Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 25/11
Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 25/11/2024.
Nga phản kích mạnh khiến Ukraine mất hơn 40% lãnh thổ chiếm được tại Kursk: Một nguồn tin quân sự cấp cao của Ukraine thừa nhận, quân đội nước này đã mất hơn 40% lãnh thổ họ kiểm soát được ở tỉnh Kursk của Nga sau khi các lực lượng Nga tiến hành nhiều đợt phản kích. Trước đó Ukraine kiểm soát được những nơi này sau cuộc đột kích hồi tháng 8.
Vệ binh Ukraine nạp đạn pháo. Ảnh: Nytimes.
Cụ thể nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói về việc Nga giành lại đất tại Kursk: “Lúc cao nhất, chúng tôi kiểm soát được khoảng 1.376km2 nhưng này diện tích này đã thu nhỏ lại. Đối phương đang gia tăng các cuộc phản kích. Bây giờ chúng tôi chỉ còn nắm khoảng 800km2. Chúng tôi sẽ cố giữ lãnh thổ còn lại chừng nào điều đó còn phù hợp về mặt quân sự”.
Tên lửa Triều Tiên “tiếp sức” cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine: Theo các quan chức quân sự Ukraine và hồ sơ công khai được CNN phân tích, Nga đã tăng cường sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong các cuộc tấn công vào Ukraine, với khoảng 1/3 số cuộc tấn công trong năm 2024 có sự xuất hiện của loại vũ khí này.
Năm 2024, Nga đã phóng khoảng 60 tên lửa KN-23 của Triều Tiên, chiếm gần 1/3 trong số 194 cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo được Không quân Ukraine theo dõi. Tháng 8 và tháng 9 chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công này. Các quan chức Ukraine cũng công khai xác nhận KN-23 là mối đe dọa đáng kể trong giai đoạn đó.
Video đang HOT
Pháp kêu gọi không đặt “giới hạn đỏ” trong vấn đề viện trợ cho Ukraine: Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine có dấu hiệu gia tăng, ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot ngày 23/11 đã kêu gọi phương Tây “không đặt và nêu ra các giới hạn đỏ” trong nỗ lực viện trợ cho Ukraine và cho biết Pháp không loại trừ “bất kỳ lựa chọn” nào trong vấn đề Ukraine.
Ngoại trưởng Pháp tiếp tục khẳng định cam kết ủng hộ của Pháp dành cho Ukraine miễn là còn cần thiết, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây không đặt hay đưa ra các “giới hạn đỏ” trong vấn đề viện trợ cho Kiev. Theo quan chức Pháp, nếu quân đội Ukraine dần thất thế trên chiến trường, điều đó đồng nghĩa với việc an ninh của châu Âu sẽ ngày càng bị đe dọa.
Lo ngại về xung đột Ukraine lan rộng: Một số quốc gia châu Âu khác bày tỏ quan ngại về việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Hungary Victor Orban cảnh báo, điều này sẽ chỉ làm tăngnguy cơ lan rộng xung đột ở Ukraine.
Trong một tuyên bố Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhấn mạnh: “Cuộc chiến ở phía đông đang bước vào giai đoạn quyết định. Không ai trong chúng ta biết được hồi kết của cuộc xung đột này, chúng ta chỉ biết rằng nó hiện đang diễn ra theo những chiều hướng rất kịch tính. Những sự kiện trong vài ngày qua cho thấy mối đe dọa này thực sự nghiêm trọng và có thật khi nói đến xung đột toàn cầu”.
Nga khẳng định tự sản xuất hầu hết vũ khí: Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga hiện nay tự sản xuất hầu hết vũ khí của mình, mặc dù nước này vẫn duy trì hợp tác với một số quốc gia khác.
Quan chức Medvedev đưa ra tuyên bố về việc Nga tự sản xuất phần lớn vũ khí của bản thân sau khi ông được hỏi liệu Nga có tiếp nhận vũ khí từ các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran hay không.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Al Arabiya, ông Medvedev nói rằng “tuyệt đại đa số vũ khí khí tài, thiết bị hủy diệt đặc biệt, tên lửa, đạn pháo do đất nước chúng tôi tự sản xuất” dù rằng “chúng tôi đang hợp tác với nhiều quốc gia khác”.
Nga xóa nợ cho các tân binh tham chiến chống Ukraine: Ngày 23/11, Tổng thống Nga Putin đã ký đạo luật về xóa nợ cho các công dân đăng ký tham gia chiến đấu tại Ukraine.
Theo luật này, Nga sẽ xóa nợ lên tới 10 triệu rúp (xấp xỉ 96.000 USD) cho những ai ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga để chiến đấu tại Ukraine trong vòng ít nhất một năm, tính từ ngày 1/12 tới đây.
Đây là một cách để quân đội Nga mở rộng nhân lực tham chiến mà không cần mở tiếp một đợt tổng động viên.
Ukraine và Séc thảo luận về hợp tác quốc phòng, chống thông tin sai lệch: Ngày 23/11, Ngoại trưởng Séc Jan Lipavsky đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực ở Kiev.
Tại cuộc họp, hai bên đã thảo luận về việc hỗ trợ quốc phòng, tiến độ thực hiện sáng kiến cung cấp đạn pháo, cũng như hợp tác giữa Ukraine và Cộng hòa Séc trong việc chống lại thông tin sai lệch.
Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
Theo các quan chức quân sự Ukraine và hồ sơ công khai được CNN phân tích, Nga đã tăng cường sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong các cuộc tấn công vào Ukraine, với khoảng 1/3 số cuộc tấn công trong năm 2024 có sự xuất hiện của loại vũ khí này.
Năm 2024, Nga đã phóng khoảng 60 tên lửa KN-23 của Triều Tiên, chiếm gần 1/3 trong số 194 cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo được Không quân Ukraine theo dõi. Tháng 8 và tháng 9 chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công này. Các quan chức Ukraine cũng công khai xác nhận KN-23 là mối đe dọa đáng kể trong giai đoạn đó.
Nghiên cứu trên các mảnh tên lửa được Nga sử dụng để tấn công Ukraine cho thấy, vai trò của Triều Tiên trong việc hỗ trợ Moscow không chỉ giới hạn ở vũ khí, với khoảng 11.000 binh lính Triều Tiên được cho là đã triển khai đến khu vực Kursk của Nga.
Tên lửa Triều Tiên. Ảnh: NPR
Ông Yuriy Ihnat, quyền giám đốc truyền thông của Không quân Ukraine, chia sẻ với hãng tin CNN: "Kể từ mùa xuân, Nga chủ yếu sử dụng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái để tấn công Ukraine. Tên lửa hành trình ít được dử dụng hơn".
Các nhà phân tích quân sự Ukraine đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng rộng rãi các linh kiện có nguồn gốc từ phương Tây trong tên lửa KN-23.
Theo Ủy ban chống tham nhũng độc lập của Ukraine (NAKO), chín công ty thuộc các quốc gia phương Tây, bao gồm các nhà sản xuất từ Mỹ, Hà Lan và Vương quốc Anh, đã sản xuất các linh kiện này.
"Mọi thứ dùng để dẫn đường cho tên lửa và khiến chúng cất cánh đều có nguồn gốc nước ngoài", ông Andriy Kulchytskyi, Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu quân sự tại Viện Nghiên cứu khoa học giám định pháp y Kiev cho biết. Ông cũng lưu ý rằng vỏ kim loại của tên lửa - thành phần thường bị ăn mòn nhanh chóng, dường như là bộ phận duy nhất do Hàn Quốc sản xuất.
Nghiên cứu trên một số mảnh vỡ tên lửa gần đây cũng chứng minh lập luận của ông Kulchytskyi là chính xác. Các quan chức Tình báo Quốc phòng Ukraine ước tính rằng khoảng 70% các bộ phận này là của Mỹ, phần còn lại có nguồn gốc từ Đức, Thụy Sĩ và các quốc gia khác. Một nhóm điều tra có trụ sở tại Anh, Conflict Armament Research (CAR), trước đây đã phát hiện ra rằng 75% các thành phần trong một tên lửa KN-23 đầu tiên được phóng vào các mục tiêu Ukraine đến từ các công ty Mỹ.
Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga Chiến sự Nga-Ukraine leo thang mạnh khi hai bên tăng cường tấn công ồ ạt vào đối phương, sau thông tin Kiev nã tên lửa ATACMS vào tỉnh Bryansk (Nga) hôm 19-11. Tình hình chiến trường cả ở Ukraine và ở Nga leo thang mạnh sau khi Nga tố Ukraine dùng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp để đánh sâu vào đất...