Diễn biến mới vụ cán bộ tòa bị tố mua dâm
Cán bộ tòa án bị chủ nhà nghỉ tố mua dâm đã viết đơn xin rút khỏi BCH nhiệm kỳ tới và được ban tổ chức đồng ý.
Trước đó dư luận tại huyện Ea Kar (Đắk Lắk) xôn xao trước việc ông Nguyễn Văn Bằng, một cán bộ tòa án bị ông Triệu Đức Nhật (55 tuổi, nguyên chủ nhà nghỉ Nhật Linh, thôn Trung Hòa, xã Ea Tý) tố cáo mua dâm và bị quay lại clip dài 35 phút.
Sáng 18/5, ông Cao Việt Dũng – Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết, ông Nguyễn Văn Bằng (Chánh án Tòa án huyện Ea Kar) đã gửi đơn lên Ban tổ chức huyện ủy xin rút khỏi ban chấp hành (BCH) nhiệm kỳ 2015-2020 và ban tổ chức đã đồng ý cho rút, không đưa vào cơ cấu BCH nhiệm kỳ tới.
Theo ông Dũng, lý do ông Bằng đưa ra để xin rút khỏi BCH là do sức khỏe không đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
Cũng theo ông Dũng, đến thời điểm này, Uỷ ban kiểm tra huyện ủy vẫn chưa có kết luận về việc xác minh đơn tố cáo của ông Triệu Đức Nhật đối với ông Bằng về hành vi mua dâm và bị quay clip để trình thường vụ huyện ủy.
Hình ảnh được cắt ra từ clip mà ông Nhật dùng để tố cáo.
Video đang HOT
Như thông tin đưa trước đó, gày 6/4, ông Nguyễn Duy Hữu – chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk – cho biết cơ quan này đã nhận được đơn của ông Triệu Đức Nhật tố cáo ông Bằng – thẩm phán TAND một huyện thuộc Đắk Lắk – có hành vi mua dâm tại nhà nghỉ Nhật Linh (xã Ea Tý, Ea Kar).
Theo một nguồn tin, sáng 6/4 ông Bằng đã nộp bản kiểm điểm lên huyện ủy về sự việc ông bị tố cáo, tuy nhiên không cho biết nội dung của bản kiểm điểm.
Clip tố cáo ông Bằng dài khoảng 35 phút, ghi rõ hình ảnh một người đàn ông, theo ông Nhật chính là vị thẩm phán huyện đang cùng một cô gái trẻ có hành vi mua – bán dâm. Trong clip còn thể hiện người đàn ông sau khi “hành sự” xong đã rút tiền trả cho cô gái.
Được biết, năm 2011 vợ ông Nhật bị bắt và bị xử phạt 5 năm tù về tội chứa mại dâm. Theo ông Nhật vì vụ án này, ông đã bán nhà nghỉ và bỏ ra 200 triệu đồng để chạy án cho vợ.
Theo ông Nhật, cán bộ tòa án này nằm trong số người được ông Nhật đưa tiền chạy án, tuy nhiên vợ ông vẫn không thể thoát tội. Không chạy được án, ông Nhật đã đòi lại số tiền trên nhưng không được.
Trong đơn tố cáo, ngoài cán bộ tòa án nói trên bị tố cáo, ông Nhật cũng trình bày, vợ ông đã quay lại clip mua dâm của nhiều cán bộ khác của huyện tại nhà nghỉ. Ông Nhật cho biết, sẽ tiếp tục làm đơn tố cáo đối với các cán bộ này trong thời gian tới.
Hồng Hương (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Công khai danh tính người mua dâm: sao phải băn khoăn
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc công khai danh tính của người bán dâm nhưng bí mật danh tính cho kẻ mua là sự bất công.
So với người mua dâm thì mức phạt tiền dành cho người bán dâm thấp hơn, từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, người bán dâm chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (với mức phạt:Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm; từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc), chứ không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh như trước đây. Trong trường hợp người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khi đó tên tuổi của họ có thể bị báo chí đăng tải. Ngoài ra, không có quy định nào về việc công khai danh tính người bán dâm.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc công khai danh tính của người bán dâm nhưng bí mật danh tính cho kẻ mua là sự bất công.
Bởi, bên cạnh những cô gái lười lao động, lợi dụng nhan sắc để kiếm tiền thì cũng không hiếm trường hợp vì rơi vào bước đường cùng mà một người phụ nữ chọn con đường bán dâm. Rõ ràng, họ cũng cần lắm sự "bảo vệ" để gia đình, con cái, bạn bè... không biết việc họ đang làm và chắc chắn việc công khai tên tuổi khiến người mua dâm bị ảnh hưởng thế nào thì đối với người bán dâm cũng "thiệt hại" tương tự.
Ảnh minh họa
Sao phải băn khoăn?
Phần lớn dư luận cho rằng cần có sự công bằng trong việc xử lý hành vi mua dâm và bán dâm, nghĩa là nếu đã công khai thì phải công khai hết và ngược lại.
Thực tế cho thấy, pháp luật đã quy định phạt cảnh cáo, phạt tiền, thậm chí là xử lý hình sự nhưng nạn mua bán dâm theo thống kê của các cơ quan chức năng vẫn diễn biến phức tạp. Vậy, xử lý thế nào cho hiệu quả? Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, qua sự lên tiếng cho rằng không nên công khai danh tính, cho thấy những người mua dâm và người có "nguy cơ" thực hiện hành vi này dường như "sợ" nhất là bị nêu tên tuổi.
Thế nên, quy định về xử lý hành vi mua dâm nên "đánh" thẳng vào yếu tố tâm lý này để đạt hiệu quả răn đe. Cụ thể, nên mở rộng diện bị gửi thông báo có hành vi mua dâm về cơ quan, đơn vị công tác hoặc tổ dân phố, thôn, xóm nơi cư trú của người mua dâm với tất cả những người có hành vi mua dâm. Điều này cũng tương tự như việc một người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự) bị nêu tên vậy. Đồng thời, cần tăng nặng mức phạt tiền lên gấp nhiều lần.
Khi thấy danh tính bị công khai, số người tìm đến dịch vụ này chắc chắn sẽ giảm. Bên cạnh đó, để góp phần giảm tệ nạn này, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ chuyên biệt và thân thiện với người bán dâm, giúp những đối tượng này hỗ trợ học nghề, việc làm, tiếp cận các nguồn vốn... để giúp họ thay đổi công việc cũng như tuyên truyền, giáo dục để họ hiểu việc hành nghề bán dâm là họ đã tự làm mất nhân phẩm của bản thân, gây phương hại đến nền tảng đạo đức xã hội.
Theo Phap luât Xa hôi
Công khai danh tính người mua dâm thế nào phù hợp? Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, qua sự lên tiếng cho rằng không nên công khai danh tính, cho thấy những người mua dâm và người có "nguy cơ" thực hiện hành vi này dường như "sợ" nhất là bị nêu tên tuổi. Ảnh minh họa Người mua phản đối? Việc một đường dây bán dâm "nghìn USD" bị triệt phá, rồi...