Điện đàm Donald Trump – Tayyip Erdogan về thiết lập vùng an toàn tại Syria
Ngày 15/1, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thảo luận về kế hoạch thiết lập một vùng an toàn bên trong Syria dọc theo đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina, ngày 1/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại trụ sở Quốc hội, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vùng an toàn này ở Syria kéo dài 32 km và có thể được mở rộng thêm dù không nói cụ thể kéo dài bao nhiêu.
Theo ông Erdogan, vấn đề vùng an toàn, bao gồm “khu vực an toàn” chạy dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, là vấn đề đã được ông nêu ra từ thời cựu Tổng thống Mỹ Brack Obama và giờ được ông khẳng định lại.
Ngoài kế hoạch trên, ông Erdogan cũng cho biết nhiều khả năng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 23/1 tới để thảo luận về vấn đề Syria.
Cuộc điện đàm ngày 15/1 diễn ra sau khi Tổng thống Trump, người từng tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi Syria, đe dọa sẽ áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ nếu các lực lượng của Ankara tấn công lực lượng dân quân người Kurd được Mỹ hậu thuẫn tại Syria.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết sẽ tiếp quản cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bất đồng gay gắt đã xảy ra giữa Washington và Ankara liên quan đến lực lượng Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG). Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG, được Mỹ hậu thuẫn trong cuộc chiến chống IS tại Syria, là một nhóm khủng bố và là một phần của đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Tổng thống Trump đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về những thiệt hại kinh tế nếu nước này tấn công YPG sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Syria, đồng thời cũng hối thúc người Kurd không được khiêu khích Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tuyên bố tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng người Kurd, đồng thời bày tỏ hy vọng Washington sẽ tôn trọng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Năm 2019: Chính sách ngoại giao của tổng thống Donald Trump sẽ ra sao?
Giám đốc điều hành của Hội đồng National Interest, tiến sĩ Philip M. Giraldi cho rằng đang có những dấu hiệu tốt đẹp về sự thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Ông nghĩ tổng thống Trump thực sự có khả năng gạt bỏ "phái diều hâu" trong bộ máy chính quyền và thay đổi hoàn toàn cách đối thoại về vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới.
Ông Trump tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria trong vòng 60 đến 100 ngày.
Trước đây, chưa có một chính quyền tổng thống nào lại gặp phải tình trạng lộn xộn khắp mọi nơi cả về mặt an ninh quốc gia lẫn chính sách ngoại giao như chính quyền của ông Donald Trump. Ai đó có thể lập luận rằng hoàn toàn không có sự thay đổi chính sách - theo một học thuyết lý trí, được tạo nên dựa trên phân tích những rủi ro về diễn biến của các tình huống quốc tế. Thực tế, có một kiểu phản ứng dựa trên cảm tính được tạo ra bởi những thông tin sai lệch trên truyền thông, cộng thêm "cảm giác bất bình thường" về một loạt các mối quan hệ song phương thường rất ít ảnh hưởng hay không có liên quan gì đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Nhưng cũng không phải "cảm giác bất bình thường" luôn luôn sai. Đạo lý được kiến lập tại Washington từ lâu nay phản ánh quan điểm rằng Hoa Kỳ phải lãnh đạo việc thiết lập và duy trì tính thống nhất tân tự do đã trở nên thịnh hành sau sự tàn phá của Thế Chiến II. Bầu cử, thương mại tự do, tự do báo chí là tiêu chuẩn của trật tự thế giới mới nhưng nó cũng đi kèm với bá quyền của Hoa Kỳ nhằm đương đầu lại những ai kháng cự bước phát triển này.
Kết quả là "những lợi ích đó" thường khó có thể đạt được - ví dụ như các cuộc bầu cử đôi khi có kết quả xấu, các thỏa thuận thương mại và truyền thông không được kiểm soát thường chống lại những mục tiêu lớn hơn của Hoa Kỳ. Và thường xuyên, Hoa Kỳ gây chiến với các quốc gia mà mình không tán thành, với những lý do không liên quan gì đến một lợi ích thiết thực nào - Thường tuyên bố thiếu chính xác về các chế độ bất đồng rằng những chế độ này vừa đe dọa vừa phá hoại các giá trị toàn cầu mà Washington tuyên bố ủng bộ.
Để suy xét xem trật tự tân tự do hoạt động như thế nào cần phải quan sát đến những hành động của nhà Clinton (Bill Clinton tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ và Hillary Clinton ngoại trưởng dưới thời tổng thống Obama) đã biện minh cho những cuộc can thiệp quân sự tàn bạo vào vùng Balkans và đất nước Libya dựa trên những gì họ tuyên bố là các nguyên tắc về nhân đạo. Hay ông Obama, người đòi hỏi phải thay đổi chế độ tại Damascus và đã chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công trên diện rộng tại Syria trước khi ông nhận ra rằng hành động này không được công luận ủng hộ và phải thoái lui.
Đặc biệt là kể từ vụ 11.9, những người theo "trường phái diều hâu" đã ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao của Mỹ thông qua các tổ chức nghiên cứu của họ, tiếp cận với truyền thông và sử dụng năng lực của mình để thâm nhập vào các chính đảng lớn dựa trên những đánh giá sai lệch cơ bản về những mối đe dọa tới an ninh quốc gia. Họ đã rất thành công với những hành động của mình, tuyên bố thiếu căn cứ về việc Iran đe dọa tới Hoa Kỳ được cả lưỡng đảng công nhận mà không có nghi vấn, chưa nói tới Nhà Trắng. Trong khi đó, Nga vẫn là mục tiêu của sự phẫn nộ trong lưỡng đảng, từ vụ cáo buộc can thiệp vào bầu cử tổng thống năm 2016 tới sự hoang mang lo sợ với lý do Nga là mối đe dọa tới Đông Âu.
Nhưng hy vọng vẫn còn ngay cả trong năm 2019. Có nhiều dấu tốt đẹp về sự thay đổi. Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ rút quân ra khỏi Syria và một nửa lực lượng của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan, mặc dù kế hoạch có thể sai lệch và bị trì hoãn do giới lãnh đạo Hoa Kỳ không muốn thực thi điều này. Nếu ông Trump có thể thành công trong việc loại bỏ kiểu can thiệp với Syria thì điều này rất đáng khen ngợi - Nhưng có người đã dí dỏm ví von rằng sự khởi đầu này giống như một câu hát trong bài Hotel California của nhóm Eagles: "Bạn có thể rời đi bất cứ lúc nào bạn muốn nhưng bạn chẳng bao giờ làm như vậy".
Liệu tổng thống Trump có ứng phó được với giới tinh hoa Mỹ trong năm 2019?
Cũng có những dấu hiệu chỉ ra rằng có điều gì đó đang xảy ra. Vào ngày 3.1, ông Trump đã rất thoải mái bình luận rằng Iran có thể làm điều gì mà mình muốn tại Syria, một bình luận gây nên làm sóng sửng sốt qua bình luận mang tính "diều hâu" của tờ Washington Post. Nhưng rõ ràng, các quan chức chính quyền khác lại tiếp tục gửi đi những tín hiệu khác biệt như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ ở lại Syria chừng nào Iran vẫn còn có mặt tại đó.
Ông Pompeo cũng cảnh báo Iran về việc phát triển tên lửa đạn đạo cùng chương trình không gian, nhưng Tehran phủ nhận những điều này. Trong khi đó, Israel đồng mưu với Hoa Kỳ, đã tạo nên một yếu tố bất ổn mới trong chảo lửa Trung Đông, sử dụng máy bay hàng không dân sự để ngụy trang cho các máy bay chiến đấu tấn công vào các mục tiêu tại Syria. Điều này, tạo ra khả năng cao sẽ xảy ra sự việc một máy bay hàng không dân sự bị hạ với "tai nạn" là số lượng lớn mạng sống của các thường dân.
Có những người tin rằng, việc ông Trump quay lại chống chủ nghĩa can thiệp thuần túy là hành động đánh lừa. Họ viện dẫn tới những hành động thù địch liên tiếp của Nhà Trắng đối với Iran, gần như hàng ngày đề cập tới cáo buộc Iran là mối đe dọa không chỉ với khu vực Trung Đông mà còn với Tây Âu và Hoa Kỳ. Thực tế, sự nổi giận của chính quyền có rất ít cơ sở bên cạnh một điểm là có vẻ như cả ông Trump, ông Pompeo, John Bolton và bà Nikki Haley đều tin rằng việc giải trừ vũ khí và thay đổi chế độ ở Iran là khả thi. Thực tế, cuộc chiến chống lại nền kinh tế Iran đã bắt đầu với một loạt các lệnh trừng phạt và việc hoàn toàn cấm Iran xuất khẩu dầu vào tháng 5.
Iran đã đáp trả lại những mối đe dọa bằng cách lặp lại ý định hồi đầu tháng 12 về việc áp đặt quyền kiểm soát với tất cả các tàu thuyền rời vịnh Ba Tư đi qua eo Hormuz nếu việc xuất khẩu dầu của Iran bị Hoa Kỳ phong tỏa. Mỹ ngay lập tức trả lời bằng cách đưa tàu sân bay USS John C.Stennis tới vùng Vịnh, hành động triển khai diễn ra lần đầu tiên trong vòng 8 tháng. Với những diễn biến như vậy, khả năng xảy ra sự cố trong khu vực giữa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ có thể leo thang tới mức xảy ra một sự kiện như Sự kiện Vịnh Bắc Bộ tại Việt Nam.
Tất cả những gì xảy ra tại Trung Đông sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi mà Ả rập Xê-út và Israel là hai đồng minh thiếu trách nhiệm, nói về những gì đang diễn ra trong khu vực. Ông Trump, theo một cách không thông thường, và có vẻ rất chắc chắn khi nói với các phóng viên là những vấn đề quan ngại được đưa ra với Syria là không đúng bởi vì "Chúng ta đã cho Israel 4,5 tỷ USD/năm. Và thẳng thắn thì, chúng ta còn cho họ nhiều tiên hơn thế... Và họ đã làm tốt cho bản thân họ". Cũng vậy với mối quan hệ quan trọng với Nga sẽ dựa vào khả năng loại bỏ sự thù địch của nghị viện với Kremlin cũng như thành kiến của giới truyền thông khi tiếp tục cổ súy cho thông tin "bê bối Nga" là mối đe dọa với an ninh quốc gia.
Triều Tiên cũng chỉ rõ muốn đàm phán với Hoa Kỳ nhưng sẽ quay lại với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân nếu các lệnh trừng phạt không được xóa bỏ. Còn với châu Mỹ Latin, ông John Bolton cố vấn an ninh của Nhà Trắng đã gọi Cuba, Nicaragua và Venezuela là "bộ ba chuyên chế" (troika of tyranny) - và đề nghị xâm lược Venezuela để khôi phục trật tự cần thiết của nước này.
Không ích gì khi đọc báo chí theo trường phái diều hâu nhưng có thể nhận thấy Trung Quốc đứng đầu trong các mối đe dọa nhưng cũng là đối tác thương mại lớn và việc tái thương lượng các vấn đề có liên quan tới kinh tế của hai nước sẽ rất phức tạp. Cần phải quan tâm tới vấn đề này để không làm trầm trọng thêm cuộc cạnh tranh giữa 2 siêu cường - khiến nó trở thành một điều gì đó nguy hiểm hơn. Vụ tạm giữ bà Mạnh Vãn Chu tại Canada vào tháng trước, cùng với hệ quả là Hoa Kỳ có thể và sẽ thi hành các lệnh trừng hạt toàn cầu có thể dễ dàng tiến triển thành một vấn đề lớn với Trung Quốc cũng như các nước khác bao gồm cả những đồng minh NATO. Vụ bắt giữ đã biến mất trên mặt báo nhưng đã có nhiều người Canada bị Bắc Kinh tạm giữ, còn chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh báo các thương nhân của mình về việc đi đến Trung Quốc trong thời điểm này.
Tất cả những chi tiết trên có vẻ như là sự quen thuộc đáng ngại. Nhưng câu hỏi thực tế là liệu trong năm 2019, ông Trump liệu sẽ có tầm nhìn và sự thực tế cần thiết để thực thi lời hứa của mình thay đổi diện mạo của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, bằng cách loại bỏ các cuộc chiến vô ích ở nước ngoài và tu bổ lại quan hệ với những nước thật sự quan trọng như Nga. Rõ ràng, có một chặng đường dài phải đi và rất nhiều công việc đang tiến hành nhưng ông Trump thực sự có khả năng để gạt bỏ những "kẻ diều hâu" trong bộ máy chính quyền của mình và thay đổi hoàn toàn cách đối thoại về vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới.
Theo viettimes
Chuyên gia: Đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ, Trump đang đùa với lửa Tổng thống Donald Trump không hề "dọa suông" khi cảnh báo sẽ đánh sập nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này tấn công người Kurd tại Syria. Tuy nhiên, động thái này sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho nước Mỹ. Đụng tới Thổ Nhĩ Kỳ là đụng tới NATO?. Ảnh: Getty. Theo RT, các dòng trạng thái trên...