Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4: Nông sản chủ động “vượt rào”
LTS: Khi Việt Nam tham gia CPTPP và EVFTA, nông nghiệp có rất nhiều cơ hội phát triển ở các mặt hàng trái cây, thủy sản… Song, những sản phẩm chăn nuôi Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt.
Đây sẽ là một trong những vấn đề sẽ được thảo luận tại Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”, do Báo NTNN tổ chức vào ngày 11/10 tới. Từ số báo này, Báo NTNN sẽ đăng tải các ý kiến, tham luận của các chuyên gia xung quanh diễn đàn này.
Chủ động “vượt rào”
Theo PGS – TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế, các FTA cũng ngày càng có nhiều hàng rào phi thuế quan, còn gọi là hàng rào kỹ thuật. Cụ thể, đối với lĩnh vực nông nghiệp, hàng rào phi thuế quan chính là các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ. “Trong tất cả các ngành kinh tế lớn của Việt Nam có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, chúng ta có hơn 30 ngành hàng và nông nghiệp chiếm một phần lớn trong số đó. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn gặp những trở ngại về chất lượng, năng lực cạnh tranh, công nghệ chế biến, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật khi tham gia các FTA”- ông Long cho biết.
PGS – TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế sẽ tham dự Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4. I.T
Chia sẻ về tình hình vượt rào cản kỹ thuật đối với nông sản Việt, ông Long cho biết, chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP… Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đạt được kết quả tích cực. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, rau… Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế và bất cập, đặc biệt là chất lượng nông sản và việc tiêu thụ, phân phối. Cùng với đó, những rào cản về kỹ thuật là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế khoảng 5%.
Ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia thương mại.
Còn theo ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia thương mại, về cơ bản sản xuất hàng hóa ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không ổn định, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất còn lạc hậu, giá thành các sản phẩm còn cao…
Video đang HOT
Ông Phú phân tích: “Chúng ta đang yếu ở 2 khâu là chế biến và tổ chức thị trường trong và ngoài nước. Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ của Bộ Công Thương thì 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc sơ chế, kim ngạch xuất khẩu tuy lớn song phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn”.
Chờ bàn tay kiến tạo của Nhà nước
Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, lúc này rất cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nước, bộ ngành có liên quan cùng các địa phương trong cả nước: “Cần làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất trên thế mạnh của các địa phương. Đi đôi với đó là những chính sách đầu tư hợp lý và hiệu quả cho những vùng sản xuất được quy hoạch. Sản xuất sản phẩm hàng hóa nông sản cần đi đôi với việc phát triển các nhà máy chế biến nông sản, các kho dự trữ, hệ thống giao thông vận chuyển…”.
Một vấn đề khác được ông Phú nêu ra là cần tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa không đạt chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường cần được xử lý nghiêm minh theo pháp luật, bảo vệ những doanh nghiệp nông nghiệp, người nông dân làm ăn chân chính.
Còn theo ông Long, hàng rào kỹ thuật của các nước, nhất là trong lĩnh vực nông sản rất phức tạp. Về phía các doanh nghiệp nông nghiệp cần sự nghiên cứu về chuẩn mực yêu cầu đối với từng khu vực thị trường, pháp luật chi phối, các rào cản nào sẽ gặp phải… “Các doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng… Để vượt qua các rào cản về kỹ thuật của các nước thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý mấy điểm chính: Hàng hóa phải đáp ứng được chất lượng, các vấn đề về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường”- ông Long đề xuất.
Theo Danviet
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nông sản Việt dễ bị mượn tên?
Trao đổi với Dân Việt, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú lo ngại, những diễn biến căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới hàng thủy sản Trung Quốc sẽ được ghi sai nhãn thành xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến những động thái từ phía Mỹ nhằm gây bất lợi cho Việt Nam.
Cơ hội và rủi ro
Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về những diễn biến căng thẳng gần đây của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
- Ngày 1/8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế mới đối với hàng hóa Trung quốc nhập khẩu vào Mỹ trị giá 200 tỷ đô la với thuế suất 10% từ ngày 1/9/2019. Đây là động thái đầu tiên của Mỹ đối với Trung Quốc sau khi vòng đàm phán cấp cao giữa 2 nước kết thúc không thành công.
Các mặt hàng nông sản Việt Nam đang được bày bán trong siêu thị tại Hà Nội. Ảnh: D.V
Mỹ cho biết: "Trung Quốc nhượng bộ quá ít, họ đăng ký mua nông sản Mỹ với số lượng lớn song họ không làm như vậy". Đây là bước leo thang mới nhất của cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước trong hơn 1 năm qua. Đáp lại hành động của Mỹ, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ không lùi bước và có những biện pháp đáp trả kịp thời.
Từ động thái trên, chắc chắn là hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất được sang Mỹ sẽ tìm cách tiêu thụ ở các nước khác trên thế giới, và đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh thương mại này, Việt Nam sẽ được hưởng một số lợi ích như tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ để thay thế một số mặt hàng mà Trung Quốc bị áp thuế cao như mặt hàng điện tử, đồ gỗ, may mặc, đồ da giầy...
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã giảm nhập khẩu hàng của Trung Quốc với tỷ trọng 12,3% nhưng tăng nhập khẩu của Việt Nam với tỷ trọng 36%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư từ nước ngoài của các DN FDI vào Việt Nam đã giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký đạt 18,5 tỷ USD, bằng 90,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn cam kết đầu tư từ Trung Quốc, Hongkong chiếm một tỷ trọng lớn là 41%, đó là những lợi ích về xuất khẩu và đầu tư mà cuộc chiến tranh thương mại mang lại.
Ông có lo ngại tình trạng DN Trung Quốc sẽ "mượn" Việt Nam để lấy xuất xứ hàng hoá nhằm xuất khẩu sang thị trường Mỹ?
- Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, có khả năng Trung Quốc sẽ thông qua Việt Nam để trung chuyển hàng hóa của họ, dưới mác "made in Việt Nam" nhằm tránh thuế.
Cần lưu ý thêm, khi hàng Trung Quốc vào Việt Nam với hình thức tạm nhập tái xuất, chúng ta phải đối mặt với một rủi ro là sự tiếp tay của một bộ phận các DN nội địa, tạo điều kiện hợp thức hóa cho hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tạo cơ hội cho DN Việt Nam tăng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản, thủy sản sang 2 thị trường lớn này để bù đắp thiếu hụt tại thị trường, đặc biệt là với những mặt hàng tôm, cá tra.
Nhưng tồn tại một rủi ro cũng đáng quan tâm, vì đã có những nhận định cho rằng hàng thủy sản Trung Quốc sẽ được ghi sai nhãn thành xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến những động thái từ phía Mỹ nhằm gây bất lợi cho Việt Nam.
Đối với những sản phẩm thủy sản mà Trung Quốc và Việt Nam đều xuất khẩu sang Mỹ như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc hay cá biển, Mỹ có thể kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ từ Việt Nam, vì họ có thể nghi ngờ DN Trung Quốc sẽ "mượn" Việt Nam để lấy xuất xứ và xuất đi Mỹ.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển cho giao dịch thủy sản của hai thị trường này, điều này rất ảnh hưởng đến uy tín và quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc.
Chủ động hợp tác, cạnh tranh "sân nhà"
Theo ông, liệu có tồn tại rủi ro với thị trường nội địa Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?
- Trong hơn nửa đầu năm 2019, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm 8,5% và xuất khẩu sang các nước ngoài Mỹ chỉ tăng có 2,1%, câu hỏi đặt ra là ai sẽ mua hàng hóa dư thừa của Trung Quốc? Một khi xuất khẩu sang Mỹ và các nước bị chậm lại, chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm đường giải quyết số hàng tồn kho một cách nhanh hơn sang các nước khác khác hoặc sang ASEAN và Việt Nam.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thúc đẩy việc hoàn thành ký kết khu vực thương mại tự do Đông Á (RCEP) vào cuối năm 2019 bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Những động thái trên của Trung Quốc nhằm đa dạng xuất khẩu hàng hóa dư thừa do hậu quả của chiến tranh thương mại.
Thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng về tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á, hệ thống phân phối hiện đại đang phát triển, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tích cực lấn sân vào lĩnh vực thương mại bán lẻ. Vì vậy, nguồn cung hàng hóa từ sản xuất trong nước và nhập khẩu là vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Chúng ta đã hội nhập và chấp nhận mở cửa để hàng hóa và hệ thống phân phối các nước vào thị trường nội địa, điều quan trọng là công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa và quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, thu nộp ngân sách cho Nhà nước. Song song với đó, chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và hệ thống phân phối Việt, chủ động hợp tác và cạnh tranh ngay tại sân nhà.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Phí logistics "trên trời", đẩy giá nông sản Việt Chi phí logistics quá cao là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành của nhiều mặt hàng nông sản Việt. Vì vậy, việc hình thành các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại đang được coi là yêu cầu cấp thiết để đẩy mạnh lưu thông hàng hóa. Ngành dịch vụ logistics tăng trưởng nhanh Chia sẻ tại hội thảo lý...