Điện ảnh Việt Nam qua 7 thập kỷ: Vì sao khán giả định kiến với phim nội?
Cuốn sách “ 101 bộ phim Việt Nam hay nhất” của tác giả Lê Hồng Lâm giúp phần nào giảm bớt định kiến của khán giả dành cho phim Việt Nam
Một bộ phim Việt hay, hơn một phim hay của nước ngoài
“101 bộ phim Việt Nam hay nhất” là cuốn sách được thực hiện trong suốt gần 3 năm của nhà báo Lê Hồng Lâm – một cây viết sắc sảo trong lĩnh vực điện ảnh. Cuốn sách tập hợp 101 bộ phim điện ảnh (cả phim truyện và phim tài liệu) được sản xuất từ năm 1953 đến năm 2018. Theo nhà báo Lê Hồng Lâm, tạm tính mốc thời gian từ bộ phim “Kiếp hoa” (1953) cho đến “Song lang” (2018), điện ảnh Việt Nam đã sản xuất được khoảng trên 1.000 bộ phim.
Mới đây, trong buổi ra mắt cuốn sách tại Hà Nội, tác giả Lê Hồng Lâm chia sẻ đây hoàn toàn là cuốn sách mang dấu ấn chủ quan của người viết chứ không đại diện cho một đơn vị, tổ chức nào và đánh giá các tác phẩm điện ảnh với sự công tâm nhất.
Hình ảnh bìa cuốn sách “101 bộ phim Việt Nam hay nhất”
“Mỗi bộ phim hay mỗi lần xem đều giúp tôi khám phá được một điều gì đấy. Lúc đầu tôi chỉ dự định chọn 10-20 phim, nhưng để thực hiện thành một cuốn sách bài bản buộc tôi phải chọn nhiều hơn. Và rõ ràng, sự lựa chọn cũng khó hơn khi có nhiều tranh cãi, có sự nâng lên đặt xuống. Điều tôi tâm đắc nhất khi làm cuốn sách này là tôi có cơ hội tìm được những bức ảnh kỷ niệm về phim tìm được từ album tại gia đình các đạo diễn, những tấm áp phích của những năm 60-70 chưa bao giờ được công bố trước công chúng”, tác giả Lê Hồng Lâm nói về quá trình ấp ủ và thực hiện cuốn sách.
Rõ ràng, để khảo sát nền điện ảnh Việt trong suốt 7 thập kỷ, đòi hỏi tác giả phải có sự hiểu biết một cách toàn diện nhất, bao gồm cả những bộ phim hay và những bộ phim dở. Tác giả cuốn sách cho biết, mỗi khi phải xem một bộ phim dở, cảm giác ức chế luôn đeo bám anh.
“Tôi rất tâm đắc với câu nói của nhà văn Tô Hoài là: “Cần phải đọc một cuốn sách dở để biết một cuốn sách hay”, với điện ảnh cũng vậy. Có nhiều bộ phim quá dở đến mức khi bước ra khỏi rạp chiếu phim, tôi luôn cảm thấy… ức chế. Cho nên sau đó, khi về nhà tôi thường tìm một bộ phim thật hay, là tác phẩm kinh điển của thế giới để cứu lại cảm xúc khó chịu, nếu không cảm xúc đó cứ đeo bám tôi rất nhiều ngày.
Tôi từng nói xem một bộ phim Việt Nam hay khiến tôi cảm động hơn nhiều xem một bộ phim nước ngoài hay. Bởi ở đó, tôi thấy được rất nhiều thứ như đất nước, tâm hồn, văn hoá và con người Việt Nam… đó là những điều trong cuộc sống bình thường tôi chưa nhìn thấy được mà chỉ thấy được qua sự kỳ diệu của ngôn ngữ điện ảnh. Đó là lý do tôi luôn “đeo bám” vào những bộ phim hay như thế để giữ tình yêu nghề, cân bằng giữa sự yêu và ghét với điện ảnh Việt Nam”, Lê Hồng Lâm tâm sự.
Tác giả Lê Hồng Lâm.
Chính vì ngày càng có nhiều bộ phim dở, khiến người ta bắt đầu có định kiến về điện ảnh Việt. Tác giả cho rằng định kiến của khán giả dành cho phim Việt Nam hầu như bắt đầu từ khoảng 20 năm trở lại đây khi dòng phim “mì ăn liền” bắt đầu đi vào thoái trào, dễ dãi và khuôn mẫu… hay những phim của nhà nước người ta vẫn gọi là phim “cúng cụ” dần có những sáo mòn, gây hiệu ứng tiêu cực cho khán giả. Do đó, anh mong rằng với một người mới bắt đầu tìm hiểu về điện ảnh, hoặc mới vào nghề, cuốn sách sẽ là một tham chiếu để từ đó có định hướng nhất định và sẽ phần nào giảm bớt những định kiến về điện ảnh Việt Nam.
Video đang HOT
Giải thích về cái tên “101 bộ phim Việt Nam hay nhất”, Lê Hồng Lâm hy vọng cuốn sách cũng sẽ được cập nhật một cách nhanh nhất theo dòng chảy của điện ảnh Việt Nam: “Thứ nhất, tôi nghĩ, với nghệ thuật, mỗi người sẽ có đánh giá khác nhau nên tôi rất mong sẽ nhận được những góp ý tích cực để hoàn thiện cuốn sách hơn. 101 cũng là con số có dụng ý khi nó là một con số “mở”. Tôi hy vọng biết đâu khoảng vài năm nữa, cuốn sách sẽ được tái bản và sẽ có sự thay đổi: lược bớt hoặc bổ sung thêm nhiều tác phẩm hay hơn”, tác giả chia sẻ.
Đánh giá về cuốn sách, đạo diễn Đặng Nhật Minh thừa nhận: “Gắn bó với điện ảnh đã lâu, nhưng chưa bao giờ tôi thấy một nhà phê bình phim lại làm một dự án như vậy. Thông thường, họ chỉ tập hợp những bài đã đăng báo hoặc các công trình nghiên cứu thành một cuốn sách. Nhất là cho đến nay, điện ảnh Việt Nam vẫn chưa xuất hiện trên bản đồ thế giới. Cuốn sách của anh Lê Hồng Lâm như một lời khẳng định chỗ đứng của điện ảnh Việt trong bối cảnh hiện nay bằng việc chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt.
Cuốn sách cũng sẽ gợi mở rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu về xã hội, con người Việt Nam qua điện ảnh, nghệ thuật. Những nhà nghiên cứu lý luận điện ảnh cũng từ đó rút ra được khuynh hướng sáng tác. Việc tái bản và thêm những tác phẩm mới là điều quan trọng trong việc cập nhật tình hình điện ảnh Việt Nam một cách thời sự nhất”.
Điện ảnh Việt đang quá sa đà vào phim thị trường
Nhìn lại hành trình của điiện ảnh Việt, tác giả Lê Hồng Lâm cho biết tinh hoa điện ảnh Việt Nam ghi dấu ấn ngay từ những ngày đầu đến những thập niên 80-90, hay trong thời kỳ hậu chiến có rất nhiều bộ phim nhận được nhiều cảm tình của khán giả.
“Ở những tác phẩm đó, tôi thấy được những thân phận, những cuộc đời và những đặc sắc về văn hoá Việt Nam. Hầu hết những bộ phim đó đều tạo được dấu ấn và được khán giả Việt Nam yêu thích. Chẳng hạn bộ phim như “Biệt động Sài Gòn” từng thu hút đến 10 triệu lượt xem thì không thể nói từ trước đến giờ khán giả định kiến với phim Việt Nam được.
Những bộ phim ấy in dấu ấn trong ký ức của tôi, khi ở làng quê còn những buổi phim chiếu bóng lưu động. Lúc đó, tôi mới chỉ 7-8 tuổi thôi nhưng vẫn luôn ấn tượng trong từng thước phim, tôi chờ đến lượt thôn mình, xã mình được xem giống như khán giả ngày nay chờ đợi “ Game of throne” vậy. Dù thời lượng phim có 90 phút nhưng quá trình chiếu phải kéo dài 3 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi vẫn cùng nhau chờ trong bóng tôi, khi tiếng máy rè rè bắt đầu kêu và những luồng ánh sáng chiếu lên màn hình như một thế giới kỳ diệu mở ra trong tâm hồn của một đứa trẻ làng quê nghèo như chúng tôi”, tác giả kể.
Bộ phim “Mùi đu đủ xanh” của đạo diễn mHùng được tác giả Lê Hồng Lâm chọn vào top 10 p
Quan sát thực trạng nền điện ảnh Việt Nam đương đại, tác giả Lê Hồng Lâm đánh giá: “Nhìn ở khía cạnh thị trường, điện ảnh Việt Nam đang bắt đầu khởi sắc khi khán giả đang dần quay trở lại rạp chiếu phim. Chúng ta có nhiều bộ phim lập kỷ lục doanh thu. So với điện ảnh châu Á, điện ảnh Việt Nam vẫn đang thiên về giải trí để phục vụ khán giả, nhưng bên cạnh những bộ phim thua lỗ, vẫn có nhiều bộ phim thu hút khán giả.
Trong năm 2018 có một vài tín hiệu mới của những đạo diễn dám vượt qua dòng chảy của phim giải trí đó để tìm lại tiếng nói riêng cho mình như: “Nhắm mắt thấy mùa hè”, “Song lang”. Do đó, không có lý do gì nói điện ảnh Việt Nam đang chuẩn bị rơi vào thời kỳ đứt đoạn mà là đang chuẩn bị cho một cuộc phục hồi và biết đâu là cuộc đột phá mới trong tương lai?”./.
Lê Hồng Lâm sinh năm 1977, anh tốt nghiệp khoa Báo chí, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Hiện, anh là cây bút phê bình phim tự do. Anh là tác giả của 5 cuốn sách phê bình điện ảnh như: Xem chữ, đọc hình (2005), Chơi cùng cấu trúc (2009), Cánh chim trong gió (2016), Sự lưỡng nan của tình thế làm người (2018), 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (2018).
Một số phim được chọn trong cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất: Chung một dòng sông, Cánh đồng hoang, Mẹ vắng nhà, Đời cát, Người đàn bà mộng du, Vị đắng tình yêu, Những cô gái chân dài, Scandal: Bí mật thảm đỏ, Thần tượng, Âm mưu giày gót nhọn…
Theo vov.vn
Victor Vũ, Thái Hòa ủng hộ sách về 101 phim Việt Nam hay nhất
Các đạo diễn, diễn viên nổi tiếng như Thế Anh, Victor Vũ, Thái Hòa, Hồng Ánh... dự buổi trò chuyện về cuốn sách "101 bộ phim Việt Nam hay nhất" của nhà báo Lê Hồng Lâm.
Nhà báo - nhà phê bình Lê Hồng Lâm (trái) là một cây bút nổi tiếng và có sức ảnh hưởng về điện ảnh. Hôm 29/9, anh tổ chức buổi giao lưu về điện ảnh tại TP.HCM nhằm giới thiệu dự án sách tâm huyết 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, sắp ra mắt trong tháng 10. Đây là ấn phẩm điện ảnh đầu tiên của Việt Nam tuyển chọn những bộ phim hay nhất trong 70 năm qua, từ thập niên 1950 đến năm 2018, trong đó có nhiều tư liệu quý về hình ảnh, những áp phích vẽ tay chưa từng xuất hiện trong bất cứ cuốn sách điện ảnh nào trước đây.
Để hoàn thành cuốn sách, tác giả phải chọn 101 phim Việt giữa kho tư liệu hơn 1.000 bộ phim. "Tôi là người xem và đam mê điện ảnh trong vòng 30 năm qua, trong đó có 20 năm là người viết và theo dõi điện ảnh", nhà báo Lê Hồng Lâm cho biết. Với tỷ lệ 10 chọn 1, anh lọc theo tiêu chí: các bộ phim đã khẳng định được giá trị qua các giải thưởng của Việt Nam và quốc tế, hoặc được khán giả đón nhận và yêu thích. Tiêu chí đặc biệt nhất là cảm xúc của chính anh khi xem phim. Bộ phim lâu năm nhất được anh lựa chọn là Kiếp hoa (1953) còn phim mới nhất là Song Lang (2018).
Tham gia sự kiện có rất nhiều nhân vật nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam qua nhiều thế hệ như diễn viên Thế Anh, Hồng Ánh, Thái Hòa, Kiều Trinh, Đinh Ngọc Diệp, Thanh Tú; đạo diễn Victor Vũ, Phan Gia Nhật Linh, Huỳnh Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thắm... Trong đó, diễn viên gạo cội Thế Anh là người đã đóng 100 bộ phim "cả hàng thật lẫn hàng giả", theo lời ông tự nhận.
Sự kiện được tổ chức tại rạp chiếu phim để có thể trình chiếu các trích đoạn trong những bộ phim hiện đại mà tác giả Lê Hồng Lâm chọn đưa vào cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất. Đó là những phim như Tháng năm rực rỡ, Em là bà nội của anh... Hồng Ánh là một trong những diễn viên có nhiều phim được chọn vào cuốn sách này.
Hồng Ánh xúc động khi xem lại trích đoạn phim của mình. Nữ diễn viên chia sẻ là người Nam Bộ nhưng cô luôn được các đạo diễn miền Bắc chọn lựa cho những vai nữ chính trong các phim hậu chiến nổi bật nhất như Đời cát, Thung lũng hoang vắng. Lý do là cô rất giỏi chịu khó, chịu khổ khi đi đóng phim ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hóa thân vào những nhân vật có số phận bi kịch. "Thời đó, vừa xong một phim, mệt đến mấy mà có đạo diễn gọi tiếp là tôi lại lên đường đi thôi", Hồng Ánh nhớ lại.
Phan Gia Nhật Linh, đạo diễn của 2 phim Việt thành công về doanh thu là Em là bà nội của anh và Cô gái đến từ hôm qua, kể lại chuyện hậu trường làm phim với những khó khăn không thể tưởng tượng. Anh cho biết nếu khán giả nghĩ cái khó là làm sao để diễn viên hóa thân vào nhân vật thì trên trường quay, cái khó đến từ những chuyện rất oái oăm. Chẳng hạn, Miu Lê bị dị ứng đồ ngọt những phải đóng cảnh uống rượu vang trong Em là bà nội của anh (thay bằng nước nho), dẫn đến việc cô phải vào nhà vệ sinh ói liên tục trong buổi quay.
Buổi giao lưu là cơ hội để khán giả được lắng nghe những chia sẻ về câu chuyện làm phim của các đạo diễn mà họ mến mộ. Victor Vũ, đạo diễn được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn đối với phim Việt trong nhiều năm qua, tiết lộ về dự án phim sắp ra rạp, Người bất tử (12/10). Trước câu hỏi của nhà báo Lê Hồng Lâm, " Người bất tử có phải là phim Việt Nam có kinh phí lớn nhất từ trước đến nay?", Victor Vũ trả lời: "Điều này tôi không nắm rõ".
Diễn viên Kiều Trinh ( Mùa len trâu; Bi, đừng sợ) kể về mối duyên với điện ảnh của chị. Tất cả đến từ một buổi thử vai bất ngờ và ngoài ý định, chị được chọn đóng vai nữ chính trong Mùa len trâu. Nữ diễn viên chuyên trị những vai thuộc dạng độc, dường như không ai khác có thể đảm nhận.
Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh ( Lô tô) lý giải việc các đạo diễn sau khi đã làm phim thì thường ít khen chê phim của người khác. Đó là vì họ đều thấu hiểu những khó khăn trong nghề mà ít người ngoài nghề nào có thể hiểu biết tường tận. Chính vì vậy, điện ảnh Việt rất cần những nhà phê bình giàu kiến thức và có tiếng nói công tâm.
Sự ra đời của cuốn sách được đông đảo bạn đọc ủng hộ. Nhà báo Lê Hồng Lâm cũng được đánh giá là cây bút hiếm hoi đủ khả năng thực hiện một "biên niên sử" như vậy về điện ảnh Việt Nam, vì anh đã xem hết hầu như toàn bộ các phim Việt Nam có giá trị, có hiểu biết kỹ càng về các thời kỳ của điện ảnh Việt Nam, có tiếp xúc với giới làm phim để hiểu cái nhìn người trong cuộc, cũng như có tầm quan sát sâu rộng để đánh giá phim.
Vợ chồng đạo diễn Victor Vũ và diễn viên Đinh Ngọc Diệp có mặt từ sớm để ủng hộ cuộc giao lưu, giới thiệu dự án sách. Đinh Ngọc Diệp đang mang thai tháng thứ 9 và sắp sinh con đầu lòng cho đạo diễn của Người bất tử, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Quả tim máu...
Thái Hòa, diễn viên nổi tiếng của Chàng vợ của em, Để Mai tính, Tèo em, Long Ruồi... khá thân thiết với tác giả Lê Hồng Lâm. Anh cũng là khách mời giao lưu tại sự kiện nhưng phải ra về sớm để đón con trai.
Theo Zing.vn
Tôn vinh tinh hoa của điện ảnh Việt Nam 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (ảnh) là cuốn sách mới nhất vừa ra mắt của nhà báo chuyên viết về điện ảnh Lê Hồng Lâm, tập hợp 101 bộ phim được sản xuất từ năm 1953 đến 2018. Mùi đu đủ xanh - phim của đạo diễn Trần Anh Hùng - được giới thiệu trong sách - ẢNH: TƯ LIỆU Độc...