Diễn biến bệnh dại đang phức tạp, song người dân vẫn chủ quan
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông tin, vừa xử lý khống chế giám sát 3 ổ bệnh dại tại huyện Sóc Sơn.
Dù bệnh đang phức tạp song người dân vẫn còn chủ quan.
Ba ổ bệnh dại trên chó liên quan đến 3 xã Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) đã ghi nhận 10 người phơi nhiễm với 3 con chó dại, các trường hợp này đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định, đang được tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Dù bệnh dại đang phức tạp song người dân vẫn còn chủ quan.
CDC Hà Nội nhận định, tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật, Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ bệnh dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn gồm: Minh Trí, Hồng Kỳ, Đức Hòa, Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân.
Qua quan sát của phóng viên dù tình hình bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng thái độ, ý thức của người nuôi chó chưa được cải thiện. Ngoài việc chưa quan tâm đến việc tiêm chủng thường xuyên cho đàn gia súc thì tình trạng thả rông chó mèo, không rọ mõm cho chó mèo vẫn còn phổ biến.
Ngoài ra, người dân khi bị chó cắn vẫn chưa đi tiêm phòng vắc-xin. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm bởi không như các bệnh khác, bệnh dại một khi phát bệnh thì tỷ lệ tử vong là 100%.
Theo các bác sỹ, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Video đang HOT
Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Theo TS.Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, 100% số ca tử vong dại do không đi tiêm vắc-xin phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định.
Cùng đó, có đến 43,8% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn tại thời điểm chó đang bình thường nên không đi tiêm vắc-xin phòng dại.
Từ năm 2023 đến nay, tình hình bệnh dại tại Việt Nam diễn biến phức tạp; từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái (~170%).
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế; nhận thức của người dân còn hạn chế.
Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%; biện pháp duy nhất để cứu người khi bị chó mèo dại cắn là tiêm vắc-xin dại càng sớm càng tốt.
Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo
Bệnh dại có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin phòng dại không gây hại cho người tiêm. Vắc-xin phòng dại được sản xuất từ vi-rút dại đã bất hoạt do đó không có khả năng gây bệnh, không ảnh hưởng đến trí nhớ và các vấn đề thần kinh khác.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân đừng ngần ngại, hay do dự tiêm vắc-xin phòng dại khi bị chó hoặc động vật cắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, người dân nếu có điều kiện có thể tiến hành tiêm vắc-xin dự phòng trước phơi nhiễm dại.
Theo đó, nếu tiêm dự phòng, chỉ cần tiêm 3 mũi, hoàn toàn linh động về mặt thời gian. Khi chẳng may bị chó, mèo cắn, lịch tiêm sẽ đơn giản hơn, chỉ cần tiêm 2 mũi vắc-xin mà không cần phải tiêm huyết thanh kháng dại kể cả khi vết thương nặng, vị trí cắn gần với thần kinh trung ương hoặc nơi tập trung nhiều dây thần kinh.
Trong khi đó, nếu không tiêm phòng dại trước khi bị chó, mèo cắn thì cần phải tiêm 5 mũi với thời gian khắt khe trong một tháng, đặc biệt là trường hợp bị vết thương nặng, vị trí trọng yếu thì cần phải tiêm huyết thanh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và lịch sinh hoạt cũng như là phải chịu đựng đau đớn hơn và nhiều tác dụng phụ hơn.
Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, không phải lúc nào huyết thanh kháng dại và vắc-xin cũng luôn sẵn sàng, có những thời điểm khan hiếm khiến do người dân bị động vật cắn rất hoang mang, lo sợ.
Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa dại trước phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trẻ em thường không để ý đến những vết thương do động vật gây ra trong quá trình đùa với thú cưng bị xây sát và có thể trẻ quên mất việc cần thông báo cho bố mẹ biết (trừ trường hợp nặng).
Hơn nữa, trẻ em có cơ thể thấp nên khi bị chó cắn thường sẽ bị ở đầu, mặt, cổ nhiều hơn là người lớn, đó cũng là nguyên nhân khiến virus dại di chuyển nhanh hơn lên hệ thần kinh trung ương và gây bệnh nhanh.
Ngoài ra, trước lo ngại vắc-xin phòng bệnh dại có tác dụng phụ, ảnh hưởng hệ thần kinh, gây mất trí nhớ, bác sỹ Chính cho biết vắc-xin thế hệ cũ tồn tại vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay vắc-xin phòng dại đã được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người dùng.
Vắc-xin dại thế hệ mới dùng kỹ thuật ly tâm phân đoạn, đảm bảo tạp chất ở mức thấp và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (thấp hơn 10 nanogram mỗi liều).
Một số loại vắc-xin không sử dụng chất bảo quản thimerosal (thủy ngân), do đó vắc-xin dại thế hệ mới cũng giảm tối đa các tác dụng phụ tại chỗ như sưng, đau, sốt… so với vắc-xin thế hệ cũ đã ngừng sử dụng.
6 tháng có 7 ca tử vong do bệnh dại
6 tháng đầu năm 2024, Bình Thuận ghi nhận 7 ca tử vong do bệnh dại, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (không có ca nào).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận, các trường hợp tử vong do bệnh dại/nghi dại hầu như không tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó cắn.
Các ca tử vong trên được thông báo ổ dịch lây truyền từ động vật sang người cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp điều tra, giám sát. Tuyến y tế cơ sở điều tra, giám sát ca bệnh dại, gia đình bệnh nhân và người thân trong gia đình bệnh nhân. Tuyên truyền vận động người nhà bị chó dại cào, cắn đi tiêm ngừa vắc xin phòng dại. Tư vấn điều trị dự phòng bệnh dại với những người tiếp xúc có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm với nước bọt của bệnh nhân.
Tiêm vắc xin phòng dại miễn phí cho chó ở Phan Thiết.
Được biết, ca tử vong thứ 7 (bệnh nhân nữ, 39 tuổi) do bệnh dại xảy ra vào đầu tháng 6/2024 tại xã Huy Khiêm (Tánh Linh). Trước đó vào tháng 4/2024, bệnh nhân bị con chó của nhà hàng xóm chạy đến cắn nhiều vết vào 2 chân, vết thương sâu, chảy máu nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân không tiêm ngừa vắc xin dại và huyết thanh kháng dại, mà đến thầy lang lấy lông chó. Sau khi cắn người, chủ nuôi chó đem chó đi bán, không biết thông tin người mua chó nên không theo dõi được. Ngày 25/5/2024, bệnh nhân đau bụng, mệt mỏi có đi khám bệnh tại phòng khám tư (có dùng thuốc không rõ loại). Sáng ngày 4 - 5/6/2024, bệnh nhân thấy mệt mỏi, khó thở, sợ ánh sáng, sợ gió, khó thở và co giật đưa vào Phòng khám đa khoa Khu vực Bắc Ruộng - Tánh Linh, với chẩn đoán nghi mắc bệnh dại. Bác sĩ chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, sau đó được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Trên đường đi đến Bệnh viện Chợ Rẫy bệnh nhân có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở nên người nhà chuyển thẳng bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hồ Chí Minh cấp cứu lấy mẫu xét nghiệm, nhưng không đạt kết quả và tử vong. Kết quả xét nghiệm là dương tính với vi rút dại.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo; không thả rông chó, rọ mõm và có người chăn dắt. Khi bị chó, mèo cào cắn, người dân đến ngay cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại.
Lại thêm ca tử vong do bệnh dại, tiêm vắc-xin là cần thiết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do bệnh dại. Nạn nhân là bé T.D.M.C. (6 tuổi, trú làng Al Gôn, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Theo thông tin được cung cấp, khoảng 2 tháng trước, 4 người nhà cháu bé bị chó cắn nhưng không...