Điện Biên Phủ: Chiếc võng dù của tướng Nguyễn Thanh Bình
Cho đến giờ, chưa ai thống kê được, có bao nhiêu chiếc võng đã được bộ đội Việt Nam chế tạo tư nhưng chiêc du cươp đươc cua quân Phap trong những ngày chiến dịch Điên Biên Phủ. Va quanh đo, cung co bây nhiêu chuyên thu vi trong cuôc đôi đâu vê hâu cân cua lưc lương Viêt Minh va quân Phap ơ Điên Biên Phủ…
Chiếc võng dù, lam băng dây du chiên lơi phâm, do Đại đoàn 312 tặng đa đươc Cuc trương Cuc quân nhu Nguyên Thanh Binh đem theo như môt ky vây trong gân suôt 60 năm… Chu nhân cua chiêc vong du, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Bình đã từ trần ngày 19 tháng 3 năm 2008. Trươc đo mây năm, chinh tay tương Nguyên Thanh Binh đa trao ky vât chiêc vong du cho Bao tang quân đôi trươc khi qua đơi. Trong buôi trao tăng ky vây thiêng liêng đo, ông đa chia se vơi chung tôi câu chuyên cam đông vê nhưng ngay thang thiêng liêng trong chiên dich Điên Biên Phu.
Tôi nhơ, đôi tay ông run run, trao chiếc chiếc võng dù, nước mắt nhòa trên khuôn mặt vị tướng già…
Kỷ vật – chiêc giương ngu di đông
Chiếc võng đan bằng lõi dây dù, đầu võng quấn bằng dây dù màu cỏ úa, hai đầu võng đan bằng dây dù màu đỏ, thân võng đan bằng dây dù màu trắng. Từ ngày có chiếc võng, trong hành trang của mình, ông Bình có một chiếc giường ngủ di động tuyệt vời, rất cần và phù hợp với điều kiện của người lính nơi chiến trường. Cả đến sau này khi chuyển ngành, giữ những chức vụ cao của Đảng, Nhà nước, ông vẫn giữ thói quen ngủ võng. Vì thế, mỗi lần đi công tác ông luôn mang võng đi theo. Nó không chỉ tiện lợi mà còn bởi nó gắn với ông những kỷ niệm sâu sắc thời kháng chiến.
…Cuối năm 1949, trong ngành Quân nhu xảy ra vụ tham ô lớn, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh đã điều một số cán bộ bổ sung cho ngành Quân nhu. Ông Bình khi đó là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng được lựa chọn giữ cương vị Cục trưởng Cục Quân nhu.
Sau khi Bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập, Tổng cục Cung cấp quyết định tổ chức Tổng cục Cung cấp tiền phương do Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Đặng Kim Giang phụ trách, ông Bình được cử làm phó, phụ trách tuyến hậu cần hỏa tuyến. Sở chỉ huy của tuyến này đặt ở gần Nà Tấu, sát đường vận chuyển để tiện chỉ huy. Trên tuyến này, lực lượng vận tải chủ yếu là dân công và xe đạp thồ. Nhiệm vụ là vận chuyển vật chất cho các đại đoàn bộ binh, trung đoàn pháo binh và các kho trung chuyển.
Sau khi chuyển phương châm từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”, đến đầu tháng 2 năm 1954, lực lượng ta ở Điện Biên Phủ tăng lên rất nhanh, riêng quân số chiến đấu đã là 43.000 người. Đồng nghĩa với việc nhu cầu vật chất tăng gấp nhiều lần so với kế hoạch ban đầu.
Ảnh từ trái sang: Cục trưởng Cục Quản lý xe Vũ Văn Đôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Nguyễn Thanh Bình, Quyền chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đặng Kim Giang trong triển lãm ngành hậu cần năm 1959
Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Toàn tuyến hậu cần bước vào trận chiến đấu mới ngày càng cam go, ác liệt hơn. Khó khăn lớn nhất của hậu cần chiến dịch là tuyến vận tải rất dài lại phải qua địa hình rừng núi hiểm trở, nhiều sông suối, đường hẹp và xấu. Nắm được khó khăn này của ta, địch tập trung lực lượng không quân đánh phá ác liệt các tuyến đường ra mặt trận. Thêm vào đó những cơn mưa đầu mùa làm cho những con đường trở nên lầy lội, gây khó khăn cho các phương tiện vận chuyển. Với tinh thần “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng” cả nước chung sức một lòng, vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù, kết hợp hậu cần quân đội với hậu cần địa phương ngành hậu cần quân đội đã cố gắng đến mức cao nhất, nhưng so với nhu cầu của bộ đội vẫn chưa đáp ứng đủ. Không ngờ, tại Điện Biên Phủ đã xuất hiện một tình huống hiếm có trong lịch sử quân sự, tạo điều kiện để quân ta có thể có thêm đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm từ chính nguồn tiếp tế của địch.
“Bắt” giặc tiếp tế cho ta
Đặt tay lên chiếc võng dù, ông Nguyễn Thanh Bình trở lại câu chuyện: Tất nhiên, việc tiếp tế của ta cực kỳ khó khăn, nhưng địch cũng gặp những trở ngại cực lớn. Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, bộ đội ta áp dụng chiến thuật “vây lấn” rất có hiệu quả bằng việc đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp. Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ đội nhích dần đến gần phân khu trung tâm.
Video đang HOT
Đến cuối tháng 4, vòng vây của ta đã siết chặt. Quân Pháp bị vây hãm trong chiến hào giống như chiếc cổ họng dần bị thắt chặt. Hàng chục nghìn quân địch trông chờ vào phương tiện tiếp tế duy nhất là đường hàng không cách xa trên 300 km. Sân bay Mường Thanh liên tục bị pháo kích. Quân Pháp chỉ còn cách bay trên cao và thả dù ban đêm. Đêm đêm, những chiếc máy bay là xuống thấp để thả dù người và tiếp tế. Các đơn vị cao pháo của ta đã áp sát khu trung tâm, bất thần cùng các cỡ súng bộ binh nổ đồng loạt. Chiếc máy bay nào không dính đạn bốc cháy thì cũng bị hất lên cao, vội vã thả dù để nhẹ cánh quay về căn cứ ở đồng bằng.
Không còn cách nào khác, các phi công Pháp và Mỹ buộc phải thả dù ở độ cao trên 3.000 mét. Từ độ cao này, dù không còn rơi vào những vị trí như dự tính mà có tới một nửa rơi vào trận địa ta. Cuốn “Nhật ký chiến sự” của Giăng Pu-giê ghi nhận: “Có tới 50% kiện hàng rơi ngoài bãi thả. Ngày 1/4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6/4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9/4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được… 6 tấn. Ngày 13/4, máy bay C-119 Mỹ “trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa Việt Minh, coi như tiếp tế đạn cho đối phương!”. Ngày 18/4, hơn 30 tấn hàng “rơi lạc” sang trận địa Việt Minh. Ngày 27/4, có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu. Ngày 5/5, hầu hết số hàng do C-119 thả xuống đều rơi xuống trận địa Việt Minh”.
Thấy dù hàng của địch rơi trắng cả cánh đồng, quân ta tổ chức đoạt dù tiếp tế của địch để bổ sung một phần tiếp tế cho ta đồng thời để bóp chết dạ dày của địch. Cuộc chiến đoạt dù cũng rất cam go, quyết liệt. Đó là nguồn sống của địch nên chúng cũng tìm mọi cách để lấy về. Nhưng dần dà, ưu thế trong trận chiến “đoạt dù” cũng chuyển sang phía ta. Có đơn vị chỉ trong một tuần đã thu được 776 chiếc dù với các loại hàng tiếp tế do địch ném xuống: đạn pháo và đạn súng cối, gạo, bánh mì, đường, đồ hộp, dầu hỏa, huyết thanh khô… Có đơn vị đoạt được cả lon tướng và rượu cô-nhắc của vợ Đờ Cát ở Hà Nội gửi lên cho chồng nhân dịp hắn được thăng cấp.
Dù của địch ru quân ta ngủ
Sau khi thu được dù của địch, nếu là đạn và thuốc men và một số nhu yếu phẩm quan trọng thì phải nộp toàn bộ ngay cho cấp trên. Còn các thứ thực phẩm thì được có châm chước. Tức là giữ lại một phần cho bộ đội dùng. Cũng có khi xảy ra chuyện oái oăm. Dù thả ban đêm, chiến sĩ ta nhặt được, hì hục lôi về, nhưng khi mở ra lại là xác của một lính dù địch đã bị trúng đạn khi vừa nhảy ra từ máy bay.
Sau khi lấy được hàng hóa, vải dù được chiến sĩ ta sử dụng theo rất nhiều cách. Tiện nhất là cắt ra làm khăn quàng ngụy trang, làm vải rèm, làm lót hầm, thậm chí thay giấy làm báo tường. Dây dù cũng có nhiều công dụng không kém. Những lúc im tiếng súng, dây dù được bộ đội cắt ra rút lõi, đan thành võng. Những sợi dây dù của các kiện hàng, dưới bàn tay tài hoa của chiến sỹ Điện Biên trở thành những chiếc võng xinh xắn. Dưới chiến hào, bộ đội mắc võng nom rất thanh bình không ai nghĩ những ngày đó bộ đội trải qua những gian khổ ác liệt.
Cho đến giờ, chưa ai thống kê được, có bao nhiêu chiếc võng đã được bộ đội Việt Nam chế tạo trong những ngày chiến dịch Điện Biên Phủ. Dù của Mỹ, được chế tạo bằng sợi hóa học, rất bền và rất đẹp vì không phai màu, là thứ cực kỳ hiếm khi ấy. Vì thế các chiến sĩ phân công nhau, mỗi người một việc, tranh thủ đan. Võng dù đã trở thành món quà quý dành để tặng cho những vị khách quý và những người thân yêu nhất.
Một trong những người được các chiến sĩ tặng món quà quý ấy chính là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương Nguyễn Thanh Bình. Nhiều người sau này không giữ được kỷ vật ấy, nhưng ông thì vẫn cứ mang theo.
70 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Tương Nguyễn Thanh Bình tên khai sinh: Nguyễn Văn Huyên, bí danh: Giáo, Bình, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1920; quê quán: xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1949 đến năm 1950, Cục trưởng Cục Quân nhu; Năm 1951, ông kiêm chức Bí thư Đảng bộ Tổng cục Cung cấp; năm 1954 Cục trưởng Cục Chính trị Tổng cục Hậu cần, năm 1955 Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Năm 1959, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần, phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1960 Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ; nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; đại biểu Quốc hội các khóa III, IV, V, VI, VII và VIII
Chỉ huy hậu cần Điện Biên Phủ: Chuyện 60 năm mới kể
Để theo sát việc cung ứng hậu cần toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, vị Chủ nhiệm hậu cần liên tục phải đi lại trên địa bàn chiến trường núi non trải rộng. Vì quá mệt, hễ leo lên xe là ông ngủ gà ngủ gật, bất kể lên dốc xuống đèo. Xe không có cửa, lái xe phải lấy dây buộc chặt ông vào ghế.
Sinh thời, Chu nhiêm hâu cân chiên dich Điện Biên Phủ, ông Đăng Kim Giang, rất ít kể về mình, dù ước nguyện cuối cùng của ông trước khi nhắm mắt là được đeo trên ngực tấm "Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên".
Bộ chỉ huy kiêm Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ họp tại sở chỉ huy Mường Phăng. Từ trái sang phải: Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Tư lệnh kiêm Bí thư Võ Nguyên Giáp. (Ảnh VNTTX).
Cứ tưởng là người phụ trách dân công
Năm nay, ngày giỗ của ông Đặng Kim Giang trùng với dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP). Du năm nay, ngươi ban đơi cua vi chi huy hâu cân chiên dich ĐBP năm xưa đa 96 tuôi va phai ngôi xe lăn, con chau cua ông vân cô đưa ba tơi đê thăp hương tương nhơ ông. Như moi lân, ba lai khoc. Chi co điêu, năm nay ba noi: "60 năm rôi ông a, cac con cua ông đa lơn, đa trương thanh, ky niêm chiên thăng Điên Biên Phu năm nay, chung no đa tim lai ban be ông năm ây đê nghe lai chuyên xưa...".
Đăc biêt, dự ngày giỗ năm nay có hai vị khách đặc biệt: ông Nguyễn Bội Giong và ông Đỗ Ca Sơn, những chiến sĩ từng trực tiếp tham gia chiến dịch ĐBP 60 năm về trước.
Nhang vưa thăp lên thi trơi mưa. Khi các vị khách đến chào và "báo cáo" với người đồng đội, người cấp trên cũ của mình thì cả không gian mênh mông của nghĩa trang như dồn nén vào khu mộ đơn sơ có ngôi mộ chí với tấm bia đề Thiếu tướng Đặng Kim Giang...
Tro chuyên vơi hai cưu chiên binh ĐBP, nhưng ky ưc xúc động vê ngươi chi huy hâu cân lại ua vê, trong đo co nhưng chi tiêt ma gia đinh Tương Đăng Kim Giang cung chưa bao giơ đươc nghe.
Ông Nguyễn Bội Giong, từng là Bí thư quân sự của Tham mưu trưởng chiến dịch, năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, lời nói khúc chiết, rõ ràng. Ông Bội Dong khẳng định đã thường xuyên gặp gỡ ông Giang trong những ngày tháng cam go nhât của chiên dich ĐBP. Ông kể rành rọt về sự kiện 26/1/1954, tại cuộc họp Đảng ủy mặt trận, Tướng Giáp đã đưa ra "quyết định khó khăn nhất trong đời": Thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" và ra lệnh toàn mặt trận hoãn cuộc tiến công, các đơn vị lui về địa điểm tập kết xây dựng trận địa kiên cố để đánh dài ngày, tất cả lực lượng pháo binh kéo trở lại vị trí tập kết ban đầu.
Từ chuyện thay đổi cách đánh, ông Giong dẫn đến chuyện ông Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương. Ông Giong nhớ lại, khi nhận lệnh chuyển sang phương án tác chiến "đánh chắc, tiến chắc" co nghia la hâu cân phai đáp ứng nhu cầu của bộ đội trong 3 đêm 2 ngày sang một chiến dịch kéo dài cả vài tháng trời. Thê là cả một núi việc ập đến.
Điều hành hơn 33.000 dân công hỏa tuyến và thanh niên xung phong để vận chuyển hơn 20.000 tấn hàng hóa vượt hàng trăm kilomet đường núi dưới bom đạn, phục vụ cho gần 54.000 bộ đội chiến đấu trên một địa bàn rộng 120km2 là một nhiệm vụ tưởng như khó có thể làm được. Đây cũng là chiến dịch đầu tiên huy động hàng trăm xe ô tô làm lực lượng vận tải chủ lực. Phải tổ chức bố trí xăng dầu, trạm sửa chữa, cung tuyến vận tải, tổ chức kho, rải trạm vận tải, kết hợp với những phương thức vận chuyển cổ truyền hơn như xe đạp thồ, hay sáng tạo mới như mở đường sông vận chuyển hàng, tổ chức các hình thức vân tai đa dang ma ngươi thơi nay kho hinh dung đươc. "Ông Giang bàn bạc với các cán bộ địa phương tổ chức huy động lương thực, thực phẩm tại chỗ. Cứ ngỡ là vùng núi, đồng bào dân tộc nghèo khổ rất khó huy động, nhưng kết quả lại rất tốt. Chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được 6.000 tấn gạo thịt, hiệu quả rất cao vì không phải nuôi dân công dọc đường vận chuyển dài.
Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch Đặng Kim Giang (ngoài cùng bên phải) họp tại Sở chỉ huy chiến dịch. (Ảnh trong phim tài liệu của Cacmen).
Trong ký ức của ông Giong, Chủ nhiệm hậu cần Đặng Kim Giang là chỉ huy có bản lĩnh, tài đức, sáng tạo. "Chẳng thấy khi nào ông ấy phàn nàn. Khó mấy vẫn lặng lẽ làm. Vì phải bảo đảm hậu cần trải rộng trên khắp địa bàn nên ông ấy phải liên tục đi công tác... Mỗi khi gặp ông xuống từng đơn vị kiểm tra, chỉ đạo, thoạt trông cứ ngỡ là một đồng chí cán bộ phụ trách dân công. Chỉ huy Sở Hậu cần nằm gần tuyến vận chuyển, xa khỏi Sở Chỉ huy chiến dịch. Ngay tại Sở Chỉ huy cũng gắn với bộ phận của Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Lai Châu. Làm thì phối hợp với đồng chí, nhân dân nhưng khi đi công tác thì lặn lội một mình. Khi ông đến Sở Chỉ huy, chào hỏi xong là vào bàn luận với ông Thành (Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng chiến dịch), rồi qua báo cáo anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), xong lại một mình ra đi. Ông ây không co thư ky giup viêc nên đi đâu cung chỉ môt minh...", ông Giong kể lại.
Chuyện này, các con cháu trong nhà đã được chú Việt, lái xe cho ông kể lại. Rằng để theo sát việc cung ứng hậu cần toàn chiến dịch trong điều kiện thông tin liên lạc khó khăn, địa bàn chiến trường trải rộng, nhiều ngày đêm chú phải lái xe đưa ông đi đốc chiến tại các cung đường giao thông, các kho đạn, bệnh viện dã chiến... bằng chiếc xe Jeep lấy được của địch. Vì quá mệt, hễ leo lên xe là ông Giang ngủ gà ngủ gật bất kể đường xóc, ngoằn nghèo lên dốc xuống đèo, mưa rừng hay nắng bụi. Xe mui trần, không có cửa, chú lấy dây buộc chặt ông vào ghế để thủ trưởng ngủ, chỉ tháo ra khi đến nơi hoặc khi bị máy bay tấn công.
Lo quân lương đạn dược... và cả vải liệm cho liệt sĩ
Người khách đặc biệt thứ hai trong buổi lễ hôm đó là ông Đỗ Ca Sơn. 60 năm trước, ông mới 23 tuổi, là chiến sĩ trung đoàn 174, Đại đoàn 316, chiến đấu suốt 38 ngày đêm trên đồi A1.
Ông kể rằng, những người đồng đội còn sống sót của Trung đoàn 174 khi ấy, giờ đây tuổi đều đã ngoại bát tuần, vẫn còn điều khắc khoải vì thấy những người như ông Giang và những chiến sỹ hậu cần, công lao thì thật lớn mà vắng bóng: "Anh em chúng tôi truyền rằng trong chiến dịch ĐBP, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ba người phó đều tài ba, như ba cánh tay, mà đều mạnh như cánh tay phải. Vì thế nên thắng lợi mới lớn đến vậy. Công lao của họ lớn lắm. Phải nói rõ điều này với mọi người".
Đã nhiều năm, ông và anh em cựu binh Điện Biên tìm mọi cách liên lạc với các thành viên trong gia đình chi huy hâu cân Đăng Kim Giang và đến hôm nay ông đã toại nguyện. Ông nói rằng, thật cảm động khi được đến tham gia nghi lễ viếng mộ Chủ nhiệm Hậu cần Đặng Kim Giang để nói lên những lời tri ân của mình, nói lên suy nghĩ của những người lính dưới chiến hào về những người phục vụ công tác hậu cần ở chiến dịch ĐBP.
Ông noi răng, chuyện hâu cân ơ ĐBP không chi la lo ăn, lo măc.... "Mà trong trận đánh đồi A1, bộ đội ta thương vong nhiều quá. Bị thương thì phải có người tải về tuyến sau, còn anh em hy sinh thì phải khâm liệm rồi chôn cất tại chỗ. Chiến sỹ hậu cần không chỉ có lo cơm ăn, áo mặc, lo đạn dược mà phải lo bao thứ khác. Như lo đủ hàng vạn cuốc xẻng cho bộ đội đào hầm, đào hào vây lấn ròng rã suốt hai tháng trời, lo thuốc men cho thương binh và phải lo chuẩn bị đủ cả vải liệm cho liệt sĩ. Đây là cái lo đau đớn nhất. Nào ai dự trù được vải liệm mà chuẩn bị. Có đêm, đơn vị hàng trăm người hy sinh thì lấy đâu ra vải liệm. Chung tôi biêt ông Giang vât va va khô tâm lăm..." - ngươi linh gia 83 tuôi khoc nâc lên khiên chung tôi không câm đươc nươc măt.
Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch Đặng Kim Giang (thứ 3 từ trái sang), đồng chí Việt lái xe (thứ 4 từ trái sang) và các chiến sỹ trên chiến trường Điện Biên Phủ sau ngày chiến thắng.
Hãy làm điều gì đó để tri ân
Trải qua biến cố phi thường và sau đó là những ngày tháng gian lao cùng cực, người vợ hiền và 7 người con của ông Giang vẫn giữ vững niềm tin và phấn đấu vươn lên... Thay mặt gia đình, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, người con trai thứ 5 của ông, nay là Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, cảm ơn những người đồng đội cũ của cha về những câu chuyện về cha mình mà lần đầu tiên cả nhà mới được nghe.
Hóa ra, sinh thời, ông Giang rất ít kể về mình, kể về những ngày gian lao và vinh quang ở ĐBP. Mặc dù ước nguyện cuối cùng trước khi ông nhắm mắt là được đeo trên ngực tấm "Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên". Cả hai người lính già Nguyễn Bội Giong và Đỗ Ca Sơn đều mong muốn gia đình thu thập tư liệu, gặp gỡ nhân chứng... để có thể làm điều gì đó tri ân Thiếu tướng Đặng Kim Giang và bày tỏ, nếu cần gì thì các "thân già" đều sẵn sàng hỗ trợ...
Thiếu tướng Đặng Kim Giang tên thật là Đặng Rao, quê tại xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1928. Năm 1930, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Bị thực dân Pháp kết án 12 năm tù giam, giam tại các nhà lao: Hoả Lò, Hoà Bình, Sơn La. Ông vượt ngục Sơn La, tiếp tục hoạt động xây dựng phong trào cách mạng, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Hà Đông năm 1945, sau đó trở thành Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Đông, Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sau: Ủy viên Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Khu 2, Phó bí thư khu ủy Khu 2, Thường vụ khu ủy, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 3, Phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Liên khu 3. Năm 1949, ông chuyển sang quân đội. Năm 1951, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, tham gia các chiến dịch Thượng Lào, Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc, Hà Nam Ninh. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông là Chủ nhiệm hậu cần, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương, là một trong bốn thành viên của Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Năm 1954, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương. Năm 1958, ông được phong quân hàm thiếu tướng. Năm 1959 - 1960 ông giữ cương vị Quyền Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Ông mất năm 1983.
Theo Khampha
Hậu cần Điện Biên Phủ: Xe thồ đối đầu cầu hàng không Hậu cần phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là hậu cần sáng tạo. Trong những thời điểm khó khăn nhất cũng là lúc quân và dân ta tìm ra trăm nghìn cách để vượt qua. Thách thức của tướng Pháp Khi chọn Điện Biên Phủ (ĐBP) làm tập đoàn cứ điểm nhằm nhử chủ lực của Việt Minh đến để đánh một...