Diễn biến bất ngờ trong vụ nhân bản tại BVĐK Hoài Đức
Vụ nhân bản xét nghiệm tại BV ĐK Hoài Đức xảy ra không ít những pha “bẻ còi”, gây chấn động trong báo giới cũng như dư luận.
Đầu tiên phải kể đến đó là việc hai người trong số 5 người đồng ký tên tố cáo việc làm sai trái tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, đã đột ngột rút chữ ký tố cáo chỉ sau một ngày gửi đơn. Theo đó, đơn tố cáo lúc đầu có 5 người bao gồm các cá nhân sau: Hoàng Thị Nguyệt, Phan Thị Oanh, Phan Thị Nam Đồng, Khuất Thị Định, Nguyễn Thị Cường. Hai người đã rút đơn tố cáo là Phạm Thị Oanh và Nguyễn Thị Cường.
Lý do được cả hai người đưa ra là do áp lực từ phía gia đình, đối với chị Oanh, việc ký vào đơn tố cáo không được sự ủng hộ của gia đình nhà ngoại cũng như chồng chị. Thậm chí chị còn bị đánh đập và đuổi ra khỏi nhà vì đã ký vào đơn tố cáo. Còn chị Cương thì do gia đình không đồng ý, ngoài ra hai người con của chị đã phải quỳ xuống van xin chị rút đơn.
Tuy đã ký vào đơn và đơn đã được gửi đi, nhưng theo kết luận của cơ quan điều tra, khi nhận được đơn thì không hề có chữ ký của chị Oanh và chị Cường, mà chỉ nhận được chữ ký của các chị: Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông.
Chị Hoàng Thị Nguyệt, nhân vật chính trong vụ tố cáo nhân bản kết quả xét nghiệm tại BV ĐK Hoài Đức
Vụ việc thứ hai, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng là việc 40 bác sĩ, y tá, điều dưỡng và cán bộ nhân viên bệnh viện Đa khoa Hoài Đức gửi đơn tố cáo “ngược”đối với chị Hoàng Thị Nguyệt. Nội dung trong đơn tố cáo cho rằng, trong quá trình công tác chị Nguyệt cũng là người tham gia vào việc xét nghiệm nhân bản, ngoài ra những người này còn tố cáo trong quá trình công tác chị Nguyệt thường làm thêm xét nghiệm ngoài để “ăn tiền” của bệnh nhân.
Ngay sau vụ việc xảy ra, chị Nguyệt đã bật khóc và chia sẻ, sẵn sàng đối đấu với đơn tố cáo mình. Tuy nhiên sau đó 40 người tố cáo đã rút đơn và gửi lời xin lỗi đến chị Nguyệt.
Video đang HOT
Ngay sau khi 40 người tố cáo rút đơn tố “ngược” chị Nguyệt cùng 2 người khác ký trong đơn tố cáo việc xét nghiệm nhân bản là chị Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông đã được Sở Y tế Hà Nội khen thưởng, là việc làm rất kịp thời của Sở Y tế nhằm động viên những người dám đấu tranh chống tại tiêu cực. Tuy nhiên điều làm dư luận dậy sóng đó chính là việc thưởng mỗi người 320.000 đồng trích từ quỹ thi đua khen thưởng của Sở Y tế.
Ngay sau đó, một làn sóng dư luận đã lên tiếng phản đối về chế độ khen thưởng đối với ngưỡi dũng cảm đứng ra tố cáo “chuyện động trời” tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Tuy nhiên, ngay tại buổi lễ trao thưởng Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: “không đặt vấn đề tiền bạc”, mà nên nhìn vào sự dũng cảm của những người tố cáo kết quả nhân bản.
Sau khi nhận được khen thưởng của Sở Y tế, 3 cá nhân tố cáo sự việc trên đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và được nhận thêm nhiều phần quà từ những người cảm phục sự dũng cảm của các chị.
Sự việc tặng thưởng giá trị 320.000 đồng cho mỗi cá nhân trong vụ tố cáo xét nghiệm nhân bản chưa lắng xuống thì ngày 20/8, kết luận của cơ quan điều tra về việc công khai danh tính của 10 bị can liên quan đến việc nhân bản và ký khống giấy xét nghiệm lại khiến dư luận nóng lên. Bởi trong 10 bị can đó có chị Phan Thị Oanh, người được cho là có công rất lớn trong việc thu thập chứng cứ tài liệu nhằm đưa vụ việc ra ánh sáng. Đồng thời chị cũng là người đầu tiến ký vào đơn tố cáo (tuy nhiên sau đó đã rút đơn).
Sau sự việc được công bố, đã có rất nhiều bài báo, có rất nhiều ý kiến của luật sư về việc nên xem xét giữa công và tội cho chị Phan Thị Oanh để có hình thức giảm nhẹ hoặc miễn truy tố. Đồng thời, chị Oanh cùng 3 người tố cáo trước đó là chị Hoàng Thị Nguyệt, chị Phan Thị Nam Đông, Khuất Thị Định đã đồng loạt viết đơn kêu cứu gửi lên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhằm xem xét lại trường hợp của Kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh.
Nhưng thực tế, lá đơn của các chị hiện tại vẫn chưa hề đến được tay Bí thư Thành ủy Hà Nội. Chị Hoàng Thị Nguyệt cho biết, thông tin chị Oanh và 3 chị viết đơn kêu cứu tới Bí thư Thành ủy Hà Nội là chính xác nhưng thực tế hiện tại đơn của chị vẫn chưa hề được gửi đi. Theo chị Nguyệt, đơn cũng cần phải xem lại cho thật kỹ trước khi gửi cho bác Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, vì đây là cả một quá trình dài và có nhiều tình tiết rắc rối, phức tạp.
Chị Phạm Thị Oanh, người viết đơn kêu cứu tới Bí thư Thành ủy Hà Nội
Liên quan đến việc chị Phạm Thị Oanh viết đơn kêu cứu tới Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thiếu tướng Trần Thùy, PGĐ Công an thành phố Hà Nội cho biết, đối với trường hợp Phan Thị Oanh, bị can này là một trong những đối tượng đầu vụ.
“Với tư cách là kỹ thuật viên trưởng, bị can Oanh đã ký nháy vào nhiều phiếu xét nghiệm, sau đó các phiếu này mới được trình lên lãnh đạo bệnh viện ký. Còn về thông tin nói bị can Oanh trước đây có đơn tố cáo lãnh đạo bệnh viện đa khoa Hoài Đức, nhưng sau đó đã rút đơn thì chúng tôi không nắm được vì chúng tôi không hề nhận được đơn tố cáo của bị can Oanh”, tướng Thùy nói.
Cùng quan điểm trên, thượng tá Phan Cao Thu – Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) – Công an Hà Nội, khi trao đổi với báo chí cho rằng: “Kêu oan là việc của chị Oanh, còn chúng tôi làm việc phải dựa trên căn cứ pháp luật. Từ trước tới nay chúng tôi chưa nhận được bất cứ đơn của ai ngoài đơn của 3 chị Hoàng Thị Nguyệt; Khuất Thị Định; Phan Thị Nam Đông. Nếu bị can Oanh có đơn kêu oan gửi lên chúng tôi, chúng tôi sẽ xem xét. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy đủ căn cứ khởi tố nên mới ra quyết định khởi tố các bị can”.
Qua đó có thể thấy được rằng, dù thời gian mới chỉ có nửa tháng, nhưng hàng loạt vụ “bẻ còi” liên tục xảy ra đối với các nhân vật cũng như xuất hiện nhiều tình tiết mới của vụ việc, mà hiện cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Kiên thức
Nhân bản XN: Bị can cầu cứu, CA nói gì?
Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an Hà Nội cho rằng: "Kêu oan là việc của chị Oanh, còn chúng tôi làm việc phải dựa trên căn cứ pháp luật...".
Ngày 22/8, trao đổi với NTNN về việc bị can Phan Thị Oanh - nguyên Kỹ thuật viên trưởng (Khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức), gửi đơn kêu cứu lên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, sau khi bị Cơ quan CSĐT khởi tố ngày 19/8 về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ", Thiếu tướng Trần Thùy - Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội cho biết:
"Đối với việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Cơ quan CSĐT đã có đủ căn cứ xác định các bị can phạm tội trên cơ sở pháp luật. Còn riêng về trường hợp Phan Thị Oanh, chúng tôi cho rằng bị can này là một trong những đối tượng đầu vụ.
Chị Phan Thị Oanh gửi đơn kêu cứu lên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (Ảnh: Khampha.vn)
Với tư cách là kỹ thuật viên trưởng, bị can Oanh đã ký nháy vào nhiều phiếu xét nghiệm, sau đó các phiếu này mới được trình lên lãnh đạo BV ký. Còn về thông tin nói bị can Oanh trước đây có đơn tố cáo lãnh đạo BV đa khoa Hoài Đức, nhưng sau đó đã rút đơn thì chúng tôi không nắm được vì chúng tôi không hề nhận được đơn tố cáo của bị can Oanh".
Hai lá đơn kêu cứu gửi Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (Ảnh: Khampha.vn)
Tương tự, thượng tá Phan Cao Thu - Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an Hà Nội cho rằng:
"Kêu oan là việc của chị Oanh, còn chúng tôi làm việc phải dựa trên căn cứ pháp luật. Từ trước tới nay chúng tôi chưa nhận được bất cứ đơn của ai ngoài đơn của 3 chị Hoàng Thị Nguyệt; Khuất Thị Định; Phan Thị Nam Đông. Nếu bị can Oanh có đơn kêu oan gửi lên chúng tôi, chúng tôi sẽ xem xét. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy đủ căn cứ khởi tố nên mới ra quyết định khởi tố các bị can".
Theo Thắng Quang (Dân Việt)
Đồng nghiệp khóc khi cùng chị Nguyệt nhận giấy khen Sáng 16/8, người tố cáo tiêu cực tại bệnh viên đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) được tuyên dương vì sự dũng cảm. T rao đổi với PV, ông Nguyễn Khắc Hiền, GĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc 3 người tố cáo tiêu cực tại BV Đa khoa Hoài Đức được trao thưởng là xứng đáng. Sáng nay chị Hoàng...