Diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới và mưa lũ, Quảng Nam cấm biển từ 16h ngày 17/10
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biên tổ chức cấm biển kể từ 16h ngày 17/10 cho đến khi tình hình thời tiết trên biên trở lại trạng thái bình thường.
Chiều 17/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công điện về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và mưa lũ.
Theo đó, từ ngày 11/10 đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có mưa rất to; mô hình độ ẩm đất cho thấy các địa phương trong tỉnh đã đạt trạng thái gần bão hòa (trên 90%) và bão hòa. Từ nay đến ngày 19/10, các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; tổng lượng mưa các địa phương vùng núi phía Bắc phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 200 mm; các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam phổ biến từ 100-250mm, có nơi trên 250mm.
Tàu thuyền neo đậu tại âu thuyền Hồng Triều (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) để trú tránh áp thấp nhiệt đới.
Các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khả năng xuất hiện một đợt lũ ở mức báo động 1 đến báo động 2. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi; ngập úng tại các vùng thấp trũng ven sông và các khu tập trung đông dân cư.
Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biên tổ chức câm biên kể từ 16h ngày 17/10 cho đến khi tình hình thời tiết trên biên trở lại trạng thái bình thường.
Video đang HOT
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ có thể mạnh lên thành bão; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, bằng mọi biện pháp thông báo cho các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm, không để chủ quan gây thiệt hại về người, tàu thuyền do ATNĐ, bão gần bờ.
Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân vùng ven biển, cửa sông, trên đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển tùy theo diễn biến của ATNĐ, bão. Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn; hướng dẫn di chuyên, gia cố đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
Nhiều khu vực tại xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc ngập chìm trong nước lũ.
UBND tỉnh Quảng Nam giao Công an tỉnh, Sở GTVT chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
Sở GD&ĐT, các địa phương và các trường chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của ATNĐ và mưa lũ.
Liên quan đến tình hình mưa lũ tại Quảng Nam, theo ghi nhận thực tế của PV Báo CAND, trong ngày 17/10, nhiều địa phương tại Quảng Nam có mưa to đến rất to, kéo dài. Các vùng trũng thấp tại TP Tam Kỳ, huyện Đại Lộc bị nước lũ dâng cao, gây chia cắt, cô lập.
Lực lượng vũ trang Nghệ An giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Lực lượng vũ trang Nghệ An giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 25-9 đến ngày 28-9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn, gây ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp và điều động cán bộ, chiến sĩ cùng phối hợp với các lực lượng kịp thời giúp nhân dân ứng phó, phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Lực lượng vũ trang huyện Quỳ Châu giúp điểm trường mầm non và Tiểu học Châu Hạnh khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh: XUÂN SƠN
Theo tính toán sơ bộ của các cơ quan chức năng, tính đến 18 giờ ngày 28-9, mưa lớn, lốc xoáy xảy ra ở các tỉnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã làm 2.536 ngôi nhà bị tốc mái, bị ngập và bị cô lập xảy ra ở các huyện Thanh Chương, Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, thị xã Thái Hòa, Quế Phong, Con Cuông.
Các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ ở một số huyện bị ngập, chia cắt. Mưa lũ làm 1.503,58ha lúa; 3.050,2ha hoa màu; 27,4ha cây ăn quả bị ngập lụt; làm chết, cuốn trôi 53 con gia súc; 2.335 con gia cầm...
Dân quân xã Châu Hạnh giúp nhân dân dọn dẹp bùn đất sau mưa lũ.
Lực lượng vũ trang huyện Kỳ Sơn, Nghệ An giúp nhân dân lợp lại mái nhà bị tốc mái.
Trước tình hình đó, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã điều động 5.210 lượt người (trong đó bộ đội thường trực 152 đồng chí; dân quân: 1.257 đồng chí và 3.801 lực lượng khác) kịp thời có mặt ở các "tâm lũ" giúp nhân dân di dời người, tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn; lập barie, túc trực ở những nơi ngập sâu ngăn không để người dân qua lại; lợp lại những mái nhà bị tốc mái; khắc phục những đoạn đường bị sạt lở; lau chùi, dọn dẹp bùn đất, vệ sinh môi trường ở những nơi nước rút... để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Công an dùng xe chuyên dụng chở người và tài sản thoát khỏi cơn lũ Từ chiều tối 26/9 đến ngày 27/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đã xảy ra mưa lớn làm thiệt hại tài sản của người dân và một số công trình trên địa bàn. Trước tình hình đó, Công an huyện Quế Phong đã huy động CBCS xuống địa bàn giúp nhân dân...