Diễn biến mới nhất của thị trường đất nền Long An sau thông tin huyện Đức Hoà sẽ lên thành phố
Tính đến hết tháng 5/2022, lượng cung đất ở cả 2 tỉnh này đều tăng lên xấp xỉ gấp đôi với mức tăng lần lượt là 81 ở Long An và 102% ở Tây Ninh.
Báo cáo tháng 6/2022 từ Chợ Tốt Nhà chỉ ra, lượng tin đăng về đất nền được rao bán ở tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh tăng trưởng nhanh kể từ giai đoạn sau tháng 2/2022. Tính đến hết tháng 5/2022, lượng cung đất ở cả 2 tỉnh này đều tăng lên xấp xỉ gấp đôi với mức tăng lần lượt là 81 ở Long An và 102% ở Tây Ninh.
Cụ thể, từ tháng 3/2022, lượng cung về đất tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra tại khu vực huyện Đức Hòa (Long An) sau khi có thông tin huyện này sẽ lên thành phố. Mặc dù từ trước thời điểm xuất hiện thông tin này, huyện Đức Hòa vẫn luôn là khu vực có nguồn cung về đất lớn nhất tại Long An, mức tăng trưởng đạt được sau khi có thông tin lên thành phố vẫn là 102% (so sánh từ thời điểm tháng 05/2022 với tháng 2/2022).
Nhìn chi tiết hơn theo khu vực các xã/thị trấn của huyện Đức Hoà, có thể thấy lượng tin đăng tập trung xung quanh khu vực các con đường lớn như đường tỉnh lộ 830, đường tỉnh lộ 824 chạy qua xã Hữu Thạnh; đường tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn Dương chạy qua thị xã Đức Hoà.
Trước đó, vào tháng 3/2022, đơn vị này cũng chỉ ra, top 3 huyện có nguồn cung lớn nhất hiện nay tại Long An là: Huyện Đức Hòa là khu vực sở hữu nguồn cung lớn nhất tại đây. Sau khi chững lại vào thời điểm Tết thì số lượng đất được bán tại Đức Hòa đã tăng cao trở lại trong giai đoạn tháng 3/2022 với mức tăng 16% so với trước Tết và đạt mức cao nhất trong vòng 6 tháng gần đây.
Ảnh: Minh họa
Huyện Cần Đước có tổng số tin đăng đất nền được rao bán trên toàn địa bàn tỉnh này có mức tăng trong tháng 03/2022 cao nhất so với thời điểm đầu năm là 23% và ngang ngửa với nguồn cung vào cuối năm 2021.
Video đang HOT
Trong khi đó, huyện Bến Lức đạt đỉnh nguồn cung trong tháng 12/2021 và duy trì cho đến giai đoạn trước Tết Nhâm Dần. Sau đợt giảm nhẹ do Tết, số lượng đất được bán tại đây nhanh chóng tăng trưởng trở lại để đạt mức bằng với thời điểm tháng 01/2022, nhưng vẫn thấp hơn 14% so với giai đoạn cuối năm trước.
Nhìn vào từng loại hình đất được rao bán, theo dữ liệu từ Chợ Tốt Nhà, đất thổ cư có xu hướng tăng giá nhẹ xét từ giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 với mức tăng trung bình hàng tháng từ 1-2%, dao động ở mức 7,7 – 8 triệu đồng/m2.
Đất nền dự án là phân khúc có giá bán cao nhất tại Long An và trong vòng 6 tháng thì biến động giá của loại hình này khá nhẹ nhàng với mức tăng ở mức 0.8 – 1%/tháng, đạt đỉnh vào tháng 3/2022 với giá bán trung bình mỗi m2 là khoảng 15 triệu đồng.
Trong khi, đất nông nghiệp có giá bán tăng nhẹ đều đặn hàng tháng, với giá bán trung bình còn rất hời dao động ở mức 1,1 – 1,2 triệu đồng/m2. Đất công nghiệp có xu hướng giảm giá nhẹ khoảng 4-5%/tháng kể từ đầu năm 2022, giá bán hiện nay được ghi nhận là từ 1,6 – 1,7 triệu đồng/m2.
Xuất hiện tình trạng F0 âm thầm xả hàng dưới giá vốn?
Bảo Anh
"Cò" đất tung chiêu trò, giá đất nhảy múa tại khu vực quy hoạch sông Hồng
Sau khi đồ án quy hoạch khu đô thị ven sông Hồng được phê duyệt, giá đất tại những khu vực liên quan đã liên tục "phi mã".
Một số khu vực được cho rằng, chỉ có dân đầu tư "ôm" đất, nhu cầu thực không có.
Khi các cơn sốt đất tại tỉnh, nông thôn vừa tạm hạ nhiệt, thời gian gần đây, giới đầu tư lại xôn xao về thông tin Quy hoạch đô thị sông Hồng. Theo đó, tận dụng cơ hội này, "cò" đất và đầu cơ bất động sản liên tục tung chiêu trò nhằm thổi giá, thậm chí đất không sổ đỏ cũng vào tầm ngắm.
Gần đây, nhiều khu vực liên quan đã có lượng nhà đầu tư quan tâm tăng đột biến, điển hình các khu vực như Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm,... Đáng chú ý, tại các khu vực này, mức giá cũng tăng đáng kể, chỉ trong 1 tuần trở lại đây nhiều mảnh đất đã tăng từ 20 - 30%.
Theo khảo sát, tại khu vực Long Biên, những mảnh đất nằm ở mặt ngõ rộng 4m đã tăng giá lên 45 - 60 triệu đồng/m2, trong khi khoảng 1 năm trước chỉ dao động 25 - 35 triệu đồng/m2. Còn những mảnh đất nằm ở ngõ xe máy chạy cũng đã có mức giá từ 35 - 40 triệu đồng/m2.
Anh Tùng, môi giới bất động sản tại Long Biên cho biết, cuối năm 2020, những mảnh đất nằm ở mặt ngõ 3m tại Cự Khối chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/m2. Đến khi có thông tin tháng 6/2021 sẽ phê duyệt đồ án Quy hoạch sông Hồng thì tăng lên 30 - 35 triệu đồng, còn giờ giá đã tăng lên 45 - 50 triệu đồng/m2. Giá đất tại mặt phố hiện đã đến 120 triệu đồng/m2, những mảnh đất nằm ở mặt ngõ 5m hiện nay được giao dịch với mức giá 70 triệu đồng/m2. Ngay cả đất không sổ đỏ cũng đang được rao bán khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2.
"Khoảng 2 tuần trở lại đây đất đã tăng từ 10 - 15 giá. Nhiều người mua từ đầu năm 2022 đến nay cũng đã có lãi, một số đã chốt lời thành công. Tầm tài chính 4 - 5 tỷ giờ chỉ có thể mua được ở mặt ngõ thôi. Còn nếu liều thì mua đất không sổ sẽ được diện tích nhiều hơn. Bây giờ mua có khi tuần sau đã có lãi luôn rồi vì người hỏi mua đang rất nhiều", anh Tùng khẳng định.
Đơn cử, một mảnh đất 72m2 tại khu vực Thạch Cầu, nằm ở mặt ngõ ô tô chạy qua đang được chào bán với mức giá 52 triệu đồng/m2, trước khi phê duyệt đồ án Quy hoạch sông Hồng chỉ khoảng 38 triệu đồng/m2. Theo người bán, nếu thiện chí sẽ chịu hết chi phí thủ tục sang tên đất, còn mức giá đã cứng không giảm.
Anh Phương, người dân tại ngõ Thống Nhất chia sẻ, từ khi có thông tin quy hoạch sông Hồng, cứ mấy ngày lại có người qua khu vực này hỏi mua đất. "Gia đình tôi có mảnh đất để không, rộng hơn 100m2 ở mặt ngõ gần 4m, cuối năm vừa rồi được định giá 35 triệu đồng/m2. Dạo gần đây, nhiều người vào hỏi mua, trả tôi 50 triệu đồng/m2 nhưng tôi không có nhu cầu bán, nên cứ để đấy đã", anh Phương nói.
Ngoài điểm nóng Long Biên, khu vực Đông Anh cũng đang có mức giá tăng nóng. Một số khu vực như Võng La, Hải Bối, Xuân Canh mức giá rao bán cũng đang ở ngưỡng 40 - 55 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20 - 30% so với cơn sốt năm ngoài.
Anh Sử, môi giới bất động sản tại Đông Anh cho biết, đầu năm 2021 cơn sốt đất đã đẩy mức giá những khu vực liên quan quy hoạch sông Hồng tăng từ 30 - 40%, lần này tiếp tục tăng thêm 20 - 30%.
"Những người về đây hỏi mua đất đều ở trung tâm Hà Nội. Họ không có nhu cầu ở thực mà chỉ mua đầu tư thôi. Giá đất những khu vực đó tăng nhanh lắm, bây giờ mua ở đấy là muộn rồi. Đất ở mấy khu ven sông Hồng bây giờ cũng toàn của nhà đầu tư, người dân còn đất để không hiếm lắm. Tôi có mấy mảnh đất gần khu vực Vinhomes Cổ Loa, tiềm năng tăng giá ổn định", người môi giới này nói.
Khi được hỏi về giá đất nền tại Đông Anh, anh Sử cho biết, giá đất thổ cư nằm ở mặt ngõ rộng khoảng 2,5m dao động từ 30 - 40 triệu đồng/m2. Những mảnh đất nằm ở mặt đường rộng khoảng 4m, ô tô có thể di chuyển vào được dao động từ 55 - 65 triệu đồng/m2. Đặc biệt, những mảnh đất nằm ở đường lớn, mức giá đã dao động từ 100 - 130 triệu đồng/m2, tùy vị trí, ngang ngửa với những vị trí đẹp tại trung tâm Hà Nội.
Tại Gia Lâm những khu vực như Kim Lan, Văn Đức,... đã trải qua nhiều đợt sốt đất liên tiếp. Thời điểm hiện tại, giá đất theo một số "cò" đất rao bán cũng đang ở mức 40 - 50 triệu đồng/m2 đối với đất nằm ở ngõ 2 - 3m. Mức giá này đã tăng từ 20 - 25% so với đầu năm.
Ông Văn, người dân tại khu vực cho biết: "Dạo gần đây nhiều người tìm về hỏi đất. Thấy môi giới ở đây cứ bảo giá 40 - 50 triệu đồng/m2, nhưng mãi đã thấy bán được đâu. Theo tôi, giá khu vực này chỉ 25 - 30 triệu đồng/m2 còn có người mua, dân ở đây làm gì mua được giá cao thế".
Theo ông Nguyễn Văn Tài, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội, trong nhiều năm qua, mỗi lần có thông tin mới về Quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá đất tại các khu vực liên quan lại tăng đột biến.
"Khi được quy hoạch bài bản, giá đất chắc chắn sẽ tăng theo hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, đường xá vẫn không thay đổi nhưng giá lại tăng một cách vô lý. Hạ tầng còn không kịp theo giá đất tăng. Các thông tin quy hoạch vẫn chỉ đang nằm trên giấy, để triển khai cần có lộ trình và thời gian dài. Theo tôi, chỉ là chiêu trò của "cò" đất và đầu cơ nhằm trục lợi", ông Tài nói.
Nhà đầu tư này nhận định, giá đất tăng cao khiến việc kêu gọi đầu tư, giải phóng mặt bằng trở nên khó khăn. Theo đó, việc triển khai sẽ kéo dài thời gian, chính những người đầu tư đất khu vực này cũng bị ảnh hưởng lớn.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cảnh báo, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những thông tin về quy hoạch, sốt ảo. Nếu "chạy" theo sẽ có nguy cơ bị "nhấn chìm" trong cơn "sốt ảo" và thất vọng khi giá đất trở về mức cũ.
Theo ông Đính, nếu quy hoạch được triển khai đúng tiến độ, thị trường bất động sản cũng như đời sống người dân khu vực này sẽ ổn định và nhiều cơ hội phát triển, thuận lợi. Tuy nhiên, nếu việc triển khai bị chậm thì nhà đầu tư "lướt sóng" cũng cần tính bài toán tránh rủi ro.
Sau cú "chôn" vốn tiền tỷ tại Vân Đồn, đã đến lúc nhà đầu tư có tin vui! Giai đoạn 2017 - 2018, khi có thông tin quy hoạch đặc khu kinh tế Vân Đồn, thị trường bất động sản lập tức đón cơn sốt đất điên cuồng. Thế nhưng, sau cơn sốt ảo, không ít nhà đầu tư đã "chôn" vốn nhiều năm. Đến nay, thị trường này đang có tín hiệu rục rịch trở lại. Khoảng 4 năm trước,...