Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya tại Tunisia
Diễn đàn đối thoại chính trị Libya đang được tổ chức tại Tunisia nhằm tiến tới bầu cử.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Tunisia Qais Said nhấn mạnh, giải pháp cho cuộc khủng hoảng chỉ có thể là chính người Libya và khẳng định nỗ lực ủng hộ cho cuộc hòa giải.
Quyền Trưởng Phái đoàn Liên Hợp Quốc tại Libya Stephanie Williams cho biết đang có những bước tiến tích cực và bày tỏ lạc quan về việc đạt được kết quả trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa hai bên xung đột ở Libya. Đại diện LHQ kêu gọi các bên nhượng bộ vì lợi ích của Libya. Các cuộc đối thoại này nhằm đạt được các thỏa thuận về điều phối và sắp xếp bầu cử, thiết lập cơ quan hành pháp thống nhất và khuôn khổ hiến pháp.
Đối thoại chính trị về Libya (Ảnh: Reuters)
Cộng đồng quốc tế cũng đang nỗ lực hỗ trợ Libya giải quyết khủng hoảng thông quá đàm phán và đối thoại. Trong cuộc hội đàm tại Cairo, ngoại trưởng Ai Cập và Pháp đã nhấn mạnh các nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Libya. Hai bên bác bỏ mọi kế hoạch nhằm chia rẽ Libya./.
Trước đó, cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva đã thành công khi các bên đã ký một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, mở đường cho việc nối lại xuất khẩu dầu của Libya và tạo thành một bước tiến nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều năm ở quốc gia Bắc Phi này.
Các phe phái đối địch của Libya nối lại đàm phán tại Geneva
Ngày 19/10, vòng đàm phán thứ tư của Ủy ban Quân sự chung Libya (JMC) 5 5, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ), đã diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), với sự tham gia của quyền Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Libya, kiêm người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL), bà Stephanie Williams.
Lực lượng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) trong cuộc giao tranh với lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tại Tripoli ngày 18/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, việc khởi động vòng đàm phán này được đánh dấu bằng các cuộc gặp trực tiếp giữa đại diện của hai bên xung đột ở Libya. Dự kiến, các cuộc thảo luận giữa hai bên sẽ diễn ra cho đến ngày 24/10. UNSMIL hy vọng hai phái đoàn sẽ đạt được giải pháp cho tất cả vấn đề còn tồn đọng nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vĩnh viễn trên toàn lãnh thổ Libya.
UNSMIL đánh giá cao lãnh đạo của hai bên đã tạo điều kiện cho vòng đàm phán này, đồng thời cảm ơn các thành viên của cả hai phái đoàn đã đến Geneva trong những điều kiện bất thường do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Xung đột tại Libya tiếp tục là một trong những cuộc xung đột vũ trang phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Từ năm 2014, tại Libya tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của LHQ, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông, được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập ủng hộ.
Bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, xung đột giữa hai bên vẫn tiếp diễn. Theo thông tin từ UNSMIL, trong 6 tháng đầu năm 2020, hơn 350 dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc giao tranh, tăng 173% so với cùng kỳ năm 2019. Hơn 400.000 người bị mất nhà cửa kể từ tháng 4/2019.
UNSMIL được thành lập theo Nghị quyết 2009 (tháng 9/2011). Đây là Phái bộ Chính trị với nhiệm vụ chính là hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp chính trị và tiến hành bầu cử toàn quốc ở Libya.
Các phe phái đối đầu tại Libya đàm phán hòa bình ở Marocco Các nhóm chính trị Libya ngày 6/11 đã gặp nhau ở Marocco cho trong vòng đàm phán hòa bình mới nhất. Thông tin chi tiết về cuộc hội đàm ở Maroc vẫn chưa được công bố. Nhưng các nhà đàm phán đang thúc đẩy các nỗ lực song song để tiến tới đàm phán quân sự vào tuần tới và là lần đầu...