Diễn biến gây sốc trong vụ xử đồng minh thân cận ông Trump
Cả 4 công tố viên liên bang trong vụ xử một đồng minh lâu năm, thân cận Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột xin rút lui sau khi các quan chức hàng đầu Bộ Tư pháp bác bỏ bản án đề xuất của họ.
Việc rút lui đồng loạt của các công tố viên liên bang trong vụ án chống Roger Stone, cựu cố vấn thân tín của lãnh đạo Nhà Trắng được đánh giá là phản ứng hy hữu, bất ngờ trước quyết định gây tranh cãi của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm giảm bản án đề xuất đối với bị cáo.
Roger Stone (trái) là nhà vận động hành lang chính trị, cố vấn thân tín lâu năm của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Time
Ông Stone, 68 tuổi là chiến lược gia chính trị có 40 năm kinh nghiệm làm việc cho các nghị sĩ Cộng hòa và từng giúp sức trong nhiều chiến dịch tranh cử của các cựu tổng thống. Ông bị các đặc vụ thuộc Cục điều tra liên bang Mỹ ( FBI) bắt giữ tại nhà riêng ngày 25/1/2019.
Công tố viên đặc biệt Mỹ thời điểm đó Robert Mueller đưa ra 7 tội danh chống ông Stone, bao gồm cả cản trở thủ tục tố tụng chính thức, tuyên bố sai sự thật và giả mạo giấy tờ. Ông Stone cũng bị cáo buộc đã tìm cách đánh cắp các thư điện tử từ trang WikiLeaks với mục đích gây bất lợi cho những đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Theo CNN, các công tố viên liên bang đã lần lượt đệ đơn xin rút khỏi vụ án Stone chiều 11/2, sau khi Văn phòng Công tố viên Mỹ ở Washington trình lên tòa bản án đề xuất mới, điều chỉnh giảm đáng kể so với mức án 7 – 9 năm tù giam do họ kiến nghị hồi đầu tuần này mà không có chữ ký của họ. Trước đó vài giờ, Tổng thống Trump cũng đăng đàn Twitter công khai chỉ trích bản án đề xuất ban đầu của 4 công tố viên liên bang.
Video đang HOT
Giới quan sát bình luận, diễn biến gây sốc đã làm lộ rõ căng thẳng giữa giới chức Bộ Tư pháp với bên công tố trong vụ việc. Trong dư luận cũng xuất hiện nhiều hoài nghi về tính độc lập của Bộ Tư pháp trước những áp lực chính trị trong vụ xử đồng minh thân cận ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Trump đã lên tiếng phủ nhận dính líu đến việc sửa đổi bản án dành cho ông Stone. Song, các nghị sĩ đối lập thuộc đảng Dân chủ kêu gọi tổng thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc điều tra nghi vấn này.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Cú điện thoại đáng ngờ từ hiện trường vụ giết hại phu nhân Thủ tướng Lesotho
Thomas Thabane, Thủ tướng 80 tuổi của Lesotho đang bị tình nghi có liên quan đến vụ ám sát vợ mình sau khi cảnh sát phát hiện một cuộc gọi phát đi từ hiện trường vụ án đến điện thoại di động của ông.
Thomas Thabane, Thủ tướng 80 tuổi của Lesotho đã kết hôn chỉ 3 tháng sau cái chết bí ẩn của người vợ cũ
Thông tin gây sốc
Thủ tướng của Lesotho - một quốc gia châu Phi nhỏ bé - đang chịu áp lực phải giải thích về cuộc gọi bí ẩn vào ngày vợ ông, bà Lipolelo (58 tuổi) bị bắn chết năm 2017. Cảnh sát trưởng Holomo Molibeli đã viết thư cho ông Thabane yêu cầu được biết danh tính của người gọi và "chủ đề" của cuộc gọi. "Các cuộc điều tra cho thấy có một liên lạc qua số điện thoại nghi vấn tại hiện trường vụ án với một số điện thoại di động khác. Số điện thoại di động đó thuộc về ông" - Cảnh sát trưởng Holomo Molibeli viết. Lời buộc tội đã làm rung chuyển quốc gia nhỏ bé có dân số 2 triệu người và là nơi Hoàng tử nước Anh Harry tới tình nguyện trong năm 2004.
Phu nhân Lipolelo bị bắn chết trong một cuộc tấn công man rợ ở ngoại ô Thủ đô Maseru chỉ 2 ngày trước khi chồng bà nhậm chức. Ba tháng sau, ông Thabane kết hôn với bà Maesiah Ramoholi (42 tuổi) trong một lễ cưới xa hoa có sự tham dự của hàng nghìn người tại sân vận động Setsoto của Thủ đô Maseru. Trong đám cưới, họ còn dành phút mặc niệm để tưởng nhớ vị phu nhân quá cố.
Ông Relebohile Moyeye - Người phát ngôn của Thủ tướng tuyên bố, nhà lãnh đạo Thabane đã không nhận được bức thư đề ngày 23-12 của Cảnh sát trưởng. Ông cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy bức thư đó lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó không dễ để bình luận về bất cứ điều gì vì chúng tôi không thể xác minh tính xác thực của bức thư đó".
Được biết, bức thư đã được tiết lộ trong các tài liệu do ông Molibeli đệ trình lên tòa án cấp cao nhằm đình chỉ chức vụ của ông Thabane vì đã ra lệnh cho cảnh sát sử dụng bạo lực chống lại thường dân. Một thông tin gây sốc khác là Cảnh sát trưởng cáo buộc Thủ tướng Lesotho có "động cơ thầm kín" vì đã cố gắng ép ông nghỉ phép vô thời hạn khi các cuộc điều tra được Cục Điều tra Liên bang Mỹ hỗ trợ lần ra sự liên quan đáng ngờ của ông Thabane với cái chết của vợ cũ.
Ai bắn đệ nhất phu nhân?
Vụ sát hại bà Lipolelo, người vợ thứ hai của ông Thabane, vào tháng 6-2017 ban đầu được cho là do làn sóng bạo lực chính trị tàn phá vùng đất từng là thuộc địa cũ của Anh. Hai người đã kết hôn năm 1987 và có một con gái, nhưng họ chia tay vào năm 2012 khi ông Thabane đệ đơn ly hôn. Tuy vậy, bà Lipolelo nhất quyết từ chối nên tại thời điểm bà bị sát hại, cặp đôi vẫn có hôn nhân hợp pháp do tòa án chưa ra phán quyết.
Vào năm 2015, bà Lipolelo đã kiện lên tòa án tối cao và giành được quyền lợi của một đệ nhất phu nhân của đất nước bao gồm có một vệ sĩ và một lái xe riêng.Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Thabane cũng đã mô tả vụ giết hại vợ của mình là một vụ "giết người vô nhân tính".
Trong khi đó, với người vợ hiện tại, ông Thabane gặp lần đầu tiên vào năm 2012 khi bà Maesiah đến văn phòng của ông để nhờ giúp đỡ. Thấy ông Thabane "tấn công", sau thời gian đầu từ chối, cuối cùng bà này đồng ý hẹn hò với chính trị gia cao tuổi. Trong đám cưới của mình, ông Thabane tuyên bố ông quyết tâm lấy được "người phụ nữ trong mơ" và ông vẫn cảm thấy "trẻ trung và tươi mới".
Theo ANTD
100 ngày dự báo tương lai Tổng thống Trump Tác động của tiến trình luận tội hiện tại và tỉ lệ ủng hộ tổng thống khó có thể áp dụng để dự đoán kết quả kỳ bầu cử năm 2020 đối với một ứng viên phi truyền thống như ông Donald Trump. Vẫn còn khá sớm để dự đoán cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ diễn ra như thế...