Diễn biến mới vụ cà phê trộn bột pin ở Đăk Nông
Trước khi bị phát hiện, vợ chồng Loan đã bán hàng trăm tấn phế phẩm cà phê bột pin cho doanh nghiệp ở Bình Phước trộn vào hồ tiêu.
Ngày 1/9, lãnh đạo VKSND Đăk Nông cho biết đã hoàn tất điều tra việc cơ sở của Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi, ở xã Đăk Wer, huyện Đăk R’Lâp) trộn tạp chất cà phê gồm: vỏ; nhân thải loại; cát sỏi cùng nước pha bột pin, bị cơ quan chức năng phát hiện bốn tháng trước.
Những xô chậu cáu bẩn cơ sở dùng để nhuộm vỏ cà phê với bột pin tại thời điểm bị phát hiện hồi tháng 4. Ảnh: Kh.Uyên.
Theo cơ quan công tố, năm 2015, Phan Thị Dung (56 tuổi, ở Bình Phước) mở công ty thu mua nông sản, trong đó có hạt tiêu xô (gồm cả tiêu đen, tiêu lép, rác… chưa được xử lý).
Các đối tác mua lại chấp nhận tỷ lệ tạp chất trong tiêu từ 1-2%, nhưng Dung mua được của người dân với tỷ lệ tạp chất thấp hơn. Do đó, bà ta nảy sinh ý định trộn tạp chất để nâng tỷ lệ lên 2% theo ngưỡng chấp nhận được của khách hàng.
Video đang HOT
Dung đã liên hệ với Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi, giám đốc công ty thương mại ở Đăk Nông) để tìm mua tạp chất, nhằm kiếm lời.
Thơ sau đó đã nhiều lần đặt hàng Nguyễn Thị Thanh Loan và Nguyễn Xuân Bảo (33 tuổi, chồng Loan) sản xuất hỗn hợp phế phẩm cà phê pha nước trộn bột pin.
Theo kết quả điều tra, trong ba năm hoạt động, cơ sở của vợ chồng Loan đã xuất bán 15 – 20 xe, mỗi xe có khoảng 15 – 20 tấn hỗn hợp trên với giá bán 9.000-12.000 đồng mỗi kg. Hỗn hợp được chở đến Bình Phước, Thơ được hưởng chênh lệch 1.000- 3.000 đồng mỗi kg.
Sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở cơ sở vợ chồng Loan hồi giữa tháng 4, gần một tuần sau, Công an Đăk Nông đã kiểm tra cơ sở của Dung tại Bình Phước và thu giữ 9 tấn hỗn hợp tiêu đã trộn tạp chất có chứa than pin.
Hồ tiêu được trộn bột pin. Ảnh: Thiện Nhân.
Theo kết quả giám định, tiêu xô chứa tới 18,34% tạp chất, hóa chất độc hại, gồm: bột pin chứa mangan dioxit, kẽm clorua, amoni clorua… Đây là các chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Các quan chức năng tỉnh Đăk Nông đang hoàn tất các thủ tục để truy tố, xét xử Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Xuân Bảo, Phan Thị Dung, Lê Thị Hồng Thơ, Trần Văn Tuấn (42 tuổi, tài xế chở hàng của Loan) về hành vi Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật hình sự.
Theo Thiện Nhân (VNE)
Tỉnh Đắk Nông chỉ đạo điều tra khẩn trương vụ "càphê pin"
UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng công an khẩn trương điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ xử lý hành vi của cơ sở chứa càphê bẩn nghi nhuộm màu bằng pin Con Ó.
Tỉnh chỉ đạo công an nhanh chóng điều tra vụ cà phê "nhuộm" màu bằng pin.
Ngày 20.4, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết, tỉnh vừa ban hành công văn số 1819 yêu cầu Công an tỉnh khẩn trương xác điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý hành vi phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông).
Tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước thông tin càphê nhuộm màu bằng pin gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến thương hiệu càphê Đắk Nông, địa phương này yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tập trung đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các lĩnh vực; tăng cường công tác tuyên truyền, nắm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm; vận động người dân tố giác các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng chất cấm...
Như đã thông tin, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp Thanh tra Sở NNPTNT tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến nông sản của bà Loan. Tại hiện trường, đoàn liên ngành phát hiện cơ sở này chứa 21 tấn càphê bẩn đã đóng thành bao bì cùng 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập bẹp, 192kg lõi, nắp và vỏ. Bước đầu, công an cho biết cơ sở của bà Loan có hành vi sử dụng dung dịch màu đen (hỗn hợp nước và pin) để ngâm, tẩm nhuộm đen phế phẩm càphê. Phế phẩm càphê bao gồm càphê nhân nát vụn và vỏ càphê.
"Chúng tôi đang làm rõ động cơ, mục đích của chủ cơ sở. Quá trình làm việc với công an, bà Loan khai báo quanh co nên chúng tôi cần thời gian đấu tranh làm rõ. Hiện chúng tôi mới chỉ xác định được thị trường tiêu thụ của cơ sở này là tại tỉnh Bình Phước" - Đại tá Lê Vinh Quy - Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông thông tin.
Theo Laodong
Vợ chồng bị nghi nhuộm cà phê với lõi pin nói gì? Trao đổi với phóng viên, vợ chồng dùng các tạp chất rồi nhuộm than pin cho rằng, chỉ mới nhuộm được 3 tấn nhưng không phải mục đích chế biến thành cà phê bán ra thị trường Sáng 19.4, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer,...