Điện Biên: Nuôi trâu vỗ béo, giàu hơi lâu chứ khấm khá thì đơn giản
Không chỉ giúp cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) ở tỉnh Điện Biên còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của nông dân phát triển mạnh mẽ hơn. Trong đó, mô hình vay vốn Quỹ đầu tư nuôi trâu vỗ béo giúp nông dân khấm khá
Làm giàu tại quê hương
Không đất canh tác, không công ăn việc làm, thu nhập bấp bênh nên gia đình ông Lò Văn Thuận (đội 10A, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên) từng nhiều năm liền loay hoay trong cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, giờ đây cuộc sống của gia đình ông Thuận đã khác. Trò chuyện với chúng tôi, ông Thuận bảo: “Hiện, ngoài duy trì và phát triển thêm số lượng đàn trâu, bò lên hàng chục con, mỗi năm gia đình tôi thu hàng triệu đồng từ bán trâu bò giống, nhờ đó mà cuộc sống của gia đình thêm ổn định và dần trở nên sung túc”.
Mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo đang mang lại thu nhập cao cho bà con ở các xã, huyện của tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hải Đăng
Theo ông Lò Văn Lún – Chủ tịch Hội ND huyện Điện Biên, trong quá trình triển khai cho vay, Hội ND Điện Biên đã tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu vay vốn; trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn. Cùng với đó, Hội còn định hướng cho các hộ vay vốn quỹ sử dụng vốn sao cho kịp thời và hiệu quả nhất; vận động hội viên vay vốn tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi.
“Các cơ sở hội cũng thường xuyên xuống tận các hộ vay vốn để kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên để có những điều chỉnh, hỗ trợ và rút kinh nghiệm kịp thời” – ông Lún nói.
Video đang HOT
Ông Lún cho biết thêm, Điện Biên là huyện lớn của tỉnh Điện Biên, trong thời gian qua Hội ND huyện đã được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ HTND và tập trung nguồn vốn triển khai 3 loại mô hình chăn nuôi bò, trâu, cá. ến nay, Quỹ HTND trên địa bàn huyện Điện Biên đã giải ngân được gần 4 tỷ đồng, với 13 dự án được triển khai ở 9 xã, chủ yếu nhằm phát triển các mô hình chăn nuôi trâu, nuôi bò sinh sản, nuôi cá rô phi đơn tính.
Cố gắng xây dựng, phát triển quỹ
Hội ND tỉnh Điện Biên hiện có trên 80.000 hội viên sinh hoạt ở hơn 1.810 chi hội cơ sở. Những năm qua, cùng với việc chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, Hội ND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó, các cấp Hội còn tập trung hỗ trợ hội viên về cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và cách thức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Bà Cao Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên cho hay: Trong quá trình triển khai quỹ thì nguồn vốn chủ yếu tập trung cho hội viên nông dân vay để phát triển sản xuất, đặc biệt với những hội viên nghèo, thiếu vốn sản xuất. Đến nay các cấp Hội đã hỗ trợ xây dựng được trên 30 dự án với hơn 100 mô hình liên kết nhóm hộ; với tổng nguồn vốn đạt trên 14 tỷ đồng…
Về cơ cấu nguồn, Quỹ HTND tỉnh Điện Biên có 11 tỷ đồng là nguồn vốn của T.Ư Hội NDVN ủy thác; 2 tỷ đồng là nguồn Quỹ HTND của tỉnh. Qua quá trình triển khai đã chứng minh cho thấy: Quỹ HTND đã trở thành nguồn lực thiết thực giúp nhiều hội viên nông dân, nhất là những nông dân nghèo, thiếu vốn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy các xã, bản hoàn thiện những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, nhờ nguồn vốn từ quỹ mà các dự án, các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của từng gia đình, từng nhóm hộ được hình thành; đồng thời, bước đầu có các mô hình liên kết sản xuất hàng hóa và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong cơ chế thị trường năng động.
“Nhìn chung các dự án đã thực hiện đúng mục tiêu kế hoạch đề ra; các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích. Sau khi vay vốn, các hộ còn được các cấp Hội ND chuyển giao khoa học kỹ thuật; thành lập các tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất; tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh và cách quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tạo việc làm và tăng thu nhập” – bà Cao Thị Tuyết Lan nói.
Theo Danviet
Vỗ béo trâu to bự ở nơi heo hút, cứ bán 1 con thu 40-50 triệu
Đó là mô hình nuôi vỗ béo trâu gắn với trồng cỏ của gia đình anh Lý Đức Hà ở thôn Tà Lượt, xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần (Hà Giang).
Qua nhiều năm phát triển chăn nuôi trâu, anh Hà nhận thấy nếu nuôi trâu vỗ béo theo hình thức bán chăn thả sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Với suy nghĩ đó, từ năm 2013, anh Hà đã đầu tư xây dựng 4 dãy chuồng trại kiên cố và bắt đầu mua 6 con trâu giống về nuôi.
Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho đàn trâu, anh Hà đã phát triển trồng gần 1,0 ha cỏ voi trên vùng đồi của gia đình. Sau hơn một năm anh Hà bán 6 con trâu và lãi được gần 120 triệu đồng. Từ tiền lãi do nuôi trâu mang lại, anh Hà tiếp tục mở rộng qui mô phát triển nuôi trâu vỗ béo. Từ năm 2016 đến nay, trong gia trại nuôi trâu vỗ béo của gia đình anh Hà thường nuôi duy trì từ 17 đến 20 con trâu.
Anh Lý Đức Hà bên một dãy chuồng nuôi trâu vỗ béo của gia đình
Anh Hà cho biết: Nếu biết chăn nuôi thì nghề nuôi trâu vỗ béo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Muốn nuôi trâu vỗ béo thành công thì người chăn nuôi phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc như vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ và tiêm phòng các loại vacxin....
Ngoài ra, để nuôi trâu vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi nên tìm mua và vỗ béo các loại trâu đực có độ tuổi dưới 3 năm vì nếu nuôi vỗ béo trâu già sẽ cho hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, nghề nuôi trâu vỗ béo cũng cần phải biết con trâu nào có hiện tượng bị nhiễm giun sán để có biện pháp tẩy giun sán kịp thời thì trâu mới lớn nhanh và cho năng suất thịt cao.
Bên cạnh đó, trước khi bán ra ngoài thị trường từ 4 - 5 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo có pha thêm nước muối loãng...
Được biết, ngoài chăn nuôi trâu vỗ béo nhốt chuống, trong một tuần, anh Hà thường cho đàn trâu đi ra các vườn đồi của gia đình từ 3 đến 4 lần để tự kiếm ăn. Đây chính là kỹ thuật để cho trâu tự vận động nhằm giảm thiểu bệnh tật và tăng sức đề kháng với ngoại cảnh.
Với kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo khoa học nên đàn trâu của anh Hà thường lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá cao, có con bán được trên 55 triệu đồng. Trong một năm, anh Hà thường bán trâu thành nhiều đợt và mua trâu đực gầy yếu về nuôi vỗ béo bổ sung.
Khi được hỏi về thu nhập, anh Hà cho biết: Trong một năm gia đình bán ra thị trường từ 8 đến 10 con trâu, bình quân mỗi con bán được từ 40 - 50 triệu đồng và tổng thu nhập đạt từ 400 - 450 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi trên 250 triệu đồng mỗi năm.
Với những thành tích đạt được trong làm kinh tế từ nghề nuôi vỗ béo trâu, gia đình anh Lý Đức Hà đã được Hội Nông dân và UBND huyện Xín Mần biểu dương và tặng nhiều giấy khen từ năm 2016 đến nay. Ngoài ra, mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình anh Hà còn là điểm tham quan học tập của các đoàn nông dân, cựu chiến binh, các cấp hội phụ nữ... trong và ngoài tỉnh Hà Giang trong những năm qua.
Theo Danviet
Kịp thời dập tắt vụ cháy rừng lớn tại xã Noong Luống, Điện Biên Sau khoảng 5 giờ nỗ lực dập lửa, với sự hỗ trợ của lực lượng Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Điện Biên, đám cháy mới được khống chế. Chiều tối 14/12, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh Điện Biên) cùng các lực lượng tại chỗ của xã Noong Luống, huyện Điện Biên đã kịp thời dập tắt...