Diễn biến mới nhất cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria – thảm họa đang xảy ra
Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh các cuộc không kích và nã pháo vào lực lượng dân quân người Kurd ở đông bắc Syria, động thái làm leo thang cuộc chiến đẫm máu giữa hai bên.
Các tổ chức quốc tế đã đưa ra cảnh báo về thảm họa nhân đạo đang xảy ra tại khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc chiến giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng người Kurd tại Syria đang ngày càng khốc liệt (ảnh: Reuters)
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh rút hết quân đội Mỹ khỏi biên giới Syria. Quyết định này của ông Trump đã mở ra chiến trường mới tại Syria, sau cuộc nội chiến kéo dài 8 năm và hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ cộng đồng quốc tế.
Tại Washington, ông Trump cũng ra sức chống lại những cáo buộc cho rằng, ông đã phản bội lại người Kurd, đồng minh trung thành của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống IS. Ông Trump cho rằng, Mỹ có thể đứng ra hòa giải cuộc xung đột, đồng thời, nâng cao khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm thứ sáu vừa qua (11/10), máy bay chiến đấu và pháo binh của Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đợt tấn công vào thị trấn biên giới Ras al Ain tại Syria.
Một đoàn gồm 20 xe bọc thép chở quân nổi dậy ở Syria – đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria từ thị trấn Ceylanpinar. Một số chiến binh còn ra dấu hiệu mừng chiến thắng, họ hét lên: Allah Allahu akbar ( thánh Allah là vĩ đại nhất) và vẫy cờ quân nổi dậy khi đang tiến vào thị trấn Ras al Ain (Syria).
Các nhà báo của Reuters tại Syria cũng đã nghe thấy hàng loạt tiếng súng nổ từ phía bên kia biên giới, ở khu vực thị trấn Ceylanpinar của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Cách khoảng 120 km (75 dặm) về phía tây, súng cối của Thổ Nhĩ Kỳ đang liên tục pháo kích vào thị trấn Tel Abyad (Syria)”, một nhân chứng nói.
“Trong 3 ngày vừa qua, thị trấn Tel Abyad đã phải hứng chịu sự đánh phá khốc liệt nhất bởi cuộc chiến”, ông Mar Qamishlo, phát ngôn viên của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) của người Kurd nói.
“Các cuộc đụng độ liên tiếp nổ ra tại các điểm khác nhau, dọc biên giới. Từ khu vực Ain Diwar – biên giới với Iraq đến tỉnh Kobani của Syria, cách đó hơn 400 km về phía tây.
Video đang HOT
Lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và SDF đang trao đổi hỏa lực tại thị trấn Qamishli (Syria) và ở cả những nơi khác”, ông Qamishlo cho biết.
“Toàn bộ khu vực biên giới đang bốc cháy”, ông Qamishlo nói.
Khói lửa bốc lên tại những mục tiêu bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích (ảnh: SCMP)
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, đến nay đã có 228 chiến binh người Kurd bị giết trong các cuộc tấn công và 1 binh sĩ nước này thiệt mạng. Tuy nhiên, SDF cho biết, chỉ có 22 chiến binh của họ thiệt mạng.
“Các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm giữ 9 ngôi làng, gần 2 thị trấn Ras al Ain và Tel Abyad
Ít nhất 32 chiến binh của SDF và 34 quân nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và 10 dân thường đã thiệt mạng” ông Abdulrahman ông Rami Abdulrahman, giám đốc Tổ chức quan sát nhân quyền tại Syria nói.
Theo CNN, tại thành phố Al Bab của Syria, nằm cách tâm điểm của cuộc tấn công khoảng 150 km về phía tây, khoảng 500 quân nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng đã được đưa tới để tham gia vào chiến dịch.
Bầu trời khu vực biên giới tràn ngập khói lửa, do những chiến binh người Kurd đốt những chiếc lốp xe ở nhiều địa điểm khác nhau, để tạo ra một màn khói đen đặc nhằm đối phó với những cuộc không kích dữ dội của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi sẽ thắng hoặc chúng tôi sẽ chết”, một chỉ huy giấu tên người Kurd nói.
Nhóm viện trợ của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế cho biết, 64.000 dân thường tại Syria đã phải rời bỏ nhà cửa của mình và trốn chạy, trong những ngày đầu tiên của chiến dịch tấn công.
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc tuyên bố, những vụ bắn phá của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng như trạm bơm nước, đập nước, nhà máy điện và nhà máy dầu trong khu vực. Hàng ngàn người có thể không có nước sạch để uống tại thành phố Hasakeh (Syria).
Những người dân thường tại Syria đang phải bỏ nhà cửa để chạy trốn (ảnh: Reuters)
Một trại tị nạn với hơn 7.000 người ở miền bắc Syria được sơ tán và đang có những cuộc đàm phán giữa các bên để tiếp tục sơ tán 13.000 người, trong đó có cả gia đình của các chiến binh thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tổ chức bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết, một bệnh viện ở thị trấn Tel Abyad của Syria đã buộc phải đóng cửa, sau khi hầu hết nhân viên y tế phải bỏ chạy khỏi những vụ đánh bom trong suốt 24 giờ qua.
Tại châu Âu, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, ông Donald Tusk tuyên bố sẽ trừng phạt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ – ông Erdogan vì lời đe dọa thả người tị nạn vào châu Âu.
“Ông Erdoga phải hiểu rằng, mối quan tâm chính của chúng tôi là hành động của họ sẽ dẫn đến một thảm họa nhân đạo”, ông Donald Tusk nói.
Trong khi đó, ông Donald Trump cũng phát biểu khi được các phóng viên tại Nhà Trắng hỏi về các lựa chọn của mình để giải quyết cuộc chiến tại Syria:
“Chúng tôi có một trong ba lựa chọn: Gửi hàng ngàn quân đến Syria và giành chiến thắng, đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ về tài chính với các lệnh trừng phạt, hoặc làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Tôi hy vọng chúng ta có thể làm trung gian”.
Theo danviet
Châu Âu trước khủng hoảng Syria : Đâu rồi thời oanh liệt?
Câu chuyện Syria lúc này bộc lộ rõ nhất tình trạng sa sút uy thế của Liên minh châu Âu (EU). Và điều này không chỉ đúng ở Syria! Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
EU chưa biết phải xoay sở như thế nào trong vấn đề Syria hiện nay. Biếm họa của báo The Economist.
Sự không đồng tình của Nga khiến cho các thành viên EU hiện diện trong Hội đồng bảo an (HĐBA LHQ) không thành công với chủ ý có được một tuyên bố của HĐBA LHQ về chiến dịch quân sự hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Ba Lan đại diện cho EU muốn có sự thể hiện quan điểm của LHQ về diễn biến mới này ở Syria mà cụ thể là theo hướng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay chiến dịch quân sự hiện tại ở vùng lãnh thổ miền Bắc Syria.
Cái bóng của thời hoàng kim
Kết cục ấy đưa lại thêm bằng chứng mới nữa về vai trò và ảnh hưởng ít ỏi, nếu như không muốn nói là sự bất lực của EU trước diễn biến tình hình ở Syria nói riêng cũng như trong nhiều chuyện chính trị khu vực và thế giới nói chung. Trên phương diện thế và uy, tiềm lực thực tế và khả năng tác động ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ các nước thành viên, EU hiện tại dường như chỉ còn là cái bóng của thời hoàng kim đã từng có trong quá khứ.
Chỉ riêng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria không thôi chứ chưa cần nói đến chiến dịch quân sự hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng lãnh thổ miền Bắc Syria cũng đã đủ để khiến EU phải lo ngại và gây tác động rất tai hại trực tiếp tới EU. Mỹ rút quân ra khỏi Syria đồng nghĩa với việc toàn bộ khối Phương Tây phó mặc hoàn toàn cho Nga, chính phủ Syria của Tổng thống nước này Bashir al-Assad, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tự dàn xếp với nhau về cơ bản giải pháp chính trị hoà bình cho Syria trong tương lai. Như thế đâu có khác gì phe khối này mất cả chì lẫn chài ở Syria.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ khiến EU càng thêm lo ngại và khó xử bởi hai lý do.
Thứ nhất là lần này, Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ bật đèn xanh cho tiến hành tấn công quân sự nhằm vào lực lượng vũ trang YPG của người Kurd ở Syria mà điều kiện duy nhất của Mỹ chỉ là Thổ Nhĩ Kỳ "không được vi phạm nhân quyền". Mỹ đã có sự điều chỉnh rất cơ bản chiến lược và chính sách đối với Syria mà sự điều chỉnh này lại trái ngược với lợi ích chiến lược của EU.
Thứ hai, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ với lần thứ ba đưa quân tràn sang Syria này không chỉ đơn thuần là tấn công lực lượng YPG mà còn thành lập hành lang an ninh dọc tuyến biên giới với Syria để rồi hồi hương hàng triệu người Syria hiện đang tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. EU lo ngại là người tỵ nạn rồi sẽ lại rồng rắn đổ về các nước thành viên EU như hồi mùa hè năm 2015 và chiến binh của IS cũng như các phần tử khủng bố, Hồi giáo cực đoan sẽ xâm nhập vào EU. EU vì thế cho rằng, ông Trump đã gây ra thách thức an ninh lớn mới cho EU.
"Định nghĩa" và phát hiện lại chính mình
Vấn đề hiện ở chỗ EU chưa biết phải xoay sở như thế nào. Trong vấn đề Syria, EU hiện gần như không đóng nổi vai trò gì, không thể cản Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào YPG và người Kurd, không thể cứu vãn được sự sa sút thế và lực của các lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria, không thể lật đổ ông Assad và phải ngậm bồ hòn làm ngọt chấp nhận ông Assad cùng phe cánh đóng vai trò them chốt trong mọi ý tưởng hay định hướng giải pháp chính trị hoà bình cho Syria.
EU lại càng không thể ngăn cản Nga và Iran dẫn dắt cuộc chơi chính trị an ninh và địa chiến lược, củng cố và tăng cường vai trò và ảnh hưởng ở Syria. Mỹ còn phải cài số lùi ở Syria thì EU làm sao có được cơ nào chen chân, giữ phần hay gây dựng vai trò ở Syria.
Ở Syria hiện tại, EU bộc lộ rõ nhất tình trạng sa thế, sút uy thôi chứ ở các nơi khác trên thế giới cũng vậy. Trong chuyện căng thẳng giữa Mỹ và Iran, EU rồi cũng đã buông bỏ quan điểm độc lập với Mỹ và nỗ lực gây dựng vai trò trung gian hoà giải và ngả về phía Mỹ. Trong các vấn đề liên quan đến Ukraine chẳng phải EU cũng như vậy hay sao? EU trừng phạt Nga thật đấy và cũng gây khó cho Nga thật đấy nhưng rồi cũng vẫn phải luỵ Nga không ít hay sao? Rồi cả trong những vấn đề chính trị thời sự hiện tại khác nữa, EU đâu còn thấy chủ động và bản lĩnh, sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược với ý tưởng giải pháp mới thể hiện xứng đáng với tác nhân quan trọng và quyết định đối với trật tự hiện tại và tương lai của cả thế giới.
Đúng là thời thế đã thay đổi theo hướng bất lợi nhiều hơn thuận lợi cho EU. Nhưng nguyên do chính lại nằm ở chính trong nội bộ EU mà việc nước Anh ra khỏi EU chỉ với tác động thuộc diện nhỏ nhất. EU đã lại đến thời điểm phải định nghĩa lại và phát hiện lại chính mình và làm việc này càng nhanh chóng thì mới càng sớm có thể có lại thời oanh liệt xưa.
Dịch Dung
Theo baoquocte
Quốc tế đồng loạt kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ lập tức ngừng chiến dịch quân sự tại Syria Iran ngày 10/10 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ lập tức ngừng tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria và rút các binh sĩ về nước. Các tay súng Syria ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Tel Abyad, hướng về thị trấn Akcakale ở Sanliurfa (Syria) trong chiến dịch chống các tay súng người Kurd. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố trên trang...