Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 30/4: Ca mắc mới ở Ấn Độ cao chưa từng thấy; Mỹ khuyên công dân rời ngay Ấn Độ
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 860.700 ca bệnh COVID-19 và trên 14.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 151 triệu ca, trong đó trên 3,17 triệu ca tử vong.
Lực lượng chức năng tiến hành phun khử trùng nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ ngày 23/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (386.829 ca), Brazil (66.871 ca) và Mỹ (trên 54.700 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (3.501 ca), Brazil (2.843 ca) và Mỹ (815 ca).
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng tại Ấn Độ, khiến nước này liên tiếp ghi nhận kỷ lục buồn về số ca mắc và tử vong mới, ngày 29/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ với các quốc gia châu Âu rằng việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 có thể kích hoạt cơn bão lớn khiến số ca nhiễm gia tăng chóng mặt như trường hợp xảy ra tại Ấn Độ.
Biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Ấn Độ, có ký hiệu B.1.617, đang càn quét đất nước này, nhưng WHO vẫn chưa xác nhận liệu nó có khả năng lây truyền cao hơn hoặc gây tử vong nhiều hơn các chủng virus khác hay không. Các chuyên gia cho rằng các cuộc tụ tập đông người – chẳng hạn như tại các trận đấu thể thao hoặc đám cưới – là một phần nguyên nhân dẫn đến bùng nổ số ca mắc COVID-19 mới ở Ấn Độ.
Sô ca măc COVID-19 mới ở Ân Đô lại lập kỷ lục
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 28/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ hiện là “tâm chấn” mới của đại dịch COVID-19 khi trong suốt một tuần qua, quốc gia này liên tục ghi nhận trên 300.000 ca mắc mới mỗi ngày và đã có trên 200.000 ca tử vong.
Theo sô liêu mơi nhât, trong 24 giờ qua, Ân Đô ghi nhân 386.829 ca măc mơi, cao nhât kê tư khi dịch bùng phát. Sô ca tư vong do COVID-19 cũng tăng thêm 3.501 ca, đánh dâu ngày thư ba liên tiêp quốc gia Nam Á này ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt mốc 3.000 người. Hiên sô ca măc và tư vong do COVID-19 tại Ân Đô đã lên tơi lân lươt là 18,7 triêu ca và 208.313 ca.
Trong bôi cảnh sô ca măc mơi trên toàn câu vân không ngưng gia tăng trong 9 tuân liên tiêp, Tô chưc Y tê thê giơi (WHO) ngày 27/4 cho biêt chỉ riêng Ân Đô đã chiêm tơi 38% tông sô ca măc mơi, tương đương 2.172.063 ca, đươc ghi nhân trong giai đoạn 7 ngày kêt thúc vào ngày 25/4. Sô ca măc gia tăng ở Ấn Độ chủ yêu do sư xuât hiên của biên thê mơi của virus SARS-CoV-2 có tên B.1.617. Biến thể này chứa hai đột biến đáng lo ngại là E484Q và L425R, có tôc đô lây lan nhanh hơn so vơi các biên thê mơi khác tại Ân Đô. WHO cho biêt biên thê này đươc phát hiên trong nhiêu ca măc mơi gân đây tại Ân Đô. Cũng trong tuân qua, Ân Đô cũng ghi nhân sô ca tư vong do COVID-19 tăng 93% so vơi tuân trươc đó. Trong vòng 7 ngày qua, đã có 15.161 ngươi không qua khỏi vì COVID-19.
Hiện hệ thống y tế của Ân Đô rơi vào tình cảnh quá tải khi không còn đủ giường bệnh, oxy y tê và thuốc điều trị COVID-19. Nhiêu nươc và tô chưc quôc tê đã cam kêt sẽ gấp rút hỗ trợ. Ngày 28/4, ngươi phát ngôn LHQ Farhan Haq cho biêt đôi ngũ LHQ tại Ân Đô, do Điêu phôi viên thương trú Renata Lok-Dessallien dân đâu, đang hô trơ chính quyên sơ tại ưng phó vơi dịch COVID-19 thông qua viêc cung câp thiêt bị và vât tư y tê.
Một bệnh nhân COVID-19 chờ được hỗ trợ thở oxy tại một lán trại dựng ven đường ở Ghaziabad, Ấn Độ ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đang tích cưc mua sắm thiết bị và vật tư y tê, bao gồm 7.000 máy tạo oxy, máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và đô bảo hô cá nhân. WHO cũng đang hô trơ thành lập các đơn vị bệnh viện di động và đã triên khai khoảng 2.600 cán bộ thưc địa hỗ trợ giơi chưc y tê Ân Đô. Đôi ngũ của WHO tại Ân Đô cũng đang tiêp tục thúc đây chiên dịch nhân mạnh viêc thưc hiên 3 biên pháp chông dịch gôm đeo khâu trang, rưa tay và đảm bảo khoảng cách.
Cùng ngày, Anh thông báo sẽ viện trợ cho Ấn Độ 3 máy tạo oxy công suât lơn, đươc mênh danh là “các nhà máy tạo oxy”. Môi “nhà máy” có kích thươc băng 1 thùng container, có thê sản xuât 500 lít oxy/phút. Ngoại trương Dominic Raab khăng định Anh luôn sát cánh cùng Ân Đô trong cuôc chiên chông COVID-19. Ông nêu rõ: “Hợp tác quốc tế là yêu tô cần thiết hơn bao giờ hết và gói hô trơ bô sung của Anh sẽ giúp đáp ưng nhu câu hiên tại của Ân Đô, đăc biêt là oxy y tê”. Tông công, Anh đã chuyên 495 máy tạo oxy và 200 máy thơ đên Ân Đô trong tuân này.
Ireland cùng ngày thông báo chuyên hàng quyên góp khân câp gôm 700 máy tạo oxy đã khơi hành đên Ân Đô.
Trong khi đó, Nhà Trắng thông báo trong thời gian tới, Mỹ sẽ gửi các loại trang thiết bị y tế có tổng trị giá hơn 100 triệu USD để hỗ trợ Ấn Độ. Ngoài ra, Mỹ cũng chuyển nguyên liệu sản xuất vaccine AstraZeneca của riêng nước này cho Ấn Độ để quốc gia Nam Á sản xuất hơn 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Dịch bênh phưc tạp tại Ân Đô cũng khiên Bộ Ngoại giao Mỹ khuyên cáo công dân “không nên đến Ấn Độ hoặc nên rời đi ngay nhằm đảm bảo an toàn”. Trên tài khoản mạng xã hôi Twitter, bô trên viêt: “Công dân Mỹ muốn rời Ấn Độ nên tận dụng các phương tiện giao thông thương mại đang hiên tại săn có”, lưu ý “các chuyến bay trực tiếp hàng ngày đến Mỹ và các chuyến bay qua Paris (Pháp) và Frankfurt (Đưc) đều có sẵn”.
Trong tuần qua, khoảng 20 nước đã tạm dưng khai thác các chuyến bay chở khách từ Ấn Độ trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc áp đặt các tiêu chuẩn nhập cảnh khắt khe đối với du khách từ Ấn Độ. Một số quốc gia và vùng lãnh thô không tiêp nhân những du khách đã ở Ấn Độ trong 14 ngày trước đó.
Nhật Bản: Tokyo ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 3 tháng
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 29/4, thủ đô Tokyo của Nhật Bản ghi nhận 1.027 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong 3 tháng qua. Từ đầu tuần này, thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây của Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng tại thủ đô và một số khu vực khác của Nhật Bản trong bối cảnh chỉ còn 3 tháng nữa khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo sau một năm trì hoãn vì dịch bệnh. Số ca mắc mới COVID-19 tại thủ đô Tokyo bắt đầu tăng trở lại từ giữa tháng 3 vừa qua sau thời gian liên tục giảm. Trung bình số ca mắc mới tại Tokyo trong 7 ngày qua đã tăng lên mức 782,1 ca, tăng 14,3% so với giai đoạn 7 ngày trước đó.
Tổng số ca mắc mới trên toàn Nhật Bản ghi nhận ngày 28/4 cũng ở mức cao nhất trong 3 tháng, với 5.793 ca, trong đó các tỉnh Osaka và Fukuoka xác nhận số ca mắc mới cao kỷ lục.
Tokyo và các tỉnh Osaka, Kyoto và Hyogo áp dụng tình trạng khẩn cấp từ ngày 25/4 đến hết ngày 11/5, theo đó các cơ sở thương mại lớn, công viên chủ đề, rạp chiếu phim, quán karaoke và nhà hàng phục vụ đồ uống có cồn đều phải đóng cửa. Chính quyền Tokyo và 3 tỉnh phụ cận kêu gọi người dân tránh đi lại trong đợt nghỉ lễ dài ngày bắt đầu từ ngày 29/4.
Philippines ghi nhận trên 8.000 ca mắc mới
Cảnh sát gác tại một chốt kiểm soát để nhắc nhở người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch COVID-19 ở Quezon, ngoại ô Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 29/4, Bộ Y tế Philippines thông báo quốc gia này ghi nhận thêm 8.276 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên là 1.028.738 ca.
Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 tại Philippines cũng tăng thêm 114 ca trong một ngày qua, lên tổng số 17.145 ca. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 29/4, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết làn sóng dịch bệnh mới nhất tại nước này đã qua thời kỳ đỉnh điểm trong tuần đầu tiên của tháng 4 và gần một nửa số ca mắc được ghi nhận ở vùng đô thị Manila. Dù vậy, Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cảnh báo tỷ lệ ca nhiễm hằng ngày tại Philippines tính trung bình vẫn đang ở ngưỡng nguy hiểm.
Tối 28/4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định gia hạn các biện pháp phong tỏa tại vùng đô thị Manila và 4 tỉnh phụ cận cho đến ngày 14/5 để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nhà lãnh đạo Philippines yêu cầu các quan chức địa phương đảm bảo người dân tuân thủ quy định đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người. Kể từ khi dịch bùng phát hồi tháng 1/2020, Philippines đã xét nghiệm cho 11 triệu người trên tổng số 110 triệu dân.
Campuchia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia ghi nhận thêm 880 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 29/4, ngày thứ hai liên tiếp ở mức cao nhất từ trước đến nay. Lại một lần nữa, thủ đô Phnom Penh đứng đầu về số người lây nhiễm, với 518 ca, tiếp theo là hai tỉnh Preah Sihanouk (187 ca) và Kandal (73 ca).
Hiện tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Campuchia là 12.641 ca.
Cũng trong ngày 29/4, các cơ quan chức năng Campuchia thông báo 3 ca tử vong tại Tbong Khmum và Phnom Penh.
Tới nay, Campuchia đã có gần 2.000 công nhân thuộc 206 nhà máy tại nước này nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi hơn 17.000 người khác phải thực hiện cách ly.
Trong số 206 nhà máy có công nhân nhiễm SARS-CoV-2, có 134 nhà máy ở Phnom Penh, 23 nhà máy ở tỉnh Kandal, 26 nhà máy ở tỉnh Takeo, 16 nhà máy tỉnh Preah Sihanouk, 4 nhà máy tại tỉnh Svay Rieng và tỉnh Kampong Chhnang, Kampong Cham mỗi tỉnh có 1 nhà máy.
Ông Heng Sour cũng cho biết các con số thống kê nêu trên có thể biến động vì cơ quan chức năng huyện Ang Snuol, tỉnh Kandal đang xét nghiệm COVID-19 và truy vết những trường hợp liên quan.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhất là trong thời gian Phnom Penh và Ta Khmau thực hiện phong tỏa, đã có hơn 690 nhà máy may mặc, giày dép và phụ kiện phục vụ du lịch, doanh nghiệp nhỏ tại 7.000 cơ sở thuộc thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmau bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đời sống của hơn 1,2 triệu công nhân.
Để hỗ trợ công nhân phải nghỉ việc do lệnh phong tỏa, Bộ Lao động Campuchia yêu cầu các chủ nhà máy trả 50% lương tháng 4 và một khoản hỗ trợ cho công nhân.
Romania phát hiện ca nhiễm biến thể Ấn Độ
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bucharest, Romania, ngày 21/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Romania ngày 29/4 thông báo đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc Ấn Độ.
Bệnh nhân này, 26 tuổi, đã nhập cảnh Romania khoảng gần 1 tháng trước và hiện chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Theo Bộ Y tế Romania, biến thể này được xác định không phải là biến thể được cho là khiến tỷ lệ lây nhiễm tăng đột biến ở Ấn Độ như hiện nay.
Nhà chức trách Romania đang theo dõi tình hình lây nhiễm của các công nhân xây dựng đến từ Ấn Độ vừa mới nhập cảnh.
Trong 24 giờ qua, Romania ghi nhận thêm 1.850 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên trên 1,05 triệu ca, trong đó có 27.971 người không qua khỏi.
Thủ đô Moskva (Nga) chứng kiến số ca mắc mới tăng đột biến
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện dã chiến ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Nga thông báo trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới ở thủ đô Moskva đã tăng tới 75% lên tới 3.215 ca nhiễm mới. Cuộc sống ở thủ đô Moskva đã trở lại bình thường kể từ tháng 1 vừa qua khi nhà chức trách dỡ bỏ các hạn chế đối với nhân viên văn phòng, cho phép các quán bar và nhà hàng mở cửa xuyên đêm.
Với tổng số gần 4,8 triệu ca mắc, hiện Nga có số ca mắc cao thứ 5 thế giới.
Nhiều nước châu Âu nới lỏng hạn chế
Ireland thông báo sẽ mở lại toàn bộ cửa hàng bán lẻ, các dịch vụ cá nhân trong tháng 5, trong khi các nhà hàng, khách sạn và quán bar cũng sẽ được mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến vào đầu tháng 6. Cụ thể, Ireland sẽ mở cửa các khách sạn vào ngày 2/6, trong khi các nhà hàng được phép phục vụ khách ở khu vực ngoài trời từ ngày 7/6.
Ireland là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp nhất ở châu Âu, song lại mở cửa nền kinh tế chậm hơn nhiều nước cùng châu lục sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới tăng đột biến vào tháng 12/2020.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Cũng trong ngày 29/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết chính phủ sẽ nới lỏng lệnh giới nghiêm ban đêm, theo đó giờ giới nghiêm bắt đầu từ 19h00 như hiện nay sẽ được chuyển sang thành 21h00 từ ngày 19/5 và sau đó là 23h00 từ ngày 9/6. Đến ngày 30/6, lệnh giới nghiêm này sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn.
Bên cạnh đó, từ ngày 19/5, các nhà hàng, quán cà phê và quán bar sẽ được phép mở cửa trở lại ở khu vực ngoài trời. Các viện bảo tàng, rạp chiếu phim và rạp hát cũng sẽ được mở lại cùng ngày này. Từ ngày 9/6, các du khách nước ngoài có giấy chứng nhận y tế sẽ được phép vào lại Pháp.
Vaccine của Pfizer và Moderna giúp giảm nguy cơ nhập viện ở người trên 65 tuổi tại Mỹ
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/ BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết 2 loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA ngừa COVID-19 được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Mỹ, do các công ty Pfizer/BioNTech và Moderna phát triển, giúp giảm nguy cơ phải nhập viện liên quan đến COVID-19 đối với người từ 65 tuổi trở lên.
Theo một nghiên cứu của CDC Mỹ công bố ngày 28/4, đối với người từ 65 tuổi trở lên “đã tiêm chủng đầy đủ” ngừa COVID-19, nguy cơ phải nhập viện liên quan đến bệnh dịch này ít hơn 94% so với người cùng tuổi chưa tiêm vaccine. Người từ 65 tuổi trở lên “đã được tiêm chủng một phần” cũng giảm 64% nguy cơ nhập viện so với những người chưa được tiêm.
CDC Mỹ định nghĩa “tiêm chủng một phần” là 2 tuần kể từ khi tiêm liều vaccine thứ nhất và “tiêm chủng đầy đủ” là 2 tuần sau khi tiêm liều thứ hai.
Đánh giá của CDC Mỹ dựa trên nghiên cứu việc nhập viện của 417 người tại 2 mạng lưới bệnh viện gồm 24 bệnh viện ở 14 bang của Mỹ. Theo cơ quan này, đây là phát hiện đầu tiên trong thực tế tại Mỹ xác nhận các dữ liệu trong thử nghiệm lâm sàng chứng tỏ các vaccine sử dụng công nghệ mRNA giúp ngăn bệnh COVID-19 thể nặng.
Giám đốc CDC, bà Rochelle Walensky cho rằng đây là kết quả đầy hứa hẹn đối với các cộng đồng dân cư và bệnh viện của Mỹ. Theo đó, khi các nỗ lực tiêm phòng tiếp tục được tăng cường, các hệ thống chăm sóc y tế sẽ không bị quá tải, nhờ đó sẽ có thêm nhân viên y tế và giường bệnh để phục vụ
CDC kêu gọi người Mỹ từ 16 tuổi trở lên nhanh chóng đi tiêm phòng COVID-19.
Lý do Covid-19 Ấn Độ khiến thế giới lo ngại
Cuộc khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, có khả năng tác động toàn cầu.
Mới vài tuần trước, giới chức Ấn Độ còn xem cuộc chiến với Covid-19 tại nước họ đã bước vào giai đoạn cuối và sắp được khống chế thành công. Giờ đây, quốc gia đông dân thứ hai thế giới lại trở thành "tâm chấn" mới của đại dịch toàn cầu.
Dịch Covid-19 Ấn Độ lập kỷ lục thế giới vào ngày 25/4 với hơn 345.000 ca nhiễm chỉ trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Các chuyên gia y tế cộng đồng không mấy lạc quan Ấn Độ đủ khả năng khống chế dịch bệnh trong tương lai gần. Đợt bùng phát lây nhiễm lần này không chỉ là thảm kịch đối với người dân Ấn Độ, mà còn là tai họa đối với phần còn lại của thế giới.
Khoảng 92 quốc gia đang phát triển phải phụ thuộc vào nguồn cung vaccine từ Ấn Độ và công ty Serum Institute of India (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu giờ đây chịu sức ép rất lớn vì Ấn Độ cần đảm bảo nhu cầu trong nước.
Thế giới đang báo động trước hiện tượng virus đột biến ở Ấn Độ. Các nhà khoa học đã phát hiện một số biến chủng mang đến hai, ba đột biến lây nhiễm trong đợt này. Theo giới chuyên gia, " sóng thần" biến chủng mới sẽ không dừng ở Ấn Độ, điển hình như B.1.617 đã đổ bộ đến ít nhất 10 nước .
Khu hỏa táng cho bệnh nhân qua đời vì nCov tại New Delhi vào ngày 25/4 quá tải vì khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ. Ảnh: AP .
Tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng đã được chứng tỏ là một công cụ kìm hãm đại dịch hữu hiệu ở một số quốc gia. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra tại Ấn Độ là lời nhắc nhở khắc nghiệt rằng cuộc chiến với nCoV vẫn còn rất dài và đầy thách thức. Với những đợt bùng phát đã và đang diễn ra, số ca tử vong vì Covid-19 trong năm nay có thể vượt cả năm 2020.
Theo Michael Kugelman, phó giám đốc Chương trình châu Á thuộc Trung tâm Wilson tại Washington D.C, Mỹ, cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ đã hội tụ đủ những yếu tố cho "một cơn bão hoàn hảo".
Những biến chủng nguy hiểm của nCoV lẫn một số biến chủng mới hoàn toàn đã cùng lúc xuất hiện, trong khi nước này không đủ năng lực giải trình tự bộ gene để truy dấu biến chủng. Hàng loạt sự kiện vận động chính trị và sự kiện tôn giáo diễn ra, nhưng không đảm bảo giãn cách xã hội hay khuyến cáo khẩu trang. Chất xúc tác nguy hiểm nhất chính là sự chủ quan của chính phủ. New Delhi tuyên bố chiến thắng quá vội vàng và dẫn đến phản ứng chậm chạp trước khủng hoảng.
Hệ quả của công thức tử thần này là bệnh viện quá tải .Oxy y tế thiếu hụt. Nhà xác không còn chỗ đặt thi thể. Lò hỏa táng bị nung chảy vì gần như ngày đêm không tắt lửa.
Bhramar Mukherjee, nhà dịch tễ học tại Đại học Michigan, Mỹ, ước tính Ấn Độ có thể ghi nhận đến 4.500 ca tử vong vì Covid-19/ngày vào tháng 5. Một số chuyên gia còn đưa ra con số dự đoán 5.500 người chết/ngày. "Mọi mũi tên đều hướng về tương lai u ám", Mukherjee nhận định.
Hàng người xếp hàng dài bên ngoài các nhà máy oxy giữa đợt bùng dịch Covid-19 Ấn Độ. Nguồn: Reuters.
Tình hình nghiêm trọng đến mức SII, nhà sản xuất vaccine AstraZeneca và đơn vị đóng góp chủ lực cho sáng kiến COVAX của Liên Hợp Quốc, tuyên bố không thể hoàn thành cam kết quốc tế vì thiếu hụt vaccine trong nước. Từng được xem là hiệu thuốc của thế giới, cường quốc Nam Á giờ đây phải nhập khẩu vaccine.
Dù cuộc khủng hoảng có phần lỗi của chính phủ Ấn Độ, thế giới vẫn có trách nhiệm chung tay giải cứu, xét cả trên phương diện đạo đức lẫn mục tiêu thực dụng. Bùng phát dịch không được kiểm soát dù ở bất kỳ nơi nào cũng là mối đe dọa với mọi quốc gia trên thế giới, kể cả những nơi dư thừa vaccine như Mỹ.
Mối lo ngại lớn nhất chính là những biến chủng mới có thể khắc chế cả miễn dịch nhờ vaccine. Mọi biến chủng của nCoV từ Brazil, Anh đến Nam Phi đều đã được phát hiện ở Ấn Độ. Tâm dịch mới còn xuất hiện thêm biến chủng riêng với khả năng truyền nhiễm cao nhất từ trước đến nay.
"Những biến chủng mới đang trỗi dậy trong một số cộng đồng dân cư đã phát triển miễn dịch tự nhiên nhờ khỏi bệnh. Điều này không xảy ra một cách tình cờ", Chritina Pagel, giám đốc nghiên cứu thực hành lâm sàng tại Đại học London, lưu ý.
Cuộc khủng hoảng còn đe dọa nguồn cung vaccine toàn cầu. Ấn Độ là nhà cung cấp 20% thuốc generic (thuốc thay thế tương đương biệt dược gốc) và 60% vaccine cho thế giới. Nước này có khả năng sản xuất 70 triệu liều vaccine/tháng.
Dù Ấn Độ mở hết công suất cho thị trường nội địa, lượng vaccine cần để kiểm soát dịch vẫn vượt quá năng lực quốc gia. Chính phủ New Delhi đang tổ chức tiêm gần 3 triệu mũi/ngày. Theo ước tính của Mukherjee, Ấn Độ cần tăng tốc tiêm toàn quốc gấp 3 lần hiện nay để đảm bảo an toàn cho 1,4 tỷ dân.
Người thân một bệnh nhân nhiễm nCoV gục ngã tại lễ hỏa táng ở Jammu, Ấn Độ, ngày 25/4. Ảnh: AP.
Can thiệp từ cộng đồng quốc tế được xem là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới lại chú trọng nhiều hơn cho "chuyện nhà", đặc biệt khi lây nhiễm cộng đồng vẫn là mối lo ngại thường trực.
Những tuyên bố về hợp tác toàn cầu cho đến nay phần lớn vẫn chỉ là lời nói. Quyên góp vaccine cho nước khác đang bị xem là điều kiêng kỵ. Phần lớn những nước tích trữ vaccine thực chất vẫn cần nhiều hơn những gì họ đang có. Ngay cả trường hợp "bơi trong vaccine" như Mỹ cũng chưa đủ tự tin về nguồn cung để từ bỏ kho hàng dư thừa.
Yasmeen Serhan ký giả của tờ Atlantic nhận định cuộc khủng hoảng của Ấn Độ chính là vấn đề toàn cầu. Khi thế giới dửng dưng trước bùng phát dịch tại một quốc gia, dù là Ấn Độ hay bất kỳ nơi nào khác, không chỉ riêng tâm dịch đối diện với hệ lụy. Mối đe dọa từ biến chủng mới xuất hiện và sự thiếu bình đẳng trong phân phối vaccine có thể ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách, bao gồm cả những người đã được tiêm chủng.
Ấn Độ thêm trên 295.000 ca mắc, 2.000 ca tử vong do COVID-19 Ngày 21/4, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua của nước này đều ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ, ngày 19/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, Ấn Độ ghi...