Diễn biến nóng vụ CEO Alibaba lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng
Quá trình điều tra bổ sung, Công an TP.HCM xác định các bị can trong vụ án CEO Alibaba lừa đảo đã mua bán một số bất động sản và người chuyển nhượng có dấu hiệu trốn thuế.
Ngày 25/1, Công an TP.HCM cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung và chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện) và 18 bị can khác tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Liên quan đến vụ án, bị can Võ Thị Thanh Mai (giám đốc Công ty CP Alibaba Law Firm, vợ Nguyễn Thái Luyện), Nguyễn Thái Lực (giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Địa Ốc Xanh, em ruột Luyện) bị đề nghị truy tố về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”. Bị can Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán trưởng Công ty Alibaba) bị đề nghị truy tố tội “Rửa tiền”.
Công an TP.HCM đọc lệnh bắt Nguyễn Thái Luyện
Tất cả 23 bị can này đã cùng nhau thành lập các công ty bất động sản, lập ra 58 “dự án ma”, sau đó quảng cáo bán đất nền ở 3 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm lừa bán cho 4.361 người để chiếm đoạt là 2.264 tỉ đồng.
Hồ sơ vụ án thể hiện, các bị can đã thành lập 22 pháp nhân, “vẽ” ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán cho hàng ngàn khách hàng. Nguyễn Thái Luyện hứa với khách sẽ mua lại nền đất giá cao, sinh lời 30% sau 12 tháng, 38% sau 15 tháng, nếu không muốn bán thì cho thuê lại để hưởng lời 2%/tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là lời hứa, khi vụ án xảy ra các bị hại đã cùng nhau đến Công an TP.HCM tố cáo.
Sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thu giữ 257 miếng kim loại màu vàng. Khối lượng, hàm lượng vàng của số kim loại này đã được giám định theo giấy kết quả thử nghiệm của Công ty TNHH MTV giám định PNJ. 257 miếng vàng này được Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận có giá trị 743 triệu đồng.
Công an thu giữ nhiều tài liệu tại Công ty Alibaba
Ngoài ra, liên quan vụ án này còn có 20 thỏi kim loại màu vàng, trọng lượng 7,3 kg, kết quả giám định toàn bộ số hợp kim này không phải là vàng. Tháng 3-2020, Công an TP HCM thu giữ 15 miếng vàng khi thi hành lệnh khám xét đối với Võ Thị Thanh Mai. 15 miếng vàng này trị giá 359 triệu đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, Công an TP.HCM xác định các bị can trong vụ án đã nhận chuyển nhượng một số bất động sản tại TP HCM có dấu hiệu trốn thuế thu nhập cá nhân của các chủ nhà, đất. Do vụ án còn nhiều vấn đề liên quan đến hành vi trốn thuế tuy nhiên các cá nhân chuyển nhượng không còn sinh sống nơi cư trú nên Công an TP HCM tách vụ án ra điều tra riêng.
Đối với dấu hiệu sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các địa phương gồm tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận sau khi thống nhất với liên ngành TP HCM, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chuyển hồ sơ phần nội dung liên quan cho Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh nêu trên để điều tra, xử lý theo quy định.
Tại Bình Thuận, Alibaba đăng rầm rộ trên mạng xã hội để bán đất nền dự án “Thắng Hải Newtimes City” tại huyện Hàm Tân, gọi đây là một “đất nước Singapore thu nhỏ tại Bình Thuận”, kèm thông tin dự án 35 ha đã được phân ra hơn 1.800 nền, giá bán 1,9 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết khu đất này trồng keo lá tràm, đang khai thác, chưa có tác động gì đến việc san lấp mặt bằng, do Nguyễn Thái Lĩnh nhận chuyển nhượng của 3 hộ dân.
Vì sao ông trùm Nguyễn Thái Luyện và Công ty Alibaba dễ dàng lừa nghìn tỷ?
Nguyễn Thái Luyện là nhân viên môi giới bất động sản nhỏ lẻ ở vùng ven, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã vận hành một tập đoàn lừa đảo hàng ngàn người với số tiền ngàn tỷ một cách khá dễ dàng.
"Thánh nổ"
Đến nay, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM kết luận, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, trụ sở trên đường Kha Vạn Cân, TP Thủ Đức) chính là kẻ chủ mưu, đạo diễn toàn bộ quá trình lừa đảo hàng ngàn người.
Dư luận quan tâm, Nguyễn Thái Luyện là ai? Vì sao trong một thời gian ngắn Nguyễn Thái Luyện có thể lãnh đạo một công ty đầy tai tiếng khiến hàng ngàn người sập bẫy?
Nguyễn Thái Luyện - CEO "nổ" của "tập đoàn lừa đảo" Alibaba
Nguyễn Thái Luyện SN 1985, quê ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn năm 2007, Luyện tốt nghiệp đại học ở TP.HCM. Ban đầu, Luyện loay hoay kiếm sống với nghề môi giới bất động sản nhỏ lẻ tại khu vực vùng ven TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.
Chính trong khoảng thời gian này, Luyện hiểu rõ về nghề môi giới nhà đất, về hoạt động buôn bán đất nền.... Chính vì thế, giữa năm 2016 với số vốn dành dụm ít ỏi, Luyện lập ra Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, có trụ sở chính tại một ngôi nhà thuê trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.
Giai đoạn này, vận hành công ty, Luyện là Chủ tịch HĐQT. Người em kế của Luyện là Nguyễn Thái Lĩnh làm Tổng giám đốc, còn em út cũng tham gia là cổ đông công ty. Luyện công bố vốn điều lệ công ty 1 tỷ đồng.
Ngay sau đó, Luyện dời trụ sở công ty về một toà nhà thuê hoành tráng nằm trên đường Kha Vạn Cân, TP Thủ Đức. Thời điểm này, anh em Luyện vẫn tập trung vào nghề môi giới đất nền vốn đang sốt.
Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo lập ra 22 công ty con, "nổ" là vốn điều lệ trăm tỷ đồng, để phục vụ cho việc lừa đảo tinh vi
Chỉ một thời gian ngắn sau, địa ốc Alibaba nổi lên thành một hiện tượng không giống ai. 4 tháng sau khi thành lập, từ vốn điều lệ 1 tỷ đồng, Luyện công bố con số này là 20 tỷ đồng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, tốc độ phát triển của Alibaba khiến người ta "choáng" khi khoảng 1 năm sau, Luyện công bố vốn điều lệ công ty lên đến 1.600 tỷ đồng. Trong đó, Luyện nắm đến 80% cổ phần. 20% còn lại là các thành viên gia đình cùng một số người khác.
Cũng từ đây, Nguyễn Thái Luyện trực tiếp vận hành một tập đoàn lừa đảo theo hình thức đa cấp. Luyện chỉ đạo người nhà, nhân viên thân tín lập ra hàng loạt công ty con, đều công bố vốn điều lệ hàng trăm tỷ đồng.
Luyện huyễn hoặc về bản thân và doanh nghiệp. Cụ thể, Luyện so sánh mình với Thành Cát Tư Hãn, Gia Cát Lượng... Và "nổ" rằng, địa ốc Alibaba của mình là công ty số 1 Đông Nam Á.
Đến nay, Công an TP.HCM kết luận, vốn điều lệ tại địa ốc Alibaba và các công ty con như Luyện công bố đều là con số ảo. Luyện là "trùm cuối", là đạo diễn toàn bộ việc lập ra 22 công ty con ở khắp nơi nhằm phục vụ cho hành vi lừa đảo tinh vi.
Ai đã chống lưng cho Nguyễn Thái Luyện?
Thông thường, hoạt động đa cấp bao giờ cũng tạo ra vẻ ngoài hoành tráng. Tại Công ty địa ốc Alibaba, Nguyễn Thái Luyện cũng xây dựng một "hệ sinh thái" như vậy. Ngoài "nổ" về bản thân, Luyện cho mở các lớp đào tạo nhân viên với những phát ngôn "chém gió". Thời điểm gây ồn ào, hệ thống Alibaba và các công ty con của Luyện lên đến 2.500 nhân viên.
Điểm mấu chốt mà Luyện tạo dựng được là kéo nhân viên tham gia vào cổ đông, đóng tiền vào. Chính vì thế, khi xảy ra chuyện vì bảo vệ phần tài sản của mình, mà có nhiều nhân viên của Alibaba... sống chết lao theo, thách thức pháp luật.
Nguyễn Thái Luyện - CEO "nổ" của địa ốc Alibaba xây dựng một kế hoạch 5 bước lừa đảo không giống ai
Cơ quan điều tra chỉ ra rõ, tập đoàn lừa đảo Alibaba của Nguyễn Thái Luyện vận hành theo 5 bước tinh vi. Một kế hoạch lừa đảo rất bài bản.
Thứ nhất, Nguyễn Thái Luyện dùng tiền cá nhân và tiền chiếm đoạt của khách hàng giao cho người thân, nhân viên thân tín để nhận chuyển nhượng các khu đất nông nghiệp lớn ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Thứ hai, Luyện chỉ đạo các nhân viên thân tín lập ra 22 pháp nhân công ty bất động sản.
Thứ ba, các công ty với tư cách là chủ đầu tư vẽ dự án ma, trên các khu đất nông nghiệp; san lấp, xây dựng hạ tầng trái phép; phân lô, tách thửa trái quy định pháp luật.
Tiếp đó, Luyện sử dụng các kênh truyền thông website, mạng xã hội, đội ngũ nhân viên sales hùng hậu, tổ chức các buổi mở bán, tiếp xúc khách hàng... để bán các nền đất đó.
Địa ốc Alibaba lôi kéo nhân viên vào vòng đa cấp
Thứ tư, các pháp nhân chủ đầu tư dự án ma ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CP địa ốc Alibaba để trở thành đại lý phân phối đất nền cho dự án ma nhằm mục đích che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của dự án; tạo ra các giao dịch ảo làm khách hàng tin tưởng về tính pháp lý của dự án.
Thứ năm, khi khách hàng mua nền đất, Luyện chỉ đạo các công ty "con" ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thoả thuận, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khách hàng; nhưng tiền thì nộp về Công ty Alibaba để Luyện toàn quyền quản lý, sử dụng.
Thực sự, đất nền chỉ là mồi nhử để Luyện và đồng bọn đem ra làm niềm tin, để huy động vốn trái phép từ khách hàng. Mỗi khi khách hàng ký thoả thuận chuyển nhượng đất nền, phải đóng 95% giá trị đất thì Luyện và đồng bọn dụ dỗ họ ký hợp đồng quyền chọn bán lại hay cho thuê lại, để hưởng lãi suất 2%/tháng, hoặc 28 - 38%/năm.
Có thể nói, Nguyễn Thái Luyện có kế hoạch lừa đảo cực kỳ tinh vi trong thời gian dài. Công an kết luận, Nguyễn Thái Luyện là kẻ chủ mưu thật sự, là "trùm cuối" trong tập đoàn lừa đảo này.
257 miếng kim loại thu giữ tại Công ty Alibaba là vàng, trị giá 743 triệu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền. Theo đó, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và 19 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội...