Diễn biến mới vụ treo băng rôn “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học”
- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kết luận việc treo băng rôn tuyên truyền có nội dung “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” là phản cảm.
Băng rôn “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” gây phản ứng trái chiều từ báo chí, dư luận xã hội. Ảnh: ĐẮC PHỤNG
Tối 3-2, ông Ngô Đông Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết đã ký văn bản yêu cầu thường trực Ban Chỉ đạo an toàn giao thông tỉnh tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh trong việc treo băng rôn “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” mà không xin ý kiến Ban Chỉ đạo an toàn giao thông tỉnh cũng như việc phát ngôn thiếu tính chính xác liên quan đến sự việc này.
UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc phát ngôn thiếu tính chính xác.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở VH-TT&DL rút kinh nghiệm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất, treo băng-rôn. Kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân liên quan phải báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 15-2.
Cũng tại văn bản trên, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kết luận việc treo băng rôn tuyên truyền về an toàn giao thông với nội dung “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” là phản cảm, gây phản ứng trái chiều từ báo chí, dư luận. Ngoài ra, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng kết luận việc phát ngôn của giám đốc Sở TT&TT, chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh trên một số báo còn thiếu chính xác, làm ảnh hưởng đến UBND tỉnh và Bộ TT&TT.
Như PLO đã thông tin, đầu tháng 1-2015, trên các đường phố chính của TP Quy Nhơn (Bình Định) xuất hiện nhiều băng rôn tuyên truyền an toàn giao thông với nội dung “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” khiến người dân bức xúc. Trả lời báo chí, lãnh đạo Ban Aan toàn giao thông tỉnh Bình Định cho biết đã trích 60 triệu đồng giao Trung tâm Thông tin thuộc Sở TT&TT in, treo băng rôn. Trong khi đó, giám đốc Sở TT&TT cho rằng nội dung khẩu hiệu này là do Ban An toàn giao thông tỉnh nghĩ ra, mang đi treo, không liên quan đến Trung tâm Thông tin của Sở…
Video đang HOT
TẤN LỘC
Theo_PLO
Thêm công ty thuộc Bộ Giao thông bị đòi nợ
Bình Định đề nghị Tổng công ty đường sắt Việt Nam trả tiền giải phóng mặt bằng cho dân từ năm 2013.
Cụ thể, UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty đường sắt VN chuyển số tiền trên 5,1 tỉ đồng cho địa phương để chi trả 270 hộ dân đã bị giải tỏa mặt bằng từ năm 2013.
Ảnh minh họa.
Thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch 1856/2007 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự an toàn đường bộ, đường sắt, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cho UBND các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và vận động nhân dân giải tỏa bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho các nhà thầu thi công xây dựng các hạng mục công trình theo lệnh khẩn cấp.
Tổng cộng đã có 270 hộ dân thuộc 3 huyện trên bị giải tỏa và được bồi thường với số tiền trên 5,1 tỉ đồng.
Tuy nhiên từ đó đến nay, Tổng công ty đường sắt VN chưa chịu chuyển số tiền này về các địa phương để chi trả cho các hộ dân.
Không phải lần đầu
Đây không phải lần đầu tiên công ty thuộc Bộ GTVT bị người dân đòi nợ. Theo ông Nguyễn Tường An - Giám đốc Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, ngày 7/10, rất đông người dân thôn Phú Hùng, xã Gia Phú và thôn Tiến Lợi, xã Xuân Giao (Bảo Thắng, Lào Cai) đã tập trung trên tuyến cao tốc đoạn Km237, khiến giao thông "tê liệt" suốt hơn một giờ đồng hồ.
Được biết trước đó chính những người dân này đã được các nhà thầu thuê thi công một số hạng mục xây dựng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Cụ thể, sau khi nhận được thông báo về sự việc trong quá trình thi công đoạn Km 237 gói thầu A8, đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, các công ty xây dựng là nhà thầu phụ của TCty CP Vinaconex (nhà thầu chính) đã thuê một số tổ thợ xây là người dân của xã Gia Phú và Xuân Giao, huyện Bảo Thắng thi công các hạng mục như rãnh thoát nước, kè đá, đổ bê tông ta luy...
Tuy nhiên, đến nay các đơn vị này đã không trả tiền công cho một số tổ thợ như cam kết. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã mang cây, que ra rào đường nhằm yêu cầu VEC can thiệp.
Trước đó, Cảng Đồng Nai yêu cầu Vinalines bồi thường hơn 765 triệu đồng để thi công lại trụ buộc dây neo và buộc di dời ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu.
Được biết, ụ nổi này của Công ty Vinalines đưa về cảng đậu lại từ năm 2008 đến nay. Theo hợp đồng thuê đậu, ụ nổi chỉ nằm tạm nơi đây 4 tháng sau đó được đưa ra biển để hoạt động, thế nhưng đến nay vẫn chưa đưa "đi" được.
U nổi bỏ hoang, thiếu người trông coi, dây neo bị mục, dễ dẫn đến đứt dây neo và trôi dạt, nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải rất lớn.
UBND tỉnh Đồng Nai đoi Vinalines bôi thương 765 triệu đồng.
Trong khi chưa được di dời, ngày 12/7/2014 ụ nổi 83M bị trôi dạt do thủy triều xuống cạn, kéo gãy trụ buộc dây neo tại cầu cảng B3.
Sau sự cố này, cảng Đồng Nai yêu cầu bồi thường hơn 765 triệu đồng để thi công lại trụ buộc dây neo và buộc di dời ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu.
Trước đó, Cty CP cảng Đồng Nai đã nhiều lần yêu cầu công ty chủ quản ụ nổi này di dời, song do vướng nhiều vấn đề pháp lý đang giải quyết nên chưa thể thực hiện. Thời gian neo đậu ở khu vực này, ụ nổi từng đụng hư hỏng trụ neo bến B3 của cảng. Cty đề nghị di dời ụ nổi ra khỏi vùng nước của Cảng Gò Dầu để đảm bảo an toàn cho tàu ra vào cảng.
Cảng Đồng Nai cho biết, ngày 20/11/2014 là thời hạn chót để Vinalines di dời khối tài sản đã nằm vạ vật tại cảng Gò Dầu nhiều năm qua.
Theo Báo Đất Việt
Xe máy "kẹp" ba vượt đèn đỏ tông vào xe đầu kéo Sáng 14/11, tại giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định Của - Nguyễn Thị Định (phường An Phú, quận 2, TP HCM), một xe máy chở ba vượt đèn đỏ đã tông vào xe đầu kéo dẫn đến 3 người trên xe máy bị thương nặng. Nhiều xe vượt đèn đỏ tại giao lộ này Lúc 7 giờ sáng 14/11, trên xe...