Điện Biên: Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Điện Biên là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành du lịch Điện Biên đã có bước phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế của tỉnh. Giai đoạn này, Điện Biên đón khoảng trên 3 triệu lượt khách du lịch, tăng gấp 1,5 lần, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2010- 2015… Tuy nhiên, giai đoạn này, ngành du lịch Điện Biên hoạt động manh mún, chưa phát huy hết được tiềm năng.
Với các mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025 đón trên 5,4 triệu lượt khách tham quan du lịch, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng. Phấn đấu giai đoạn 2026-2030 đón trên 6,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế trên 800 ngàn lượt, khách nội địa trên 5,5 triệu lượt, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 10.000 tỷ đồng. Tổng thu từ hoạt động du lịch đóng góp đạt 10% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Ngày 03/7/2020, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 1916/KH-UBND triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Ngoài đường bay Hà Nội – Điện Biên, Cảng hàng không Điện Biên Phủ vừa mở đường thêm bay Điện Biên – Hải Phòng
Để hiện thực hoá các chỉ tiêu trên, tỉnh đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể và thu hút đầu tư vào phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pá Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mặt khác, cùng với xúc tiến quảng bá du lịch, ngành du lịch Điện Biên tập trung phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ ngày 22/7/2020, sân bay Điện Biên Phủ khai thác đường bay Điện Biên – Hải Phòng với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật… sẽ góp phần thu hút, quảng bá hình ảnh Điện Biên đến du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, ngành du lịch Điện Biên đẩy mạnh thực hiện hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, xây dựng, hình thành tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, liên kết tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Sa Pa – Lào Cai…
Hồ Pá Khoang – danh thắng của Điện Biên
Trong việc triển khai thực hiện quy học tổng thể và thu hút đầu tư, ngành du lịch Điện Biên đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đây là một trong yếu tố quan trọng góp phần tạo sự chuyên biệt hoá phát triển du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, ngành du lịch Điện Biên đã tham mưu tỉnh cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài, nhất là đối với sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn nghề Việt Nam, tiêu chuẩn nghề ASEAN, tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch…
Tổ chức các hội thi tay nghề các cấp, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch; đồng thời xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ…
Sân bay Vinh và Thọ Xuân đóng cửa, hàng loạt chuyến bay bị hủy
Các hãng hàng không đã điều chỉnh lịch khai thác đi đến hai sân bay Vinh và Thọ Xuân. Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.
Để ứng phó với ảnh hưởng của bão số 7, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định đóng cửa khai thác Cảng hàng không Thọ Xuân và Cảng hàng không Vinh trong khoảng thời gian từ 12 giờ 00 đến 21 giờ 00 ngày 14-10,.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), các hãng hàng không, các cảng hàng không trong khu vực ảnh hưởng của bão theo dõi liên tục diễn biến thời tiết, thực hiện nghiêm chế độ trực bão để ứng phó kịp thời.
Theo đó, các hãng hàng không đã điều chỉnh lịch khai thác đi/đến hai sân bay Vinh và Thọ Xuân. Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.
Hàng loạt chuyến bay bị hủy do ảnh hưởng bão số 7. ẢNH: PHONG ĐIỀN
Cụ thể, hãng Bamboo Airways thay đổi giờ khai thác chuyến bay QH1174 từ TP.HCM đi Thanh Hóa sang 8 giờ 15. Chuyến bay QH1175 hành trình Thanh Hóa đi TP.HCM lịch khởi mới là 11 giờ 00.
Bamboo Airways hủy lịch nhiều chuyến bay từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa và ngược lại; Buôn Mê Thuột đi Vinh và ngược lại.
Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) cũng hủy hàng loạt chuyến bay. Cụ thể, trên đường bay giữa Vinh và Đà Lạt hủy các chuyến bay VN1571, VN1570. Đường bay giữa TP.HCM và Vinh hủy các chuyến VN1266, VN1267, VN7260, VN7261. Đường bay giữa TP.HCM và Thanh Hóa, hủy các chuyến VN1278, VN1279.
Các chuyến bay giữa TP.HCM, Vinh, Thanh Hóa và Hà Nội sẽ dời thời gian khởi hành tới trước 12 giờ trưa.
Hãng Pacific Airlines cũng dời thời gian khai thác bốn chuyến bay trên đường bay TP.HCM, Vinh và Thanh Hóa trước 12 giờ trưa.
VASCO dời thời gian khai thác hai chuyến bay 0V8204, 0V8203 trên đường bay giữa Hà Nội và Điện Biên.
Vietnam Airlines thông tin ngày 15-10, hãng sẽ triển khai hai chuyến bay bù trên đường bay giữa TP.HCM đi Vinh.
Phát triển quận Hoàn Kiếm thành đô thị kiểu mẫu của Thủ đô Với vị thế là quận trung tâm nội đô lịch sử có bề dày văn hóa, truyền thống cách mạng, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ quận Hoàn Kiếm xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá nhằm phát triển thành đô thị kiểu mẫu của Thủ đô, tiến tới xây dựng đô thị thông minh. Cùng với việc phát...