Điện Biên: Phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia
Điện Biên có nguồn tài nguôn du lịch phong phú, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch. Điện Biên đang hướng đến mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và là động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Điện Biên có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với hệ sinh thái núi, rừng, sông, suối, hang động, nguồn nước khoáng nóng tự nhiên. Là địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, có 19 dân tộc cùng chung sống với nền văn hóa đa dạng tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng… Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Điện Biên là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Toàn tỉnh hiện có 21 di tích được xếp hạng.
Toàn tỉnh hiện có 21 di tích được xếp hạng (01 di tích Quốc gia đặc biệt, 12 di tích được xếp hạng quốc gia, 08 di tích được xếp hạng cấp tỉnh); trong đó, nổi bật nhất là quần thể Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ – là quần thể các di tích gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nói riêng và 3 nước Việt Nam – Lào – Cam Pu Chia nói chung; Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pá Khoang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2015; Các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn, các lễ hội được tổ chức thường niên: kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Thành Bản Phủ, Lễ hội Đua thuyền Đuôi Én… cùng với các tài nguyên sẵn có đã và đang trở thành tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và là những nguồn lực vô cùng quan trọng giúp du lịch tỉnh Điện Biên phát triển trong thời gian tới với các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái, hướng đến mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và là động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, dưới sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và sự quyết tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Điện Biên, nhiều Chương trình, Đề án, Quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, đặc biệt ngày 24/8/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1465/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pa Khoang tỉnh Điện Biên đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2801/KH-UBND ngày 26/9/2017 triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ – Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hoạt động du lịch của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch từng bước đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn danh lam, thắng cảnh của du khách trong và ngoài nước. Nhiều công trình du lịch, thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng, tạo điểm nhấn quan trọng để tỉnh tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và phát triển du lịch của tỉnh; hầu hết di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu, tôn tạo.
Video đang HOT
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được khôi phục và phát triển; các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú từng bước được xây dựng. Các hoạt động du lịch, dịch vụ đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ, du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Lượng khách đến Điện Biên năm 2018 đạt trên 705.000 lượt khách, trong đó có trên 151.000 lượt khách quốc tế; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 1.155 tỷ đồng. Trách nhiệm và nhận thức của người dân trong việc bảo vệ phát huy di sản văn hóa truyền thống, môi trường sinh thái được nâng cao. Hoạt động du lịch cũng góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh Tây Bắc mở rộng, các tỉnh Bắc Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pa Khoang
Trong thời gian tới để phát huy hết các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang triển khai tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể để phát triển ngành du lịch trong đó tập trung chủ yếu vào việc tăng cường phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh trong chỉ đạo và triển khai các nhiệm vụ phát triển du lịch, nâng cao vai trò và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, cũng như tại các khu, điểm du lịch tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ du lịch.
Sớm triển khai các nội dung trong Đề án bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030.
Hoàn thiện công tác lập Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pá Khoang làm cơ sở để kêu gọi thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Định hướng các tổ chức, cá nhân tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ khách du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương rà soát, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong đó giành ưu tiên cơ chế đặc thù khuyến khích các Nhà đầu tư lớn tham gia phát triển các dự án du lịch cao cấp tại Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pá Khoang theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích phát triển du lịch, huy động sự ủng hộ và khuyến khích nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Tiếp tục quan tâm dành nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho người lao động trong lĩnh vực du lịch, quan tâm đặc biệt đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ du lịch.
Tiếp tục nâng cao, đổi mới hiệu quả hoạt động thông tin xúc tiến du lịch; tăng cường vốn ngân sách cho xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm và thương hiệu du lịch tỉnh Điện Biên. Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Tập trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; phát huy sức mạnh truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc và các hoạt động hợp tác liên kết khác trong và ngoài nước mở rộng trên bốn lĩnh vực, gồm, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Điện Biên: Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Điện Biên là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành du lịch Điện Biên đã có bước phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế của tỉnh. Giai đoạn này, Điện Biên đón khoảng trên 3 triệu lượt khách du lịch, tăng gấp 1,5 lần, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2010- 2015... Tuy nhiên, giai đoạn này, ngành du lịch Điện Biên hoạt động manh mún, chưa phát huy hết được tiềm năng.
Với các mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025 đón trên 5,4 triệu lượt khách tham quan du lịch, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng. Phấn đấu giai đoạn 2026-2030 đón trên 6,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế trên 800 ngàn lượt, khách nội địa trên 5,5 triệu lượt, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 10.000 tỷ đồng. Tổng thu từ hoạt động du lịch đóng góp đạt 10% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Ngày 03/7/2020, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 1916/KH-UBND triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Ngoài đường bay Hà Nội - Điện Biên, Cảng hàng không Điện Biên Phủ vừa mở đường thêm bay Điện Biên - Hải Phòng
Để hiện thực hoá các chỉ tiêu trên, tỉnh đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể và thu hút đầu tư vào phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mặt khác, cùng với xúc tiến quảng bá du lịch, ngành du lịch Điện Biên tập trung phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Đặc biệt, từ ngày 22/7/2020, sân bay Điện Biên Phủ khai thác đường bay Điện Biên - Hải Phòng với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật... sẽ góp phần thu hút, quảng bá hình ảnh Điện Biên đến du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, ngành du lịch Điện Biên đẩy mạnh thực hiện hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, xây dựng, hình thành tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, liên kết tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai...
Hồ Pá Khoang - danh thắng của Điện Biên
Trong việc triển khai thực hiện quy học tổng thể và thu hút đầu tư, ngành du lịch Điện Biên đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đây là một trong yếu tố quan trọng góp phần tạo sự chuyên biệt hoá phát triển du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, ngành du lịch Điện Biên đã tham mưu tỉnh cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài, nhất là đối với sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn nghề Việt Nam, tiêu chuẩn nghề ASEAN, tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch...
Tổ chức các hội thi tay nghề các cấp, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch; đồng thời xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ...
Phát triển an ninh cơ sở nhờ Công an chính quy về xã Tính đến tháng 9, Công an tỉnh Điện Biên đã hoàn thành việc bố trí cán bộ Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã tại 100% các xã, đảm bảo số lượng, yêu cầu chất lượng đối với cán bộ, chiến sĩ. Theo đánh giá của các cấp chính quyền và cả người dân, việc triển khai Công...