Diễn biến liên quan trước vụ đánh bom xe trên cầu Crimea
Tài xế lái xe tải có thể không biết rằng mình chở theo một lượng lớn thuốc nổ khi lái xe qua cầu Crimea, truyền thông Nga cho biết.
Vụ nổ lớn gây hư hại một phần cây cầu kết nối bán đảo Crimea với lãnh thổ Nga.
Sáng sớm ngày 8/10, cầu Crimea – cây cầu dài nhất ở châu Âu, kết nối bán đảo với lãnh thổ Nga, đã bị hư hại sau một vụ nổ lớn.
Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga cho biết, một chiếc xe tải đã nổ tung khi di chuyển qua cây cầu dài 19km. Video do camera an ninh ghi lại cho thấy khoảnh khắc chiếc xe tải nổ tung.
3 người thiệt mạng trong vụ nổ, trong đó có tài xế. Sự cố dẫn đến sập hai nhịp cầu trên một làn đường dành cho ô tô. Đến ngày 9/10, nhà chức trách Nga đã nối lại giao thông một phần trên cầu, cho phép phương tiện đi theo cả 2 chiều ở làn vẫn còn nguyên vẹn.
RT dẫn các nguồn tin ở Nga cho biết, chiếc xe tải chở theo bom đã di chuyển ở khu vực vùng Krasnodar, miền nam nước Nga trong một khoảng thời gian trước khi sự cố xảy ra.
Trong vài ngày, chiếc xe di chuyển ở phía tây Krasnodar, bao gồm khu vực bán đảo Taman, là nơi kết nối với bán đảo Crimea qua cây cầu.
Đêm trước khi vụ nổ xảy ra, chiếc xe tải di chuyển theo hướng bắc và biến mất khỏi đoạn đường có camera an ninh. 6 giờ sau chiếc xe tải xuất hiện trở lại ở khu vực cách địa điểm cuối cùng xuất hiện trên camera an ninh khoảng 30 phút lái xe. Một giờ sau, tài xế lái xe tải lên cầu Crimea và chiếc xe tải nổ tung.
RT dẫn nguồn tin cho biết, chiếc xe được đăng ký chủ sở hữu là công dân Nga tên Samir Yusubov, 25 tuổi. Yusubov khẳng định mình không hề liên quan đến vụ nổ trên cầu.
“Tôi không có liên quan gì đến vụ nổ ở cầu Crimea”, Yusubov nói trong video đăng tải trên Telegram, theo RT. Yusubov nói bản thân hiện không ở Nga và chiếc xe tải do một người họ hàng sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Yusubov nói bác mình nhận các đơn hàng vận chuyển qua một trang web.
Yusubov dường như chỉ đứng tên hộ, còn chủ sở hữu chiếc xe tải thực sự được cho là Makhir, một người họ hàng khác. Makhir xuất hiện trong một đoạn video trích xuất từ camera an ninh, cho thấy chiếc xe tải đi qua một trạm kiểm soát trước khi phát nổ.
Video đang HOT
Truyền thông Nga không cho biết lý do người này xuất hiện ngay trước khi chiếc xe tải di chuyển trên cầu Crimea. Theo truyền thông Nga, Makhir đã không liên lạc với người thân kể từ ngày 6/10, hai ngày trước khi vụ nổ xảy ra.
Trang tin Nga RBC dẫn nguồn tin nói tài xế dường như không biết rằng mình lái chiếc xe tải chở theo bom. Tài xế nhận được yêu cầu vận chuyển phân bón, RBC trích dẫn nguồn tin an ninh cho biết. “Tài xế có lẽ không biết sự thật đằng sau khoang chứa hàng”, nguồn tin an ninh nói thêm.
Ngày 9/10, các thợ lặn Nga sẽ trực tiếp kiểm tra hư hại đối với cầu Crimea trong. Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin nói các thợ lặn có nhiệm vụ đánh giá chi tiết các hư hại đối với cấu trúc của cây cầu. Hoạt động này sẽ diễn ra suốt trong ngày 9/10.
“Tình hình hiện tại có thể kiểm soát được. Không hề dễ dàng nhưng cũng không quá nghiêm trọng”, Sergei Aksyonov, thống đốc bán đảo Crimea, nói. “Dĩ nhiên, Crimea muốn tìm ra kẻ đứng sau vụ việc”.
Ông Aksyonov nói bán đảo có lượng nhiên liệu dự trữ đủ dùng trong một tháng và lương thực trong hai tháng. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng chiến đấu ở miền nam Ukraine vẫn sẽ được tiếp tế đầy đủ.
Nóng Nga-Ukraine 9-10: Quan chức Nga tuyên bố 4 tỉnh ly khai Ukraine là một phần của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus
Quan chức Nga tuyên bố 4 tỉnh ly khai Ukraine là một phần của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus; EU không công nhận việc Nga kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia; ông Putin ký lệnh tăng cường an ninh cầu Crimea.
Tình hình chiến sự
Thông tin từ Ukraine
. Theo hãng tin Ukrinform, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết quân Nga đang cố gắng nắm giữ các vùng lãnh thổ tạm thời chiếm được. Quân Nga tập trung gây rối loạn hoạt động của lực lượng phòng vệ Ukraine trên một số hướng nhất định, tấn công các vị trí quân Kiev trên các hướng TP Bakhmut và TP Avdiivka (tỉnh Donetsk, vùng Donbass, miền đông Ukraine).
Trong ngày 8-10, phía Nga đã sử dụng các hệ thống pháo bắn loạt (MLRS), súng cối, pháo binh, xe tăng,... tấn công nhiều lần vào lãnh thổ Ukraine, khiến hơn 75 khu định cư trên khắp miền đông và miền nam Ukraine chịu hư hại.
. Bộ này cho biết thêm rằng phía Moscow tiếp tục sử dụng máy bay không người lái (UAV) kamikaze của Iran để tấn công cơ sở hạ tầng của tỉnh Nikopol và các vùng lãnh thổ của tỉnh Mykolaiv. (Nga và Iran bác bỏ việc Tehran cung cấp UAV cho Moscow sử dụng ở chiến trường Ukraine).
Nhiều xe tăng và xe bọc thép Nga bị quân Ukraine phá hủy tại tỉnh Donetsk ngày 5-10. Ảnh: REUTERS
. Lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân đội Nga gần 6 khu định cư. Ukrinform đưa tin phía Kiev đã tiêu diệt được khoảng 62.600 lính Moscow kể từ đầu chiến sự. Ukraine cũng bắn hạ được 2 UAV tác chiến chiến thuật của Nga tại tỉnh Odessa.
Thông tin từ Nga
. Theo hãng thông tấn TASS, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga - Trung tướng Igor Konashekov cho biết các đơn vị máy bay, tên lửa và pháo binh của Nga đã tấn công hơn 220 mục tiêu của lực lượng vũ trang Ukraine trong ngày qua.
"Các đơn vị máy bay chiến thuật, lục quân, cũng như tên lửa và pháo binh, đã bắn trúng vị trí bắn của 54 đơn vị pháo binh Ukraine và 174 đơn vị binh lính và khí tài của Kiev" - ông nói.
. Trung tướng Igor Konashenkov cho biết thêm quân đội Ukraine đã mất hơn 100 binh lính trong một nỗ lực tiến về hướng TP Kupyansk (tỉnh Kharkiv). "Hơn 100 quân nhân Ukraine, hai xe tăng, năm xe chiến đấu bộ binh và hai ô tô đã bị loại khỏi vòng chiến" - ông nhấn mạnh.
. Ngoài ra, ông cũng nói rằng không quân Nga đã bắn hạ được 1 tiêm kích MiG-29 của không quân Ukraine ở tỉnh Zaporizhia vào ngày 8-10.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, kể từ đầu chiến dịch quân sự, Moscow đã phá hủy tổng cộng 2.650 máy bay các loại, 379 hệ thống tên lửa đất đối không, 5.494 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép, cùng nhiều khí tài khác của Ukraine.
Các diễn biến liên quan
. Theo TASS, Vụ trưởng Vụ 2 Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) thuộc Bộ Ngoại giao Nga - ông Aleksey Polischuk nói rằng lãnh thổ các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk (tự xưng), tỉnh Kherson và Zaporzhia đã trở thành một phần của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus sau khi các tỉnh này sáp nhập vào Nga.
Thỏa thuận thành lập Nhà nước Liên minh giữa Nga và Belarus được ký kết vào năm 1999, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự hội nhập giữa hai nước về nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, đến quân sự, ngoại giao, theo Bộ Ngoại giao Belarus. Theo ông Polischuk, thỏa thuận nêu rõ lãnh thổ của Nhà nước Liên minh bao gồm lãnh thổ của Cộng hòa Belarus và Liên bang Nga được xác định theo hiến pháp của 2 nước.
. Chia sẻ với TASS, ông Aleksey Polischuk nói các quốc gia phương Tây không quan tâm đến hòa bình ở Ukraine. Theo ông, ban đầu Kiev đã sẵn sàng theo đuổi lập trường trung lập, không gia nhập các khối liên minh, cũng như phi quân sự hóa và phi quân sự hóa để đổi lấy các đảm bảo an ninh.
Tuy nhiên, theo ông, sau đó Kiev đã làm gián đoạn quá trình đàm phán và đây "rõ ràng là theo lệnh của các nước phương Tây không cần hòa bình". Ông nhấn mạnh việc Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelensky từ chối đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin "không mang lại lợi ích của Kiev".
. Theo Ukrinform, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell cho biết EU lên án bằng những điều khoản mạnh mẽ nhất có thể và sẽ không bao giờ công nhận sắc lệnh của ông Putin về việc "chiếm giữ trái phép" nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ông cũng kêu gọi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tăng cường hiện diện tại địa điểm này.
"EU không công nhận và lên án mạnh mẽ việc Nga sáp nhập bất hợp pháp các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhia và Kherson của Ukraine. Do đó, nghị định về việc kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia là bất hợp pháp và vô hiệu về mặt pháp lý" - ông Borrell nhấn mạnh.
Đại diện cấp cao của EU lưu ý rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng và thiết bị quân sự của mình và trao lại quyền kiểm soát nhà máy cho chủ sở hữu hợp pháp của nó là Ukraine.
Theo ông Borrell, 7 trụ cột không thể thiếu của an ninh và an toàn hạt nhân do Tổng Giám đốc IAEA đề ra phải được tuân thủ đầy đủ và được tôn trọng.
"Việc tăng cường hiện diện của IAEA tại nhà là cần thiết vì lợi ích an ninh của toàn châu Âu nói chung. EU kiên quyết kề vai Ukraine và sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự, xã hội và tài chính mạnh mẽ cho Kiev nếu có thể" - ông khẳng định.
. Theo đài RT, sáng 8-10 (giờ địa phương), một xe bom đã phát nổ trên cầu Crimea (hay còn gọi là cầu Kerch), nối bán đảo Crimea với TP Krasnodar (tây nam nước Nga), gây thiệt hại đáng kể cho các cơ sở hạ tầng quan trọng đối với Moscow.
Vụ nổ trên cầu Crimea ngày 8-10. Ảnh: HANDOUT
Các hoạt động giao thông đường bộ và đường sắt trên cầu khi đó bị đình trệ, song hiện đã được lưu thông trở lại. Phía chính quyền Moscow cũng đã mở tuyến phà tới Crimea sau vụ nổ, nhằm đảm bảo vận tải hành khách giữa Crimea và Krasnodar.
Hiện chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm vụ nổ, song ông Mikhail Podoliak - cố vấn Tổng thống Ukraine - cảnh báo Nga rằng những gì xảy ra ở cây cầu mới chỉ "là sự khởi đầu".
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên Telegram rằng phản ứng của các quan chức Ukraine về vụ nổ cầu Crimea đã chứng minh "bản chất khủng bố" của chính quyền Kiev.
Cùng ngày, Tổng thống Putin cũng đã đã ký sắc lệnh yêu cầu Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tăng cường an ninh cho "hành lang vận tải eo biển Kerch".
Thương vong trong vụ nổ trên cầu Crimea Theo hãng tin Sputnik, đã có 3 người thiệt mạng trong một vụ nổ trên cây cầu nối với Bán đảo Crimea. Khói bốc lên ngùn ngụt từ hiện trường vụ nổ trên cây cầu nối với Bán đảo Crimea ngày 8/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo nguồn tin trên, 3 nạn nhân có thể là hành khách trên một chiếc xe ở gần nơi...