Diễn biến dịch COVID-19 đáng lo ngại tại Thổ Nhĩ Kỳ và Áo
Dịch bệnh COVID-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn biến hết sức đáng lo ngại khi số ca tử vong liên tiếp trong 6 ngày ghi nhận “những mốc cao nhất từ trước tới nay”.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN
Với 182 ca tử vong ngày 28/11, tổng số ca không qua khỏi tại Thổ Nhĩ Kỳ là 13.373 ca. Số ca mắc mới trong ngày cũng tăng ở mức cao chưa từng thấy với 30.103 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 487.912 ca.
Theo số liệu do Bộ Nội vụ Áo công bố cùng ngày, gần 1.000 bệnh nhân COVID-19 đã tử vong tại nước này từ ngày 18 – 28/11. Bộ trên cho biết số ca tử vong tại Áo tăng từ 2.054 ca lên 3.018 ca trong 10 ngày, với 132 ca được ghi nhận trong 24 giờ qua. Trong khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 tăng lên 275.661 ca sau khi có thêm 4.669 ca mắc mới trong ngày. Đến nay, Áo đã có 210.697 bệnh nhân được chữa khỏi bệnh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Hàng hải Hy Lạp Yannis Plakiotakis thông báo ông đã nhập viện ngày 28/11 do mắc COVID-19. Ngày 24/11 vừa qua, vị chính trị gia 52 tuổi này cho biết đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 một ngày trước đó và có kế hoạch tạm thời ở nhà.
Ngày 28/11, nhà chức trách công bố thêm 121 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi tại Hy Lạp lên 2.223 ca. Đến nay, tổng số ca mắc tại nước này là 103.034 ca.
Cùng ngày, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic đã bắt đầu tự cách ly, sau khi vợ của ông có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Người phát ngôn chính phủ Croatia cho biết: “Thủ tướng Plenkovic đã được xét nghiệm trước đó và kết quả là âm tính. Tuy nhiên, ông vẫn được yêu cầu cách ly tại nhà trong 10 ngày tới. Ông sẽ tiếp tục các công việc tại nhà”.
Nga, Thổ bất đồng về giám sát hòa bình ở Nagorno-Karabakh
Thổ Nhĩ Kỳ muốn lập trạm kiểm soát độc lập trên lãnh thổ Azerbaijan để giám sát tiến trình hòa bình ở Nagorno-Karabakh, nhưng Nga không đồng ý.
"Bất đồng quan điểm lớn nhất hiện nay là việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn thành lập trảm quan sát quân sự độc lập trên đất Azerbaijan. Moskva cho rằng điều này là không cần thiết khi đã có trung tâm giám sát chung, nhưng Ankara khẳng định đó là điều thiết yếu", nguồn tin giấu tên trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ hôm 23/11.
Lính Nga tuần tra tại Nagorno-Karabakh hôm 20/11. Ảnh: AFP .
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thành lập trung tâm gìn giữ hòa bình chung để giám sát lệnh ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng xung đột Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, Ankara là đồng minh chủ chốt của Baku và dường như muốn tăng cường ảnh hưởng trong khu vực thông qua sự hiện diện của một đồn quân sự riêng.
Nguồn tin giấu tên cho biết Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang thảo luận với Nga và kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp xử lý bất đồng. Moskva từng nhiều lần nhấn mạnh Ankara sẽ không được triển khai binh sĩ tới khu vực, mà chỉ được cử quan sát viên tới trung tâm gìn giữ hòa bình do Nga thiết lập.
Chính phủ Nga, Armenia và Azerbaijan chưa bình luận về thông tin.
Thỏa thuận đình chiến được Armenia ký với Azerbaijan hôm 9/11, chấm dứt cuộc xung đột ác liệt trong 6 tuần khiến hàng nghìn người chết tại Nagorno-Karabakh. Theo thỏa thuận, quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại vùng xung đột, cũng như hành lang giao thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết đã thiết lập 7 trạm quan sát trong khu vực, nhằm đảm bảo lực lượng gìn giữ hòa bình Nga có thể di chuyển an toàn tới các vùng do lực lượng Armenia kiểm soát ở Nagorno- Karabakh.
Vì sao EU lấn cấn chưa kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ ? Tổng thống Erdogan thúc giục EU đưa quốc gia này trở thành thành viên chính thức trong lúc căng thẳng giữa Ankara và EU tăng cao. Ngày 22/11, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một phần không thể tách rời của châu Âu và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) giữ "lời hứa" chấp nhận nước này...