Diễn biến phiên xử CA rượt đánh người vi phạm GT
Sáng 12/9, tiếp tục phiên xét xử vụ án CSGT huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) “gây thương tích trong khi thi hành công vụ”, Đại diện VKSND TP Nha Trang đề nghị HĐXX phạt Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1986) 6-9 tháng tù giam; bị đơn dân sự là Công an xã Diên Phú phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bị hại.
Trong phần tranh luận, luật sư bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Huỳnh Tấn Nam đọc nội dung liên quan trong Thông tư số 60/2009 của Bộ Công an, hướng dẫn CSGT cách xử trí các tình huống cụ thể trong khi tuần tra, kiểm soát. Theo đó, tùy tình huống của sự việc, mà áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý, nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, người vi phạm luật giao thông, và cho chính lực lượng CSGT.
Luật sư phân tích, việc xe CSGT truy đuổi gắt gao anh Nam suốt hơn 4km chỉ vì hành vi không đội mũ bảo hiểm là hoàn toàn không thích hợp, dẫn đến tai nạn gây thương tích nặng nề cho anh Nam. Lẽ ra, chỉ cần ghi lại số xe, nhận dạng người vi phạm để xác minh, xử lý sau đó, hoặc báo các chốt chặn phối hợp… Quan điểm của luật sư được HĐXX, đại diện VKS và đa số người dự khán đồng tình.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu phủ nhận việc đánh người chạy xe không đội mũ bảo hiểm
Trước đó, ở phần thẩm vấn, HĐXX bác bỏ lời khai của bị cáo Hiếu và CSGT Vũ Văn Duy, theo đó, anh Nam chạy xe 100 phân khối bỏ chạy, lại có thể đánh võng để ép xe CSGT 250 phân khối rượt theo với tốc độ 80-90km/h (?), trong khi trên Quốc lộ 1A liên tục có xe qua lại.
Các nhân chứng đều bác bỏ và cực lực phản đối lời khai của Hiếu và Duy nói bị người dân ném đá, nên phải bỏ chạy vội vã khỏi hiện trường, không đưa nạn nhân Nam đi cấp cứu, không bảo vệ nguyên trạng hiện trường.
Video đang HOT
Các nhân chứng chủ chốt đều khẳng định nhìn thấy xe CSGT ép xe Nam vào lề đường, Hiếu vụt dùi cui trúng Nam, làm anh ngã xe. Nạn nhân Nam cũng khẳng định bị xe CSGT ép và bị đánh từ phía sau, dẫn đến ngã xe.
Tuy nhiên, dù HĐXX đã khuyến cáo, khai báo thành khẩn sẽ được hưởng khoan hồng, Hiếu vẫn một mực không thừa nhận dùng dùi cui đánh Nam và kêu oan.
Nạn nhân Huỳnh Tấn Nam bị đa chấn thương sau khi bị truy đuổi
Dựng lại động tác vụt dùi cui
Theo dõi vụ án, một số luật sư cho rằng, có dấu hiệu bất thường khi thượng sĩ CSGT Vũ Văn Duy không bị xem xét trách nhiệm hình sự, vì Duy là CSGT chuyên nghiệp, tổ trưởng tổ tuần tra, trực tiếp điều khiển mô tô CSGT. Thậm chí, ở phiên xét xử ngày 24-12-2012, Duy bị triệu tập với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa này, Duy chỉ bị triệu tập với tư cách nhân chứng.
Trong vụ án này, VKS truy tố theo tội “gây thương tích trong khi thi hành công vụ” (điều 107-BLHS), chứ không phải theo tội “cố ý gây thương tích” (điều 104), cho nên chi tiết dùng dùi cui vụt không phải thật sự quan trọng. Về bản chất, nguyên nhân dẫn đến tai nạn gây hậu quả nặng nề là hành vi rượt đuổi gắt gao một cách hoàn toàn không cần thiết, không thích hợp với tình huống anh Nam không đội mũ bảo hiểm, xử lý nghiệp vụ trái quy định tại Thông tư 60. Do vậy, Duy mới là người chịu trách nhiệm chính.
Theo V.Tạo (Người Lao Động)
Xử vụ CA rượt đánh người vi phạm GT
Bỏ chạy và bị công an truy đuổi sau khi vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện bị thương nặng đến 77%. Nhiều nhân chứng khẳng định công an viên đang làm nhiệm vụ dùng gậy đánh vào cổ nạn nhân. Vụ án này đã bốn lần được dựng lại hiện trường để phục vụ điều tra.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu trong phiên xét xử ngày 11/9.
Ngày 11/9, TAND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã mở lại phiên tòa sơ thẩm đưa vụ cảnh sát giao thông rượt đuổi đánh người gây thương tích xảy ra hồi tháng 4/2010 ra xét xử đối với bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1986, trú xã Diên Phú, Diên Khánh - nguyên công an viên xã Diên Phú) bị truy tố về tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ.
Trước đó, vào tháng 12/2012, tòa đã đưa vụ án ra xét xử và trả hồ sơ yêu cầu viện kiểm sát làm rõ trách nhiệm của bị đơn dân sự trong vụ án này. Đồng thời, tòa cũng yêu cầu cơ quan điều tra lập biên bản đối chất giữa các nhân chứng và những người liên quan tới bị cáo cũng như xác định làm rõ vai trò của Vũ Văn Duy (Cảnh sát giao thông) trong vụ án này. Song, viện kiểm sát vẫn bảo lưu quan điểm và giữ nguyên cáo trạng truy tố Hiếu.
Theo cáo trạng, tối 24/4/2010, Vũ Văn Duy công tác tại Đội CSGT Công an huyện Diên Khánh được lãnh đạo phân công phối hợp cùng Hiếu đi tuần tra giao thông trên tuyến quốc lộ 1A đoạn Diên Phú.
Trong quá trình tuần tra, phát hiện Huỳnh Tấn Nam điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm chạy trên quốc lộ 1A hướng Diên Phú đến Vĩnh Phương, Nha Trang, Duy điều khiển xe mô tô của CSGT chở Hiếu ngồi sau (Hiếu mang theo gậy giao thông) đuổi theo từ cổng UBND xã Diên Phú đến cây xăng Vỹ Lâm thì Nam chạy xe vào cây xăng trốn. Khi không còn nhìn thấy xe của CSGT, Nam tiếp tục chạy xe về nơi làm việc tại tổng kho lương thực Nha Trang.
Xe vừa ra quốc lộ 1A, nhận thấy xe của CSGT tiếp tục đuổi theo, Nam điều khiển xe tăng tốc bỏ chạy. Lúc này, Duy chở Hiếu cũng tăng tốc đuổi theo và thổi còi yêu cầu Nam dừng lại nhưng Nam không dừng mà bỏ chạy. Đến km 1450 300, quốc lộ 1A, xã Vĩnh Phương, Nha Trang, Duy đuổi và ép xe Nam vào lề đường, Hiếu ngồi sau dùng gậy giao thông đánh vào vùng cổ Nam, làm Nam mất thăng bằng rồi ngã xuống lề phải quốc lộ 1A bị thương bất tỉnh. Sau đó, Nam được đưa đi cấp cứu với tỉ lệ thương tật 77%. Cơ quan chức năng đã bốn lần dựng lại hiện trường vụ án trên để phục vụ điều tra.
Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Hiếu vẫn một mực kêu oan và không đồng ý với cáo trạng mà viện kiểm sát truy tố. Hiếu khẳng định Nam không chấp hành hiệu lệnh dừng xe mà bỏ chạy và tự té ngã vào cọc tiêu hoặc một vật gì khác chứ không phải bị hành hung.
Được biết, khi Nam bị ngã, một số người dân cầm đá ném nên Hiếu đã cùng Duy bỏ chạy, về báo với lãnh đạo và không dám ở lại hiện trường...
Ngược lại, Nam nói vết thương trên người là do bị đánh. Song, Nam lại không lý giải được lý do tại sao nơi mình bị đánh té ngã gây thương tích lại nằm cách (qua khỏi cổng công ty) công ty tới 80m.Trong khi đó, Duy (cảnh sát giao thông) cũng cho rằng Nam chạy vào đường đất tự té ngã bởi tác động gì đó trên đường, chứ không đâm vào cọc tiêu. Lúc bị ngã, Nam đang điều khiến xe máy với tốc độ lên tới 80-90km/h. Theo Duy thì cây gậy giao thông có đánh vào cổ Nam cũng không gây thương tích. Nhân chứng này còn một mực khẳng định công an không có trách nhiệm gì trong việc này, còn việc đưa tiền cho gia đình nạn nhân là hỗ trợ chứ không phải bồi thường và cho rằng Hiếu bị oan vì không có đánh người bị hại.
Phản ứng lại lời khai này, nhân chứng Nguyễn Thị Hạnh cho rằng lời khai của Duy không trung thực, Nam bị người ngồi sau đánh mới té ngã. Một nhân chứng khác tên là Nguyễn Hùng cũng khẳng định đã thấy người ngồi sau đánh vào đầu, làm nạn nhân ngã xuống.
Hôm nay, 12/9, tòa tiếp tục thẩm vấn các nhân chứng còn lại và tranh luận.
Theo Hoàng Phúc (Người Lao Động)
Đề nghị xử phạt công an đánh người vi phạm giao thông 6-9 tháng tù giam Sau 1 ngày thẩm vấn và xét hỏi, ngày 12/9, VKSND TP Nha Trang đã đề nghị TAND cùng cấp xử phạt bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1986, nguyên công an viên xã Diên Phú) trong vụ cảnh sát giao thông rượt đuổi đánh người mức án từ 6 đến 9 tháng tù giam. Theo cáo trạng, tối 24/4/2010, Vũ Văn Duy...