Điện có đủ cho những ngày nắng nóng cao điểm?
Trong những tháng cao điểm hè, thời tiết nắng nóng bất thường kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao đột biến để không phải cắt điện và đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của người dân một cách đầy đủ, an toàn và ổn định cũng là vấn đề “ nóng” của ngành điện.
Theo dự báo của EVN, bắt đầu vào đợt cao điểm mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung, phụ tải điện tiếp tục tăng trưởng cao (chủ yếu rơi vào hai tháng 6 và 7) theo chu kỳ hàng năm ở mức trung bình 701,2 triệu kWh/ngày, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2018. Công suất cực đại ở mức từ 38.000 – 39.000 MW, tăng từ 13 – 14% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, những ngày qua, Thủ đô Hà Nội hứng chịu đợt nắng nóng trên diện rộng, gay gắt và kéo dài. Do đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát của nhân dân tăng cao dẫn đến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô cũng tăng đột biến.
EVN khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Theo thống kê hàng ngày của EVN HANOI, ngày 11-6-2019 sản lượng điện tiêu thụ trên toàn thành phố đã lên tới mức 81,256 triệu kWh (cao nhất kể từ đầu năm 2019). Trong khi đó: bình quân sản lượng điện tiêu thụ 1 ngày trong tháng 3: 47,726 triệu kWh; tháng 4: 54,371 triệu kWh và tháng 5: 57,995 triệu kWh.
Tại Quảng Ninh, địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh của cả nước, trong đợt nắng nóng vừa qua, sản lượng tiêu thụ có những ngày lên tới hơn 16,3 triệu kWh, tăng 0,33% so với sản lượng điện tiêu thụ cao điểm ngày nắng nóng của năm 2018.
Ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, trước nhu cầu điện tăng cao trên cả nước, trong quá trình vận hành nguồn điện thời gian tới, hệ thống điện vận hành sẽ căng thẳng, cần thiết hệ thống điện phải huy động nguồn nhiệt điện than, khí miền Nam một cách tối đa.
Về năng lượng tái tạo, việc đưa các dự án điện mặt trời vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo cung cấp điện, song cũng gặp phải khó khăn do phải bố trí cắt điện đấu nối trong mùa cao điểm nắng nóng.
Video đang HOT
Hệ thống điện cũng phải đối mặt các thách thức với tỷ trọng năng lượng tái tạo đưa vào vận hành tăng cao (tính bất định, chất lượng điện năng, quá tải…). Đối với thủy điện, nhiều hồ thủy điện hiện không có khả năng đảm bảo yêu cầu cấp nước hạ du đến cuối mùa khô như Đăk My 4A, Đồng Nai 3, Thác Mơ, Hàm Thuận…
Mặc dù kế hoạch điều tiết sử dụng tiết kiệm đã được triển khai ngay từ đầu năm 2019, nhưng do lưu lượng nước về các hồ miền Trung, miền Nam rất thấp, với sản lượng thủy điện tích trong hồ hiện chỉ khoảng 1,3 tỷ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 2 ngày làm việc.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phụ tải, EVN dự kiến sản lượng điện bình quân toàn hệ thống trong tháng 6/2019 ở mức 701 triệu kWh/ngày; công suất phụ tải lớn nhất khoảng 39.040 MW. Mục tiêu vận hành hệ thống điện là đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc – Nam trong điều kiện truyền tải cao cho miền Nam.
Đồng thời, EVN tiếp tục huy động cao các nguồn nhiệt điện than, tuabin khí; khai thác các hồ thủy điện theo nước về, đảm bảo yêu cầu cấp nước cho hạ du các địa phương. Các tổ máy nhiệt điện chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu (than, dầu…), vật tư, thiết bị, nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia.
Để đảm bảo cung ứng điện, hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo các Tổng Công ty, Công ty Điện lực chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h để đối phó, xử lý kịp thời với các tình huống quá tải cục bộ, xử lý kịp thời sự cố, tiếp tục nỗ lực để đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng.
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho hay, trong thời gian nắng nóng, các công ty điện lực sẽ không “cắt điện” để sửa chữa. Đồng thời mong rằng khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả với nhiều biện pháp như: tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng, chỉnh nhiệt độ điều hòa ở 26 độ C trở lên, lưu ý không để tình trạng đèn đường, đèn chiếu sáng công cộng bật khi trời sáng…
Đồng thời đề phòng nguy cơ cháy nổ lưới điện, trạm điện và khu dân cư, không vi phạm khoảng cách an toàn đến đường dây thiết bị lưới điện, dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Phan Đức
Theo CAND
Quân đội ứng phó với nắng nóng, khô hạn nửa đầu năm 2019
Trước hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong nửa đầu năm 2019 do hiện tượng El Nino, dẫn tới nắng nóng bất thường, tình hình khô hạn, thiếu nước cục bộ xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ .
Tổng cục Hậu cần vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trong toàn quân thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm.
Chiến sĩ mới được huấn luyện dưới bóng cây nhằm tránh say nắng, say nóng. Ảnh: Thúy An
Hiện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào cao điểm mùa khô, mùa xâm nhập mặn. ộ mặn lớn nhất mùa khô năm 2019 xuất hiện vào nửa cuối tháng 3. Đến nay, tại tỉnh Bến Tre, nước mặn đã lấn sâu từ các cửa sông vào đất liền.
Độ mặn 4 xâm nhập sâu nhất đến xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam) trên sông Cổ Chiên, cách cửa sông khoảng 40 km; độ mặn 1 đã xâm nhập sâu nhất đến xã Mỹ Thành (TP Bến Tre) trên sông Hàm Luông, cách cửa sông khoảng 56 km.
Tại Tây Nguyên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều hồ, đập thủy lợi, sông, suối tại các tỉnh ắk Lắk, Đắk Nông đã tụt giảm nguồn nước nghiêm trọng, thậm chí nhiều hồ đã khô trơ đáy khiến người nông dân phải đôn đáo tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng.
Để chủ động khắc phục khó khăn, giữ ổn định đời sống bộ đội và sẵn sàng giúp đỡ nhân dân các khu vực có thể xảy ra hạn hán, Tổng cục Hậu cần vừa có công văn gửi các đơn vị trong toàn quân, đề nghị cấp ủy, chỉ huy các đơn vị phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán và công tác phòng chống thiên tai, hạn hán cho cán bộ, chiến sĩ nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho bộ đội trong tình hình khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra; tăng cường giáo dục cho bộ đội thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm.
Đặc biệt, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần yêu cầu cơ quan hậu cần các đơn vị làm tốt chức năng tham mưu với cấp ủy, chỉ huy tổ chức bảo đảm đầy đủ mọi mặt hậu cần cho bộ đội, thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo, khuyến cáo của địa phương, nắm chắc diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn để có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả mọi tình huống thiên tai, hạn hán có thể xảy ra.
Các đơn vị cần chủ động khảo sát, nạo vét, đào, khoan sâu thêm giếng để khai thác nguồn nước ngầm; nạo vét ao, hồ, hệ thống kênh mương, rạch để chủ động chứa, trữ nguồn nước mặt, sửa chữa, nâng cấp hệ thống dẫn nước, chứa trữ nước và các công trình bảo đảm nước sinh hoạt cho bộ đội, chú trọng bảo đảm tốt kỹ thuật, vận hành hợp lý các máy bơm, hút nước để chủ động về nguồn nước phục vụ sinh hoạt và tăng gia sản xuất, tuyệt đối không để thiếu nước sạch bảo đảm cho ăn, uống và sinh hoạt cho bộ đội theo tiêu chuẩn.
Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị cần tích cực tổ chức vệ sinh môi trường; vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, kết hợp kiểm tra bảo đảm chất lượng, vệ sinh nguồn nước để bảo đảm ăn, uống, sinh hoạt cho bộ đội, có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để ổn định tăng gia sản xuất, phù hợp với điều kiện đóng quân của đơn vị theo vùng, miền. Thực hiện tốt các quy định về phòng chống cháy nổ, cháy rừng và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật chất hậu cần xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Tổng cục Hậu cần giao các cục chuyên ngành thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị bảo đảm tốt mọi mặt hậu cần cho nhiệm vụ ứng phó với hạn hán.
Trong điều kiện thời tiết như vậy, các đơn vị đóng quân tại vùng ĐBSCL và Tây Nguyên thi đua "Vượt nắng, thắng mưa, luyện giỏi, rèn nghiêm" trong tháng đầu huấn luyện chiến sĩ mới.
Để khắc phục tình trạng nắng nóng, các đơn vị thực hiện các biện pháp như: Hạn chế một số hoạt động tổ chức ngoài trời, tăng thời gian học tập trong hội trường, bảo đảm đủ nước uống cho bộ đội khi tổ chức huấn luyện trên thao trường; bảo đảm nguồn điện và nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ cũng được chú trọng.
Trung tá Mai Thanh Sang - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 Thông tin, Sư đoàn 330, Quân khu 9 cho biết: "Thời tiết ở vùng biên giới An Giang những ngày này vô cùng khốc liệt. Nắng nóng liên tục kéo dài và không có mưa, nhiều hôm nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 40 độ C. Để bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, chúng tôi đã điều chỉnh thời gian huấn luyện buổi sáng lên sớm hơn, buổi chiều muộn hơn so với thời gian quy định.
Thời điểm cuối giờ trưa, đầu giờ chiều là những lúc nắng nóng nhất thì bộ đội được nghỉ ngơi. Điều này đã giúp cán bộ, chiến sĩ bảo đảm được sức khỏe mà thời gian, chất lượng huấn luyện vẫn được duy trì đều đặn...".
Theo PLVN
Giá trần thị trường điện năm 2018 là 1.280 đồng/kWh Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, năm 2018, có thêm 9 nhà máy mới tham gia thị trường điện với tổng công suất 472 MW. Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn, liên tục lưới điện truyền tải. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN Tổng chi...