Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử
Dùng ống tre khoét làm bát ăn cơm, muôi múc canh…, lực lượng thanh niên xung phong vượt qua gian khổ, hừng hực khí thế chuyển hàng chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Triển lãm Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử, khai mạc chiều 5.5 do Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam (T.Ư Đoàn) phối hợp với ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Cục Lưu trữ văn phòng T.Ư Đảng phối hợp tổ chức.
Với 400 hình ảnh, tư liệu và hiện vật, triển lãm tái hiện không khí hào hùng, những khó khăn gian khổ của quân và dân ta từ ngày chuẩn bị cho đến ngày chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Trong đó, các đồ dùng quen thuộc hàng ngày như muôi thìa, bát ăn cơm… được thanh niên xung phong khoét bằng ống tre để sử dụng là những hình ảnh khiến nhiều người xem xúc động trước tinh thần ý chí vượt khó của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Phạm Bá Khoa, Giám đốc Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam cho biết, triển lãm lưu động kéo dài đến 18.5, những tư liệu, hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ tiếp tục được trưng bày, giới thiệu đến sinh viên, giảng viên ở các trường ĐH Thăng Long, ĐH Quốc gia Hà Nội. Trước đó, triển lãm chuyên đề này từng được giới thiệu đến sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cán bộ chiến sĩ công tác tại Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bát ăn cơm, muôi múc canh và cặp lồng đựng đồ ăn khoét bằng ống tre là đồ dùng cá nhân của thanh niên xung phong trên đường vận chuyển hàng hóa, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ…
…Và những hiện vật này khiến người xem xúc động, giúp họ hiểu hơn về khó khăn gian khổ trong chiến dịch Điện Biên Phủ – Ảnh: P.Hậu
Những hiện vật sưu tầm của dân công, bộ đội chiến dịch Điện Biên Phủ thu hút nhiều bạn trẻ tham quan – Ảnh: P.Hậu
Hình ảnh về những đoàn vận tải, thồ hàng bằng xe đạp chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ được giới thiệu tại triển lãm – Ảnh: Phan Hậu (chụp lại)
Video đang HOT
Hình ảnh tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điểm nhấn thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan triển lãm – Ảnh: Phan Hậu
Niềm vui của bà Trần Thị Ngà, 76 tuổi khi lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh chụp bà cùng đồng đội đang biểu diễn phục vụ bộ đội giữa rừng Điện Biên. Bà Ngà từng có thời gian tham gia Đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, có vinh dự gặp gỡ và biểu diễn phục vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Ảnh: Phan Hậu
Có nhiều tư liệu, hiện vật quý, triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Ảnh: Phan Hậu
Theo TNO
Bí mật chiến thắng Điện Biên Phủ - Kỳ 2: 'Tai, mắt' tướng Giáp phủ trận địa
Bộ phận thông tin dù hoạt động rất thầm lặng nhưng lại góp công lớn trong chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ, nơi ghi dấu ấn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tá Đặng Đình Vinh khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh chụp lại tư liệu gia đình đại tá Vinh
"Trong chiến đấu, ai nắm được chính xác thông tin coi như giành được 50% chiến thắng", đại tá Đặng Đình Vinh, nguyên cán bộ phụ trách thông tin của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nói.
Rải 1.500 km dây cáp thông tin
Năm 1950, ông Vinh học khóa 6 Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn ở Thanh Hóa. Sau đó ông được điều động đi học về thông tin, rồi trở làm cán bộ phụ trách thông tin của Bộ Tổng tham mưu, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Vinh nhớ lại bộ phận thông tin của ta lúc đó chỉ có hình thức là hữu tuyến, vô tuyến và chuyển đạt (con người chuyển thông tin).
Về thông tin hữu tuyến, khác với các đường dây bắt trên cột cố định như bây giờ, ở thời kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ, mỗi chiến dịch, bộ phận thông tin phải có nhiệm vụ rải dây cáp để kết nối thông tin giữa Bộ Tổng tham mưu với các đơn vị bên dưới.
Một lần không liên lạc với cơ sở vì đường dây cáp bị đứt, Đại tướng gọi anh Hoàng Đạo Thúy lúc đó là trưởng ban 3 tới nói: Các anh có định cho tôi làm chỉ huy chiến dịch nữa không. Đại tướng nói nhẹ nhàng nhưng anh em thấm thía vì thấy được tầm quan trọng của bộ phận thông tin, nhất là trong thời chiến
Đại tá Đặng Đình Vinh
"Trong chiến dịch, bộ phận thông tin phải có nhiệm vụ rải trung bình 1.500 km dây cáp. Việc vận chuyển số dây cáp này chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ, mang vác theo người, vất vả gian nan vô cùng. Tuy nhiên ưu điểm của liên lạc hữu tuyến là gần như bảo đảm bí mật nên thường được sử dụng", ông Vinh nói.
Về thông tin vô tuyến, lúc này quân ta cũng đã có một số máy thu phát tin như R109 của Liên Xô. Tuy nhiên hình thức thông tin này dễ bị địch bắt sóng lộ bí mật nên ít khi sử dụng. Hình thức truyền tin vô tuyến thường được sử dụng khi trận chiến đã xảy ra. Lúc này nếu địch có bắt được sóng cũng đối phó không kịp
Hình thức truyền tin cuối cùng là chuyển đạt, thường được sử dụng trong trường hợp đường dây điện thoại chưa rải tới hoặc khi thông tin hữu tuyến, vô tuyến không thể kết nối được. Lúc đó, người có nhiệm vụ đưa tin sẽ đưa thông tin hay chỉ thị tới cho bên cần nhận tin.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có ba ban trực thuộc Bộ Tổng tham mưu là ban tác chiến (ban 1), quân báo (ban 2) và thông tin (ban 3). Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi ban 3 như tai mắt Sở Chỉ huy chiến dịch, đi đâu làm gì cũng yêu cầu phải có ban 3 bên cạnh mình.
"Một lần không liên lạc với cơ sở vì đường dây cáp bị đứt, Đại tướng gọi anh Hoàng Đạo Thúy lúc đó là trưởng ban 3 tới nói: Các anh có định cho tôi làm chỉ huy chiến dịch nữa không. Đại tướng nói nhẹ nhàng nhưng anh em thấm thía vì thấy được tầm quan trọng của bộ phận thông tin, nhất là trong thời chiến", ông Vinh nói.
Các cán bộ thông tin từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong lần về thăm lại địa danh huyền thoại này - Ảnh chụp lại tư liệu gia đình đại tá Vinh
Nghi ngờ tướng De Castries trá hàng
Đại tá Lê Huyến, nguyên trung đội trưởng thuộc ban 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ nhớ lại: 15 giờ ngày 7.5.1954, lệnh tổng công kích vào Mường Thanh được phát đi từ Sở chỉ huy mặt trận.
17 giờ 30 phút, tin báo về là toàn bộ địch ở Mường Thanh đã đầu hàng. Đáng chú ý là tin tướng De Castries đầu hàng được Sư đoàn 312 báo về.
Lúc này thông tin trên các đài quan sát của ta cũng báo ở trung tâm Mường Thanh có tiếng nổ và khói, xuất hiện nhiều cờ trắng và tốp người từ Mường Thanh đi ra.
Nghe tin, Tướng Giáp yêu cầu bộ phận thông tin nối máy gặp ông Lê Trọng Tấn (lúc này đang là Sư trưởng 312). Ban 3 yêu cầu tất cả các máy điện thoại có khả năng gây nhiễu phải ngừng hoạt động tránh làm gián đoạn cuộc gọi quan trọng của Đại tướng.
Tướng Giáp hỏi ngắn gọn: "Có chính xác là De Castries bị bắt không?".
Sư đoàn trưởng Lê Trọng Tấn im lặng một lúc rồi báo cáo: "Thưa anh, anh em báo cáo lên là đã bắt được De Castries".
Đại tướng nhắc cần đối chiếu nhân dạng với thẻ sĩ quan của De Castries, kiểm tra cả chữ ký, đảm bảo chính xác.
"Anh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này. Tôi sẽ cho ngay người mang ảnh và chữ ký De Castries xuống để đề phòng chúng đánh tráo tên chỉ huy. Thi hành rồi báo cáo gấp", Đại tướng lệnh.
Ngay sau đó, ban 3 đã cử một người chạy bộ xuống Sư đoàn 312, trực tiếp đưa ảnh và chữ ký De Castries để đối chiếu.
Một lát sau, ông Tấn phấn khởi báo với Đại tướng: "Chính xác đã bắt được De Castries và toàn bộ bộ tham mưu. Hiện chúng đang xếp hàng trước mặt tôi. De Castries vẫn đội mũ đỏ, tay cầm cả can".
Lời ông Tấn vừa dứt, cả Sở Chỉ huy chiến dịch như vỡ òa.
Theo TNO
Tái hiện tháng ngày "nến mật nằm gai" ở chiến trường Điện Biên Phủ Ngày 5/5, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 211 tỷ đồng chính thức được khánh thành. Hàng nghìn hiện vận trong bảo tàng khiến người xem nhớ lại những ngày tháng "nến mật nằm gai" ở chiến trường Điện Biên Phủ 60 năm trước. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình...