo sư, Tiến sĩ (chiếm tỉ lệ 21%).
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất.
Tại Diễn đàn, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp vào 4 nội dung chính gồm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; công nghệ và quản lý trong nền kinh tế số; nâng cao năng suất lao động và đảm bảo công bằng xã hội.
Kết thúc Diễn đàn, các đại biểu sẽ thông qua Báo cáo đề xuất, khuyến nghị của Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần 2, 2019; Báo cáo chuyên môn về các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển bền vững; Báo cáo ghi nhận các cơ chế, khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu và Kỷ yếu diễn đàn, danh sách các nhóm nghiên cứu chuyên sâu.
Video đang HOT
4 chủ đề của Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2.
Là một đại biểu tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu cả hai lần tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tâm – nhà nghiên cứu lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện đang sống tại Singapore cho biết: “Diễn đàn lần thứ nhất tại Đà Nẵng năm 2018 đã tạo ra sự kết nối và giúp tôi nhận được nhiều lời mời cộng tác ý nghĩa”.
Tiến sĩ Duy Tâm đã có một năm rất bận rộn với dự án nghiên cứu mới hợp tác với Israel về cửa sổ thông minh sử dụng vật liệu điện sắc và vật liệu gốc graphene cấu trúc nano, được Hội đồng thẩm định đánh giá là một trong những dự án tốt nhất.
Cũng trong thời gian này anh có hơn 10 bài báo khoa học, nhiều gấp đôi thời gian làm nghiên cứu sinh trước đó. Anh giành giải thưởng Bài thuyết trình xuất sắc nhất tại Hội nghị Quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu diễn ra tại Australia hồi tháng 9.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Tâm cũng hỗ trợ tư vấn Dự án Năng lượng tái tạo phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam do Viện Ứng dụng Công nghệ VIPTAM chủ trì. Qua đó, thúc đẩy việc chuyển giao các công nghệ năng lượng tái tạo từ nước ngoài về Việt Nam, thay vì đi mua với giá cao.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Tâm – nhà khoa học tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
Về nước tham dự diễn đàn lần thứ hai, Tiến sĩ Tâm được tín nhiệm giao nhiệm vụ là diễn giả chính của Diễn đàn về Bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Anh đặc biệt quan tâm vấn đề các nhà máy điện mặt trời phải xả tải, hoặc lưới điện ở một số địa phương có kết nối với các nguồn điện tái tạo bị quá tải…
Anh Tâm kỳ vọng: “Tôi cho rằng Diễn đàn lần một đã rất thành công trong việc kết nối, cũng như thu hút sự quan tâm của các trí thức trẻ người Việt trên toàn thế giới.
Tôi hi vọng bên cạnh việc mở rộng hơn nữa mạng lưới trí thức người Việt toàn cầu, Diễn đàn sẽ được nâng tầm hơn về tính khoa học, sẽ có những công trình, bài nói có chất lượng cao hơn nữa.
Đồng thời, tôi hi vọng Diễn đàn sẽ đưa ra được thêm những giải pháp, chiến lược tốt hơn nữa nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam”.
Mai Châm
Theo Dân trí
Ứng dụng IoT ở Việt Nam: Bài học từ Nhật Bản
Trong khuôn khổ của Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2019, phiên thảo luận về ứng dụng IoT với sự tham gia của 5 diễn giả đến từ các trường Đại học và các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam.
Các diễn giả đến từ các trường Đại học và các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam tham gia phiên thảo luận gồm: GS.TS. Phạm Tuấn Anh, ĐH Aizu (Nhật Bản); GS. Trợ lý Nguyễn Kiên, ĐH Chiba (Nhật Bản); TS. Nguyễn Bình Minh, nghiên cứu viên, ĐH Tokyo (Nhật Bản); TS. Nguyễn Cẩm Ly, nghiên cứu viên, Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản); GS. Trợ lý Nguyễn Văn Toàn, ĐH Tohoku (Nhật Bản); Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc trung tâm Cloud, FPT Software (Việt Nam).
Các diễn giả trao đổi tại Phiên thảo luận.
Điều phối phiên thảo luận là TS. Tạ Đức Tùng, Nghiên cứu viên ĐH Tokyo và TS. Nguyễn Thành Vinh, nghiên cứu viên Viện Khoa học Công nghệ Công nghiệp tiên tiến Quốc gia Nhật Bản (AIST). Đặc biệt phiên thảo luận đã vinh dự đón nhận sự tham gia và đối thoại của ông Phan Tâm, Thứ trưởng bộ Thông tin -Truyền thông.
Internet vạn vật (IoT) cùng với Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và Robotic là 4 lĩnh vực đang được đặc biệt chú trọng nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng xã hội siêu thông minh 5.0 của Quốc gia này.
Tại Việt Nam, IoT cũng đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để góp phần giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội như môi trường, giao thông, y tế cũng như để nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Để xây dựng và triển khai các hệ thống IoT cần tích hợp nhiều công nghệ bao gồm công nghệ bán dẫn (chế tạo cảm biến, vi mạch); công nghệ truyền thông tin; công nghệ xử lý số liệu, điện toán đám mây...
Toàn cảnh phiên thảo luận với chủ đề: "Ứng dụng IoT ở Việt Nam: Bài học từ Nhật Bản".
Tại phiên thảo luận, các diễn giả đã giới thiệu các công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực cấu phần nên hệ thống IoT và những bài học, sáng kiến giúp Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới dẫn đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu này. Các diễn giả đến từ các công ty Nhật Bản và Việt Nam đã giới thiệu những mô hình sản phẩm IoT trong các lĩnh vực phòng chống thiên tại, giao thông và quản lý tiêu thụ năng lượng điện; cũng như cách các công ty Nhật Bản triển khai các dự án lớn liên quan đến IoT. Tại phiên thảo luận, diễn giả và người tham gia đã cùng bàn luận về lợi thế của Việt Nam bao gồm nhân lực, nguồn dữ liệu và thị trường; và những lĩnh vực mà Việt Nam nên tập trung hướng như Nhà thông minh (Smart Home), Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture).
Đặc biệt, tại phiên thảo luận Thứ trưởng Phan Tâm đã có những đối thoại trực tiếp và chia sẻ với các diễn giả, người tham gia về nội dung cụ thể của các công nghệ, giải pháp và việc triển khai những công nghệ này tại Việt Nam, những đề xuất để các chuyên gia người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của Việt Nam lĩnh vực IoT nói riêng và công nghệ nói chung.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Thành công của phiên thảo luận không chỉ dừng lại ở những nội dung chuyên sâu mà còn ở những kết nỗi đã được tạo ra. Phiên thảo luận về chủ đề IoT tại diễn đàn lần này đã kết nối được các các chuyên gia người Việt ở các vùng miền khác nhau tại Nhật Bản, kết nối được các chuyên gia của các lĩnh vực cấu phần khác nhau trong hệ thông IoT và kết nối được các chuyên gia trong giới nghiên cứu với doanh nghiệp và với cơ quan bộ ngành. Những kết nối như vậy sẽ không thể thiếu khi triển khai và phát triển các bài toàn vĩ mô như IoT.
Theo VietQ
Tung đống tiền mua bằng sáng chế Mỹ, Huawei vẫn tụt hậu so với đối thủ Mỹ? Tốc độ mua bằng sáng chế của Huawei từ các công ty Mỹ đã lên cao đến mức độ chính phủ Mỹ phải sợ hãi. Ảnh: Bloomberg Công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies, biểu tượng của sự cạnh tranh trong ngành công nghệ cao giữa Mỹ và Trung Quốc, có nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ công ty...