Diễn biến khó lường ở biển Đông
Là nơi lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được lưu thông hàng năm, biển Đông đang phải đối mặt với những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Vấn đề biển Đông có những tác động sâu sắc đến an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng và cả thế giới nói chung và nếu không được giải quyết thỏa đáng, sẽ như “một ngọn núi lửa chực chờ phun trào” với những hậu quả hết sức thảm khốc.
Một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép tại biển Đông. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)
Thất hứa
Đó là những quan ngại được đưa ra tại hội thảo về biển Đông tại Trung tâm quốc tế Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), nhân dịp 3 năm Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Hội thảo do Hội nghiên cứu Ấn Độ Dương tổ chức có sự tham gia của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu về biển Đông. Cựu Bí thư đối ngoại, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, Anh, ông Lalit Mansingh; Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu; Đô đốc Pradeep Chauhan, Giám đốc Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ cũng tham dự hội nghị.
Tại hội thảo, ông Lalit Mansingh đã nêu bật những khó khăn trong việc thực thi phán quyết của PCA, một phần do cơ quan này thiếu thẩm quyền thực thi, trong khi Trung Quốc bác bỏ phán quyết và cũng không thừa nhận thẩm quyền xét xử của PCA. Trong khi đó, Đại sứ Phạm Sanh Châu đánh giá tình hình biển Đông hiện nay vẫn phức tạp, khó lường và tiếp tục thu hút sự chú ý của không chỉ các quốc gia trong khu vực mà cả nhiều nước khác trên thế giới.
Ngày 11-7 vừa qua, một ngày trước sự kiện 3 năm PCA ra phán quyết, Hãng tin Kyodo dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus lên án Trung Quốc “phản bội lời hứa” không quân sự hóa biển Đông, đồng thời tái khẳng định Washington cực lực phản đối các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền “bất hợp pháp” ở biển Đông. Trong một cuộc họp báo, bà Ortagus nhắc lại rằng đó là hành vi “khiêu khích, phức tạp hóa việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đe dọa an ninh các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định khu vực”.
Video đang HOT
Phải tôn trọng luật pháp quốc tế
Ông Lalit Mansingh nhấn mạnh, vấn đề biển Đông tác động lớn đến tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, nó sẽ để lại những hậu quả hết sức thảm khốc. Chia sẻ với nhận định trên, Đại sứ Phạm Sanh Châu kêu gọi các bên liên quan nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không cũng như các hoạt động thương mại an toàn, không bị cản trở, tăng cường lòng tin và tránh làm phức tạp tình hình.
Các học giả, nhà nghiên cứu tại hội thảo cùng chung ý kiến cho rằng các bên giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện kiềm chế những hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định. Ngoài việc nhấn mạnh đến hiện trạng, cũng như tầm quan trọng trong việc thực thi phán quyết của PCA, các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); các biện pháp giảm thiểu căng thẳng hiện nay trong vùng biển này và khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế, tuân thủ trật tự dựa trên các quy tắc.
ĐỖ CAO (tổng hợp)
Theo SGGP
Chưa tới nơi được giao nhiệm vụ do thám, tàu Trung Quốc bị lộ
Australia theo dõi sát động thái của tàu Trung Quốc vì nghi nó được phái đến để do thám cuộc tập trận chung của nước này và Mỹ.
ABC News hôm 7/7 dẫn nguồn tin quân sự cho biết giới chức Canberra đang hết sức để tâm tới tàu do thám thuộc lớp Type 815G Đông Điều của hải quân Trung Quốc.
Tối 7/7, con tàu này xuất hiện ở khu vực ngoài khơi phía Bắc Papua New Guinea và được cho là đang hướng về Australia để do thám cuộc tập trận Talisman Saber ngoài khơi bờ biển Queensland, miền đông Australia. Talisman Saber là cuộc diễn tập chung giữa quân đội Australia và Mỹ, diễn ra 2 năm một lần.
Tàu do thám của hải quân Trung Quốc. (Ảnh: Captain)
"Chúng tôi đang theo dõi nó. Chúng tôi chưa biết đích đến của nó là gì nhưng chúng tôi cho rằng sẽ tới bờ biển phía Đông Queensland và chúng tôi sẽ có các biện pháp ứng phó với hành động đó", Phó Tư lệnh Tác chiến Liên quân Australia, Thiếu tướng Gregory Bilton cho hay.
Tuy nhiên, ông Bilton không nêu rõ biện pháp ứng phó đó là gì.
2 tàu chiến Nhật Bản là tàu sân bay trực thăng JS Ise và tàu vận tải đổ bộ JS Kunisaki sẽ tham gia vào Talisman Saber. Trung Quốc được cho là đang muốn tìm hiểu cách 2 tàu này phối hợp với các lực lượng của Mỹ và Australia.
Bộ Quốc phòng Ausstralia trong tuyên bố mới đây cho biết hải trình di chuyển đã được tính đến trong kế hoạch của họ.
Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bình luận trước thông tin này.
Hồi tháng 2, Chuẩn tướng Richard Owen, tư lệnh nhóm chuyên trách dẫn đầu các tàu Hải quân Hoàng gia Australia thăm Việt Nam cho biết 2 tàu của Hải quân nước này bị tàu Trung Quôc bám đuôi 2 lần trên biển Đông khi tới thăm cảng Cam Ranh và trên đường về.
Trong một trường hợp khác, một phi công trực thăng Hải quân Hoàng gia Australia được cho là bị tấn công bằng tia laser trong khi thực hiện nhiệm vụ bay đêm trên biển Đông. Tuy nhiên, không rõ thủ phạm đứng sau vụ việc.
(Nguồn: Sputnik )
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Philippines thách Mỹ tuyên chiến với Trung Quốc trên Biển Đông Tổng thống Duterte thách thức Mỹ gửi tất cả các khí tài của họ tới Biển Đông để ngăn chặn hành động quân sự hóa của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp. "Hãy để Mỹ tuyên chiến. Hãy để họ tập hợp tất cả vũ khí của họ trên Biển Đông. Nếu họ khai hỏa phát súng đầu tiên, tôi sẽ vui...