Diễn đàn kinh tế ở Nga mở đường cho những thỏa thuận mới
Các hợp đồng được ký kết tại sự kiện này đóng vai trò then chốt trong hình thành các mối quan hệ thương mại ổn định, mở ra các thị trường mới và kích thích hoạt động đầu tư.
Logo quảng bá Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 27. Ảnh: TASS
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 27 đã khai mạc hôm 5/6 và diễn ra trong 3 ngày tại thành phố cùng tên, đô thị lớn thứ hai của Nga.
Diễn đàn có sự tham dự của các đại diện đến từ hơn 130 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các đoàn của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), cũng như các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Chủ đề chính của Diễn đàn là “Cơ sở của thế giới đa cực – Hình thành các điểm tăng trưởng mới”.
Các chuyên gia cho rằng khi trật tự thế giới mới bắt đầu hình thành, các quốc gia đang tìm kiếm cơ hội phát triển và những sự kiện quy mô lớn như vậy sẽ hỗ trợ cho nỗ lực này.
Theo các chuyên gia được tờ Izvestia phỏng vấn, tổng giá trị hợp đồng được ký kết tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg có thể lên tới 4.000 – 5.000tỷ rúp (45 – 56 tỷ USD). Vào năm 2023, tổng số giao dịch đã ký kết lên tới 3.800 tỷ rúp. Các hợp đồng được ký kết tại sự kiện này đóng vai trò then chốt trong việc hình thành các mối quan hệ thương mại ổn định, mở ra các thị trường mới và kích thích hoạt động đầu tư.
Pavel Terelyansky, Giáo sư tại Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov ở Nga, cho biết: “Một trật tự thế giới đa cực mới đang được hình thành. Do đó, sẽ có những dịch vụ hậu cần và quỹ đạo mới của các giao dịch tài chính. Điều này sẽ trở thành nền tảng của tất cả các cuộc thảo luận tại diễn đàn”.
Video đang HOT
Về phần mình, Alexander Bakhtin, chiến lược gia về đầu tư của tập đoàn tài chính BCS World of Investments, nhận định: “Dần dần, diễn đàn đã trở thành sự kiện quốc tế quan trọng nhất để tương tác giữa cộng đồng doanh nghiệp và các quan chức từ Nga cũng như các quốc gia khác. SPIEF là nơi duy nhất xét về số lượng và quy mô hợp đồng được ký kết hàng năm”.
Trong khi đó, Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn tài chính Finam Finam Yaroslav Kabkov giải thích: “Những thỏa thuận như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ thương mại ổn định, mở ra thị trường mới và kích thích hoạt động đầu tư. Ví dụ, các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng mới và phát triển các dự án năng lượng thu hút nguồn đầu tư lớn và tạo việc làm”.
Năm 2023, Diễn đàn thu hút hơn 6.000 đại biểu, đại diện cho 3.000 công ty từ 75 nước. Khoảng 200 sự kiện kinh doanh dự kiến sẽ được tổ chức trong diễn đàn, sẽ được chia thành bốn nhóm chính: “Chuyển đổi sang mô hình kinh tế thế giới đa cực”, “Nền kinh tế Nga: Mục đích và mục tiêu của chu kỳ mới”, “Công nghệ đảm bảo khả năng lãnh đạo” và “ Xã hội khỏe mạnh, giá trị truyền thống và phát triển xã hội – Những ưu tiên của nhà nước”.
Như thường lệ, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của diễn đàn.
Nga sắp bước vào cuộc bầu cử "quyết định tương lai đất nước"
Hàng chục triệu cử tri Nga từ ngày mai (15/3) sẽ đi bỏ phiếu chọn Tổng thống nhiệm kỳ 2024-2030, trong cuộc bầu cử được mô tả là sẽ "quyết định tương lai" nước Nga.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga ấn định ngày bầu cử chính thức vào Chủ nhật (17/3). Các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Nga sẽ bắt đầu mở cửa đón cử tri từ sáng 15/3 đến hết ngày 17/3 (giờ địa phương) để người dân đi bầu, chọn ra người lãnh đạo đất nước trong 6 năm tới.
Các ứng viên tham gia chạy đua vào ghế Tổng thống Nga, gồm các ông Vladislav Davankov, Vladmir Putin, Leonid Slutsky và Nikolai Kharitonov.
Theo RiaNovosti, hoạt động bỏ phiếu cũng được tiến hành ở bán đảo Crimea, giống như năm 2018; và các vùng Nga mới tuyên bố sáp nhập trong chiến dịch quân sự ở Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Khoảng 112 triệu người có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tới đây của Nga, trong đó có 1,9 triệu người Nga ở nước ngoài cũng như 12.000 công dân Nga ở vùng Baikonur của Kazakhstan, nơi Moscow đặt sân bay vũ trụ quan trọng nhất.
Reuters nói rằng, khoảng 70-80 triệu người có thể tham gia bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Nga là 67,5%, mức khá cao so với các quốc gia châu Âu. Nga sẽ cho phép công dân bỏ phiếu trực tuyến nếu họ không thể trực tiếp đến điểm bầu cử.
Có tổng cộng 4 ứng cử viên chạy đua vào ghế Tổng thống Nga nhiệm kỳ tới, bao gồm Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, tranh cử với tư cách ứng viên tự do; đại diện Đảng Cộng sản Nga Nikolai Kharitonov; lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Leonid Slutsky; và đại diện đảng Nhân dân Mới Vladislav Davankov.
Đám đông ủng hộ ông Putin tuần hành tại vùng Chechnya. Ảnh: Reuters
Truyền thông Nga và giới chuyên gia dự báo ông Putin có thể giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tới. RT dẫn kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga (VTSIOM) dự báo ông Putin có thể giành 82% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tới.
Các ông Davankov và Kharitonov có thể nhận 6% số phiếu mỗi người; trong khi ông Slutsky được 5% cử tri ủng hộ.
Ông Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên vào năm 2000. Sau hai nhiệm kỳ giữ cương vị nguyên thủ quốc gia, ông làm Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Dmitri Medvedev (2008-2012). Trong các cuộc bầu cử năm 2012 và 2018, ông Putin chiến thắng áp đảo để tiếp tục làm Tổng thống đến 2024.
Năm 2020 vừa qua, Nga sửa đổi hiến pháp sau một cuộc trưng cầu dân ý, trong đó có nội dung đặt lại số nhiệm kỳ Tổng thống Nga từ trước tới giờ về 0, mở đường cho ông Putin ra tranh cử trong cuộc bầu cử tới.
Trong thông điệp gửi cử tri ngày 14/3, Tổng thống Putin khẳng định, cuộc bầu cử sắp tới tại Nga "cho thấy quyền bất khả xâm phạm của một trong những nguyên tắc cơ bản của một nhà nước dân chủ, đó là tính thường xuyên của các cuộc bầu cử".
Kinh tế Nga chứng minh sức dẻo dai khi vượt qua sức ép trừng phạt của phương Tây. Ảnh: GettyImages
"Kết quả của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước trong những năm tới ", ông Putin nêu rõ. "Chỉ có các bạn, những công dân Nga, mới có thể quyết định tương lai đất nước".
Diễn ra trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine diễn ra ác liệt và Nga đang chịu áp lực lớn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, vấn đề kinh tế rất được cử tri Nga quan tâm. Dưới sự lèo lái của ông Putin, Nga giành nhiều lợi thế trong chiến dịch quân sự ở Ukraine; trong khi nền kinh tế Nga chứng minh được sức dẻo dai và đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Theo Fortune, Nga đối mặt mức lạm phát khá cao là 7%, gần gấp đôi mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức tương đối thấp và nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 2,6% trong năm nay, gấp đôi dự báo trước đó, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Con số này vượt xa mức tăng trưởng ước tính 0,9% của châu Âu.
Bên cạnh đó, việc Nga tăng chi tiêu cho quốc phòng đã tạo động lực mạnh mẽ với nền kinh tế. Các khoản vay được chính phủ trợ cấp đang hỗ trợ tích cực người mua nhà, tạo cú hích với lĩnh vực xây dựng đang bùng nổ. Bằng chứng là một số dự án nhà cao tầng ấn tượng đang mọc lên trên bờ sông Moscow; cũng như các khu vực Nga mới sáp nhập.
Dù bị cấm vận, nhưng người tiêu dùng Nga hiện vẫn có thể mua sắm hàng hóa phương Tây thông qua nhập khẩu từ nước thứ ba. Moscow cũng đã chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ; đồng thời tìm kiếm thêm các bạn hàng mới.
Hội nhập Á-Âu trong một thế giới đa cực mới EAEU-SCO-BRICS đang hướng đến việc tạo ra một mạng lưới đối tác rộng lớn giữa các khối và các cách để tăng cường hợp tác trong bối cảnh một trật tự thế giới đa cực mới. Diễn đàn Kinh tế Á-Âu là một sự kiện thường niên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) trong lĩnh vực kinh tế. Ảnh: Moderndiplomacy.eu Theo nhà...