Điểm yếu của hệ thống phòng không ‘Vòm sắt’ Israel
Mặc dù rất hiệu quả trong việc đánh chặn và tiêu diệt tên lửa và rocket tấn công, nhưng hệ thống phòng không “Vòm sắt” của Israel vẫn tồn tại điểm hạn chế nguy hiểm.
Một hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt khai hỏa đánh chặn mục tiêu trong cuộc tập trận vào đầu năm 2021. Ảnh: Thời báo Israel
Theo Maya Carlin, nhà phân tích tại Trung tâm Chính sách An ninh ở Israel, đầu tháng này, hệ thống phòng thủ Vòm sắt ( Iron Dome) của Israel đã đánh chặn một tên lửa ở thành phố ven biển Ashkelon. Israel cho rằng quả tên lửa được phóng bởi các chiến binh Palestine và là quả đầu tiên nhằm vào nhà nước Do Thái từ Dải Gaza kể từ tháng 4/2022.
Bà Carlin cho rằng Iron Dome đã là một thành tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ trên không của Israel trong hơn một thập kỷ qua. Với tỷ lệ thành công là 90%, khả năng của Iron Dome trong việc đánh chặn các loại tên lửa hay rocket tầm ngắn phóng từ Dải Gaza do phòng trào Hamas kiểm soát đã trở thành một công cụ đắc lực cho Lực lượng Phòng vệ Israel. Tính hiệu quả của chúng đã được phổ biến trên thế giới và vào tháng 3 năm nay, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt 1 tỷ USD tài trợ cho các tên lửa đánh chặn của Iron Dome.
Video đang HOT
Nhu cầu của Israel về một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến xuất hiện vào năm 2006, khi nhóm Hezbollah có trụ sở tại Liban, phóng hàng nghìn quả rocket vào quốc gia Do Thái này. Hàng chục người Israel thiệt mạng và các cuộc sơ tán hàng loạt diễn ra sau đó, buộc Chính phủ Israel phải ưu tiên phát triển một hệ thống có thể bảo vệ hiệu quả không phận của mình. Iron Dome được triển khai vào năm 2011, và cũng trong năm đó nó đã đánh chặn một tên lửa phóng từ Gaza lần đầu tiên.
Hệ thống này được thiết kế bởi công ty công nghệ Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries đều của Israek để đánh chặn và tiêu diệt các loại tên lửa, đạn pháo tầm ngắn được phóng trong phạm vi khoảng 150km. Iron Dome được trang bị một radar có thể xác định vị trí các tên lửa đang bay đến, một hệ thống điều khiển và chỉ huy xác định mức độ đe dọa và một thiết bị đánh chặn có thể phá hủy chúng trước khi mục tiêu bị tấn công.
Iron Dome đã phát huy được sự hiệu quả trong những năm qua. Trong cuộc xung đột Hamas-Israel gần đây nhất vào tháng 5/2021, hệ thống phòng thủ này đã ngăn chặn thành công hơn 90% trong số 4.000 quả tên lửa nhắm vào các khu vực dân sự ở Israel. Nếu không có hệ thống phòng không tối tân này, Israel sẽ có thêm nhiều thương vong dân sự, điều này sẽ buộc Lực lượng phòng vệ Israel phải áp dụng các biện pháp trả đũa cứng rắn hơn, cuối cùng dẫn đến thiệt hại lớn hơn từ các bên liên quan.
Mặc dù Iron Dome là trụ cột trong chương trình phòng không của Lực lượng Phòng vệ Israel, nhưng nó cũng có yếu điểm. Mỗi tên lửa đánh chặn có giá từ 20.000 USD đến 100.000 USD, theo Forbes. Vì các chiến binh ở Gaza thường phóng hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn quả đạn trong thời gian kéo dài của cuộc xung đột, điều này dẫn tới chi phí cực lớn với Israel. Ngoài ra, Iron Dome không thể ứng phó hoàn toàn với chiến thuật “bầy đàn” (swarm tactics). Các chiến binh ở Gaza đã bắt đầu phát hiện ra biện pháp áp đảo hệ thống phòng thủ “Vòm sắt” của Israel bằng cách tung ra các cuộc tấn công đồng loạt trong phạm vi ngắn hơn.
Tóm lại, bà Carlin kết luận, tuy Iron Dome không phải là một hệ thống hoàn hảo, nhưng nó là một thành phần quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Israel. Vào tháng 5 năm nay, Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố phóng thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa laser của nước này. Sau khi chính thức được công bố, hệ thống phòng thủ bằng tia laser này sẽ tăng cường khả năng phòng không vốn đã mạnh mẽ của Israel.
Bạo loạn bùng phát tại địa điểm linh thiêng với người Hồi giáo và người Do Thái
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 5/6, nhiều vụ đụng độ đã xảy ra tại khu vực đền Al Aqsa mà Israel gọi là Núi Đền ở Jerusalem.
Đây là địa điểm linh thiêng đối với cả người Hồi giáo và người Do Thái, gần đây trở thành tâm điểm của làn sóng bạo lực khiến nhiều người bị thương.
Đụng độ giữa lực lượng an ninh Israel và người Palestine tại Đền thờ Al Aqsa (còn được gọi là Núi Đền) ở Đông Jerusalem ngày 15/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Khu đền này là địa điểm linh thiêng đối với cả người Hồi giáo và người Do Thái. Theo quy ước lâu nay, người Do Thái chỉ được phép viếng thăm đền vào những thời điểm nhất định và không được cầu nguyện tại đây. Tuy nhiên, nhiều người Do Thái cực đoan, trong đó có các nhà lập pháp, đã nhiều lần vào bên trong đền cầu nguyện, châm ngòi cho các vụ đụng độ với người Hồi giáo Palestine.
Đụng độ xảy ra ngày 5/6 khi những người Do Thái vào đền hành lễ, khiến nhiều người Hồi giáo phản ứng và đụng độ với cảnh sát Israel. Truyền hình Israel phát những cảnh quay nhiều người Hồi giáo ném các đồ vật vào lực lượng cảnh sát đang phong tỏa lối vào đền.
Quần thể đền Al Aqsa/Núi Đền nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập sau đó. Thời gian gần đây khu đền này là tâm điểm của làn sóng bạo lực khiến nhiều người bị thương. Nhân dịp đánh dấu ngày Israel chiếm đóng Đông Jerusalem, nhiều người Do Thái đã tìm cách vào khu đền này để cầu nguyện, dẫn tới các vụ đụng độ với người Arab.
Tháng 4 vừa qua, đụng độ giữa người Palestine và cảnh sát Israel bùng phát tại khu vực này, trong bối cảnh lễ Quá Hải của người Do Thái trùng với tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Căng thẳng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang tương tự cuộc xung đột kéo dài 11 ngày giữa lực lượng Israel và các nhóm vũ trang ở Dải Gaza hồi năm 2011.
Israel tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa diệt chủng Holocaust Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, trong ngày 28/4, tại Israel đã diễn ra nhiều hoạt động nhân Ngày tưởng niệm hơn 6 triệu nạn nhân Do Thái của nạn diệt chủng Holocaust trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một trong những ngày lễ quốc gia quan trọng nhất của Nhà nước Israel. Trong ảnh: Toàn bộ giao thông...