Diễn biến sức khỏe 3 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Hà Nội
Tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, 3 ca COVID-19 nặng đang điều trị tại đây có 1 bệnh nhân trở nặng, 2 bệnh nhân tiến triển tốt hơn. Những bệnh nhân nặng này được các y bác sĩ theo dõi 24/24 để có thể kịp thời cấp cứu nếu diễn tiến xấu.
Các bệnh nhân này gồm bệnh nhân 867, 63 tuổi, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương; bệnh nhân 812, nam, 63 tuổi, nhân viên cửa hàng số 106 Trần Thái Tông, nơi có ca 447 làm việc; bệnh nhân 793, nam, 58 tuổi ở Bắc Giang, là F1 trong gia đình có 4 ca COVID-19 được ghi nhận trước đó.
Bác sĩ điều trị cho biết, bệnh nhân 812 và 867 hiện sức khỏe tiến triển tốt hơn. Bệnh nhân 812 được đánh giá là nặng nhất, lây từ bệnh nhân 447 (nhân viên tiệm bánh pizza, đi du lịch Đà Nẵng về). Ngày 3/8, ông khởi phát sốt, mệt mỏi, chán ăn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết ngày 16/8, bệnh nhân sốt cao, các bác sĩ kiểm soát bằng thuốc kháng sinh để điều trị. Ngày 17/8, bệnh nhân cắt sốt, các chỉ số huyết động, oxy ổn định. Hiện tại, chức năng phổi cải thiện hơn trên hình ảnh X-quang và trên xét nghiệm khí máu.
Bệnh nhân 867 đã bỏ được thở oxy lưu lượng cao, đang thở oxy kính. Bệnh nhân phổi cải thiện, chỉ còn tổn thương khoảng 40%, đáp ứng điều trị tốt, không còn sốt, tất cả các chỉ số huyết động, xét nghiệm đều ổn định. Trước đó, bệnh nhân 867 là ca bệnh được đánh giá nặng, phổi bị tổn thương khoảng 60%, phải thở oxy lưu lượng cao.
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân 867 phổi tổn thương rất nhiều, rất rộng nhưng đáp ứng tốt với máy thở không xâm nhập. Hiện bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc. Nếu điều trị tốt thì khoảng 3-4 ngày nữa khả năng cao bệnh nhân sẽ cai máy thở, chuyển đến Khoa Virus – Ký sinh trùng điều trị.
Bệnh nhân này còn bị rối loạn dung nạp đường huyết. Tình trạng này thường xuyên gặp ở những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng (nhiễm vi khuẩn, virus) khiến đường máu tăng. Tuy nhiên đây không coi là bệnh nền, chỉ cần xử lý kìm hãm đường máu là sẽ ổn định.
Bệnh nhân 793 có dấu hiệu nặng hơn, phải thở máy, đang trong giai đoạn bệnh có khả năng diễn biến xấu vì theo các bác sĩ, những bệnh nhân COVID-19 thường sẽ diễn biến xấu trong vòng ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 sau khi khởi phát bệnh.
Hiện bệnh nhân này đang ở ngày thứ 12 kể từ thời điểm khởi phát bệnh nên chức năng phổi đang diễn biến xấu đi, tạm thời phải thở oxy không xâm nhập 100%. Bệnh nhân hiện cắt sốt.
Video đang HOT
Các bác sĩ nhận định ca bệnh này sẽ có thể tiến triển nặng lên. Hiện bệnh nhân được dùng kháng sinh, kháng virus và các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị, đồng thời hỗ trợ hô hấp bằng máy móc cho bệnh nhân.
Trong cuộc chiến chống Covid-19 ai mới là người xứng đáng được tặng hoa?
Trước hình ảnh những bệnh nhân Covid-19 được bác sĩ và bệnh viện tặng hoa sau khi được ra viện, nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra rằng ai mới là người xứng đáng được tặng hoa, bệnh nhân hay bác sĩ?
Những bó hoa tặng bệnh nhân Covid-19 trước khi ra viện đã làm nổ ra một luồng ý kiến tranh cãi. Bác sĩ là những người đã vất cả chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, lẽ ra họ mới là những người xứng đáng được tặng hoa mới phải. Vậy tại sao chỉ có bác sĩ tặng hoa cho bệnh nhân mà không phải là ngược lại? Trong trường hợp này, ai mới là người xứng đáng được nhận hoa?
Bệnh nhân hoàn toàn xứng đáng được nhận hoa
Không có gì 'vô lý' hay 'ngược đời' khi bệnh nhân được tặng hoa sau khi bình phục cả. Bó hoa như một món quà chúc mừng bệnh nhân đã chiến thắng dịch bệnh. Bệnh nhân khỏi bệnh, nghĩa là năng lực của đội ngũ y tế cũng được ghi nhận. Bác sĩ tặng hoa cho bệnh nhân cũng giống như chúc mừng chính mình vậy.
Bệnh nhân 18 trong ngày được ra viện
Bó hoa của bác sĩ còn như món quà cảm ơn bệnh nhân đã phối hợp trong quá trình cách ly và điều trị, cảm ơn bệnh nhân đã chiến đấu đến cùng và không từ bỏ. Tặng hoa chính là cho đi để nhận lại. Điều nhận lại của bác sĩ chính là niềm vui, sự cảm kích của bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng là những người được nhận hoa một cách bất ngờ và vui vẻ chứ không ai yêu cầu bác sĩ hay bệnh viện phải tặng hoa cho mình.
Hai bó hoa tặng bệnh nhân và bác sĩ điều trị ở Thanh Hóa
Bác sĩ xứng đáng được nhận hoa và nhiều hơn thế nữa
Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế được xem là những người tiên phong ở tuyến đầu chống dịch. Họ đã làm việc vì lương tâm và trách nhiệm, không quản hiểm nguy để chiến đấu với dịch bệnh. Đã có bác sĩ và điều dưỡng nhiễm phải loại virus nguy đáng sợ này. Bệnh nhân bình phục, các bác sĩ là người có công lao lớn nhất. Một bó hoa cũng không thể đủ để cảm tạ những gì họ đã hy sinh.
Ngoài những lời cảm ơn, những món quà động viên về tinh thần, các bác sĩ cũng rất cần sự ủng hộ, đóng góp về vật chất. Chống dịch trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn đủ bề, có những thời điểm khẩu trang y tế chuyên dụng còn không đủ để dùng trong môi trường bệnh viện.
Nhiều bệnh nhân sau khi hết thời hạn cách ly, điều trị đã có những hành động thiết thực, ủng hộ bệnh viện, nơi đã điều trị cho mình. Sự đóng góp có thể nhiều hoặc ít, tùy điều kiện của mỗi người. Sau khi bệnh nhân số 32 bình phục, bố mẹ cô - vốn là những doanh nhân đã ủng hộ số tiền tổng cộng 30 tỷ cho công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có một phần không nhỏ đầu tư máy móc, trang thiết bị, đồ bảo hộ.
Gia đình bệnh nhân 32 quyên góp 30 tỷ chống dịch.
Hay như Châu Bùi sau khi hết thời hạn cách ly đã ủng hộ Bệnh viện dã chiến Củ Chi 140 cây quạt máy và 1000 chai nước rửa tay cùng một lẵng hoa tươi thắm kèm lời cảm ơn gửi đến các y bác sĩ.
Châu Bùi tặng quạt máy và nước rửa tay cho bệnh viện.
Bó hoa mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất
Bên cạnh những ý kiến tranh cãi về việc tặng hoa cho bệnh nhân hay tặng hoa cho bác sĩ, cũng có ý kiến cho rằng mua hoa tặng bệnh nhân là hành động mang tính hình thức, cầu kỳ, tốn kém không cần thiết. Hơn nữa, không chắc chắn rằng bệnh nhân có muốn được tặng hoa và trân trọng bó hoa đó hay không. Liệu họ có ôm hoa về nhà hay tiện tay quẳng ngay vào thùng rác khi ra khỏi bệnh viện.
Bó hoa bị bệnh nhân quăng ngay vào thùng rác.
Thực ra việc tặng hoa cho nhau vào mỗi dịp đặc biệt vốn vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Sau những ngày lễ như 8/3, 20/10, Valentine,... những bó hoa còn tươi nguyên lại tràn ngập ở các thùng rác. Người ta thường xuyên đặt ra câu hỏi, tại sao phải là hoa mà không phải món quà nào đó thiết thực hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh, tặng cho nhau những chiếc khẩu trang có khi còn thiết thực hơn nhiều. Nhưng nếu ai cũng suy nghĩ 'thực tế' như thế thì ngành trồng hoa, buôn hoa chắc phá sản mất.
Lỗi không thuộc về bó hoa hay người tặng hoa, mà ở cách ứng xử của người nhận.
Thực ra bó hoa mang tính động viên về tinh thần nhiều hơn là vật chất. Một bó hoa tươi rực rỡ sẽ khiến người được tặng vui vẻ mỉm cười. Hầu hết các bệnh nhân trước khi ra viện đều được chụp ảnh với đội ngũ y bác sĩ đã điều trị cho họ. Một bó hoa để ôm vào lòng lúc ấy nhìn phấn khởi và tràn đầy hy vọng chứ.
Tất nhiên một bó hoa được trân trọng hay vứt bỏ lại phụ thuộc vào thái độ của nhận. Còn việc của hoa là tỏa hương khoe sắc, làm đẹp cho đời. Một món quà xinh đẹp, nhỏ bé và giản dị nhường ấy, có lẽ không đáng để chúng ta phải tranh cãi ai mới là người xứng đáng được nhận. Điều nên làm lúc này là chung tay đẩy bay Covid-19.
Hằng Nga
5.000 y, bác sỹ mắc Covid-19, Tây Ban Nha báo động đỏ Tình trạng khan hiếm đồ bảo hộ y tế khiến hơn 5.000 y, bác sỹ mắc Covid-19, trong lúc số người chết vì dịch tại đây đã lên mức hơn 500 người mỗi ngày. Số liệu về những y bác sỹ và các nhân viên y tế Tây Ban Nha nhiễm bệnh được người đứng đầu bộ phận cấp cứu của Bộ Y...